0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Tác động của hoạt động tình nguyện đối với công tác môi trường

Một phần của tài liệu TÓM TẮT CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN HIỆN CÓ Ở VIỆT NAM (Trang 33 -37 )

B ảng 2 Tương quan nơi cư trú hộ gia đình và hoạt động giúp đỡ về y tế chăm sóc sức khoẻ mà hộ nhận được

2.3. Tác động của hoạt động tình nguyện đối với công tác môi trường

Hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và tình nguyện bảo vệ môi trường nói riêng là hoạt động phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. Kết quả khảo sát ở Huế, Hà Giang, Bến Tre cho thấy 79% trong số 600 hộ gia đình cho biết đã nhận được ít nhất 1 sự giúp đỡ trong công tác bảo vệ môi trường. Số liệu này cho thấy các hoạt động về môi trường tại các cộng đồng dân cư là hoạt động phổ biến và thu hút được sự tham gia của các cá nhân và cộng đồng.

Các hoạt động bảo vệ môi trường cần kể đến vai trò quan trọng của các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức quốc tế và NGOs có hoạt động tình nguyện. Kết quả khảo sát cho thấy, trung bình mỗi hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu nhận được 0,55 lượt trợ giúp từ hoạt động không thuộc tình nguyện (nhà nước) về môi trường thì trung bình mỗi hộ gia đình nhận được 0,48 lượt trợ giúp từ các tổ chức chính trị xã hội; 0,16 lượt từ các NGOs và 0,26 lượt từ cá nhân, cộng đồng.

Biểu 3. Phân loại hoạt động trợ giúp hộ gia đình nhận được

(%) n=590 Xây dựng nhà vệ sinh, nước sạch 19% Tập huấn xử lý rác thải, vệ sinh MT 19% Tập huấn biến đổi khí hậu, ứng phó thiên tai 35% Tập huấn BVMT, trồng cây xanh, chống ô nhiễm MT 27%

Các hoạt động về môi trường mà người dân nhận được sự trợ giúp từ các bên chủ yếu là tập huấn kiến thức về biến đổi khí hậu và ứng phó thiên thai; tập huấn về trồng cây xanh, bảo vệ môitrường, chống ô nhiễm môi trường cũng như tập huấn về xử lý rác thải, vệ sinh môi trường, xây dựng nhà vệ sinh và cung cấp nước sạch (xem biểu 3). Trong đó, 34% hộ gia đình cho biết họ nhận được sự giúp đỡ về môi trường từ các hoạt động không thuộc hoạt động tình nguyện (Nhà nước) và 66% các hộ gia đình nhận được sự giúp đỡ từ các

hoạt động có mặt của hoạt động tình nguyện. Điều này cho thấy, hoạt động tình nguyện đóng góp to lớn và có mặt trong nhiều hoạt động trong công tác môi trường

Kết quả khảo sát ở 3 tỉnh cũng cho thấy tác động của các hoạt động trợ giúp đối với các hộ gia đình thụ hưởng khá tích cực, trong đó, khoảng 33% hộ gia đình cho biết họ đã có thêm nhiều kiến thức liên quan đến biến đổi khí hậu cũng như cách ứng phó thiên tai và ứng dụng những kiến thức này vào cuộc sống nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như bảo vệ môi trường; 26% hộ gia đình cho biết có thêm nhiều kiến thức về bảo vệ môi trường, trồng cây xanh và ứng dụng kiến thức này trong cuộc sống; 19% hộ gia đình cho biết có thêm kiến thức về xử lý rác thải cũng như ứng dụng kiến thức này trong việc xử lý rác thải tại gia đình và cộng đồng; bên cạnh đó có 22% hộ gia đình cho biết được cải thiện điều kiện vệ sinh như xây dựng hố xí hợp vệ sinh và có nước sạch sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

Hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường thu hút được sự tham gia của các cấp, ban ngành, đoàn thể trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động tại đơn vị mình cũng như sự tham gia của các VNGOs/IO/INGOs và các hình thức tình nguyện phi chính thức.Trong đó hoạt động tình nguỵên của là VNGOs/IO/INGOs thường thông qua dự án dài hạn như giảm nghèo kết hợp bảo vệ môi trường Humanitour (xem hộp 2) hoặc các chuyên gia hoạt động nhưcơ quan, tổ chức hoạt động về môi trường.

