V ới những phân tích về thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động tình nguyệ nở iệt Nam hiện nay cho thấy, vấn đề mấu chốt của hoạt động tình nguy ện tại iệt Nam
3.2.2.2. Tổ chức có hoạt động tình nguyện
Đối với các IO/INGOs có hoạt động tình nguỵên: nên có những chính sách khuyến khích các tổ chức này cũng như tình nguỵên viên quốc tế đến Việt Nam thông qua các tổ chức này.
Đối với các tổ chức chính trị xã hội có hoạt động tình nguỵên: Nên có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức này hoạt động về nguồn lực tài chính, nguồn lực con người (quỹ tình nguỵên quốc gia). Quy định về hợp tác giữa cơ quan tổ chức tình nguyện và “Trung tâm điều phối tình nguyện” ví dụ như các tổ chức tình nguyện có trách nhiệm thông báo về hoạt động của tổ chức cho “Trung tâm điều phối tình nguyện”để được hưởng chính sách ưu đãi hoặc không thông qua được xem như vi phạm pháp luật
Đối với các VNGOs có hoạt động tình nguyện: Nhà nước cần có đánh giá sâu rộng hơn về vai trò của các tổ chức VNGO có hoạt động tình nguyện và rà soát lại khung pháp lý cho hoạt động của các tổ chức VNGO có hoạt động tình nguyện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích hoạt động.
Đối với hình thức hoạt động tình nguỵên phi chính thức: Cần có những quy định và hỗ trợ hoạt động cho các nhóm, câu lạc bộ tình nguyện tự phát không đăng pháp nhân để những người có tấm lòng thiện nguyện đều được tạo điều kiện tối đa, môi trường thuận lợi cho điều đó trở thành hiện thực. Bình đẳng với các tổ chức khác khi tiếp cận và phối kết hợp với “Trung tâm điều phối tình nguyện”
Nên có hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (quốc tế khi hội nhập với các tổ chức tình nguyện quốc tế) về từng hình thức hoạt động tình nguyện (ngắn hạn/trung/dài hạn)
Xây dựng hệ thống, công cụ và phương pháp luận chung để tạo đo lường tác động của hoạt động tình nguyện tới cộng đồng, tới sự phát triển kinh tế xã hội