II. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Việt Trung
2.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang
Trên thực tế sản phẩm dở dang của công ty bao gồm cả trị giá của các nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ chưa sử dụng hết không nhập lại kho và sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là
một trong những yếu tố quyết định tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Theo quy định, chi phí sản xuất dở dang cho từng công đoạn sản xuất (cho từng xưởng) trên cơ sở kiểm kê thực tế số lượng từng loại nguyên vật liệu chính và đơn giá thực tế từng loại.
Tính giá trị sản phẩm dở dang tại Công ty cổ phần xi măng Việt Trung được xác định bằng công tác kiểm kê vào ngày 01 hàng tháng. Công việc tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang như sau:
Vào ngày 01 của tháng kế tiếp, đại diện các phòng kinh tế kế hoạch, phòng vật tư tiêu thụ, phòng tài chính kế toán cùng thủ kho, quản đốc phân xưởng tiến hành kiểm kê khối lượng dở dang tháng trước của từng phân xưởng và vật tư vật liệu ngoài bãi trên cơ sở biên bản kiểm kê khối lượng của Xưởng nguyên liệu, Xưởng lò nung, Xưởng nghiền xi đóng bao (khối lượng tồn kho và ở các xi lô) ở kho, ngoài bãi.
Đối với nguyên vật liệu còn ngoài bãi (vật liệu tồn ở dạng nguyên chưa qua gia công chế biến) công ty đánh giá bằng cách đo thể tích của bãi rồi nhân dung trọng (trọng lượng riêng).
Đối với các sản phẩm dở dang trong xi lô (bao gồmg vật liệu đã gia công và bán thành phẩm đó là: phối liệu, Clanke, xi măng rời). Một xi lô đầy chứa 600 tấn, khi xả các sản phẩm dở dang vào trong xi lô tạo ra hình chóp, đáy xi lô có dạng hình phễu đùng để xuất nguyên vật liệu vào sản xuất. Khi xuất, khối lượng nguyên vật liệu trong xi lô sẽ chảy theo dạng hình phễu đó công ty dùng thước đo gọi là con rọi xuống xi lô chứa đo được phần rỗng trong đó. Tại công ty có sẵn bảng quy định 1m ứng với bao nhiêu tấn và trừ đi phần rỗng sẽ tính được khối lượng dở dang còn lại trong xi lô. Tỷ lệ sai sót là rất thấp, 1 tháng là 1%.
Căn cứ vào biên bản kiểm kê khối lượng của từng bộ phận, phòng kinh tế kế hoạch sẽ lập bảng tổng hợp kiểm kê khối lượng dở dang và căn cứ bảng
này kế toán tổng hợp lắp đơn giá của từng loại (đơn giá chưa có thuế đối với các nguyên vật liệu chưa qua chế biến) hoặc giá ước tính đối với sản phẩm dở dang của từng phân xưởng như; nguyên vật liệu đã sơ chế như phối liệu, Clanhke ở xưởng lò nung và xưởng thành phẩm… Sau đó kế toán lập báo cáo kiểm kê giá trị sản phẩm dở dang. Cụ thể trong tháng 01 năm 2007, căn cứ vào biên bản kiểm kê vào bảng tổng hợp kiểm kê do Phòng Kinh tế kế hoạch lập, kế toán lập báo cáo chi phí sản xuất dở dang. Báo cáo chi phí sản xuất dở dang đầu tháng – chi phí dở dang cuối Tháng 12/2006 chuyển sang (kiểm kê 0 giờ ngày 01/02/2007) như sau:
Biểu số 2.8