Phân loại giá thành sản phẩm hoàn thành

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán chi phí sản xuấ và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xi măng Việt Trung (Trang 36 - 38)

I. Đặc điểm chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Việt Trung

1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm hoàn thành

Công cụ để tiến hành phân loại là giá thành dự toán và giá thành thực tế của từng khoản mục chi phí phát sinh trong tháng 01/2007 tại công ty. Dựa vào mức chênh lệch và tỷ lệ % giữa giá thành thực tế và giá thành dự toán của các khoản mục chi phí, chúng ta sẽ tìm ra yếu tố và nguyên nhân cũng như định hướng cần thiết để góp phần hạ giá thành sản phẩm, giúp công ty thu về lợi nhuận cao nhất. Tại công ty, giá trị sản phẩm dở dang đang được xác định theo từng phân xưởng sản xuất chứ không xác định theo từng khoản mục chi phí. Tuy nhiên, căn cứ vào quy trình công nghệ, căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh của từng khoản mục chi phí trong kỳ trước, căn cứ vào đơn giá lương khoán tại

công ty, căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhân công…hàng tháng phòng kế hoạch và phòng tài chính công ty sẽ xây dựng giá thành dự toán cho sản phẩm để phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.3: BẢNG PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM HOÀN THÀNH Đơn vị: Đồng STT Khoản mục chi phí Giá thành kế hoạch Giá thành thực tế Chênh lệch +/- % 1 CPNVLTT 2.100.000.000 2.060.591.305 -39.402.695 - 1,91 2 CPNCTT 530.000.000 527.403.239 -2.596.761 - 0,49 3 CPSXC 1.358.000.000 1.391.498.004 33.498.004 2,47 Tổng cộng 3.988.000.000 3.979.492.548 -9.507.452 - 0,24

Giá thành thực tế giảm so với giá thành kế hoạch là 9.507.452 đồng tương đương với mức hạ giá thành là = ( - 9.507.452 : 3.979.492.548) x 100%

= - 0,24%

Như vậy, so với giá thành định mức, giá thành sản phẩm thực tế trong tháng 01 giảm 0,24%. Mặc dù, tỷ lệ hạ giá thành so với kế hoạch còn tương đối thấp nhưng đây cũng là nột tín hiệu tốt trong quá trình tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm của công ty. Từ đó, công ty có thể có những kế hoạch sản xuất phù hợp hơn góp phần nâng cao hiệu quả hạ giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm thực tế giảm so với kế hoạch là do tác động của các yếu tố sau:

Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Qua bảng trên ta thấy, giá thành thực tế của khoản mục CPNVLTT giảm so với kế hoạch là 39.402.698 đồng, tương ứng với mức hạ giá thành là:

( - 39.402.698 : 2.060.591.305 ) x 100% = - 1,91%

Như vậy, khoản mục chi phí này đã góp phần hạ giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh thực tế giảm mức tương đối cao so với kế hoạch là 1,91% do công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng có

hiệu quả nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, tiến hành thu mua nguyên vật liệu hợp lý, tiết kiệm được các chi phí thu mua, kiểm soát tốt định mức chi phí. Đây là yếu tố tích cực cần phát huy góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường của công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán chi phí sản xuấ và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xi măng Việt Trung (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w