Đặc biệt, hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường là một trong những hoạt động thu hút được số lượng lớn các tình nguyện viên trẻ tham gia với nhiều mô hình tình nguyện khác nhau (cả hoạt động tình nguyện do Đoàn thanh niên phát động và các câu lạc bộ, đội nhóm không chính thức). Tính đến năm 2011 có hàng chục vạn mô hình, phong trào thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường đã được triển khai trên cả nước. Trong đó, hơn 40 mô hình Đội thanh niên tình nguyện Bảo vệ môi trường, 10 mô hình câu lạc bộ thanh niên Bảo vệ môi trường, 6 mô hình Tổ hợp tác, Làng xã xanh- sạch- đẹp, 22 mô hình trồng rừng…

Trong đó các mô hình thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường được đánh giá là hoạt động hiệu quả và cần được nhân rộng như Mô hình Đội thanh niên tình nguyện chuyên cải tạo vườn tạp cho nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa; Mô hình tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường của tổng đội thanh niên xung phong; Mô hình Đội thanh niên tình nguyện trồng rừng; Mô hình Đội thanh niên tình nguyện xanh ở Huế, Hà Nội; Mô hình Đội thanh niên tình nguyện tập huấn chuyển giao kỹ thuật nông - lâm - ngư nghiệp; Mô hình Đội thanh niên tình nguyện lọc nước.

Hộp 11. Thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường

(1) Mô hình thanh niên tình nguyện tại chỗ tham gia bảo vệ môi trường:

Mô hình bắt đầu thực hiện từ 2005 sau 2 nămđã phối hợp tổ chức được 3952 lớp tập huấn

chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 224187 lượt người, thành lập các câu lạc bộ khuyến lâm,

khuyến nông, khuyến ngư, nhóm thanh niên giúp nhau lập nghiệp, hướng dẫn nhân dân trồng rừng,

khoanh nuôi bảo vệ rừng, cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn cây ăn quả, đào ao nuôi cá, nuôi lợn siêu nạc, chăn nuôi bò sữa, lập các điểm trình diễn khoa học kỹ thuật giúp nhân dân có ý thức trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ. Tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh cho gia súc,

gia cầm, kịp thời phát hiện các ổ bệnh để kịp thời báo cho nhân dân phòng tránh.

Năm 2005 thành lập 2043 đội tình nguyện với 52450 tình nguyện viên sẵn sang tham gia phòng chống thiên tai, lũ lụt, cháy rừng, đến 2007, đã lên tới15.274 đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường với 788.149 tình nguyện viên và tổ chức được 45114 buổi tuyên truyền bảo vệ môi trường; 25282 buổi tuyên truyền về chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường, y tế cộng đồng

(2) Câu lạc bộđạp xe tình nguyện vì môi trường - C4e:

Câu lạc bộ (CLB) Đạp xe vì Môi trường Việt Nam – Cylcling For Environment (C4E) chính thức thành lập ngày 2/12/2007 tại Hà Nội dưới sự bảo trợ của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường

Việt Nam VACNE. Đây là một CLB tình nguyện, phi lợi nhuận, hoạt động chủ yếu vì Môi trường, nâng

cao kiến thức cho cộng đồng về những vấn đề Môi trường, tổ chức, tạo điều kiện tốt nhất cho tình nguyện

viên (TNV) tham gia vào các dự án, khóa tập huấn, và hoạt động vì Môi trường

Tính đến năm 2011, CLB đã thu hút được trên 3000 TNV đăng ký tham gia với quy mô hoạt động không ngừng được mở rộng. Hiện tại C4EVN đã có mặt ở 16 địa phương trên khắp cả nước: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Phú Yên

Các chương trình chủ yếu là (1) Chương trinh đạp xe tình nguyện truyền thông môi trường tại 16

tỉnh thành hiện có CLB C4E đang hoạt động; (2) Vệ sinh địa điểm công cộng; (3) Kí tên vì môi trường; (4) Đạp xe xuyên Việt; (5) Tham gia nhiều hoạt động tình nguyện với các tổ chức khác.

Một số hoạt động thiết thực và hiệu quả trong công tác truyền thông bảo vệ môi trường tới cộng đồng cụ thể: (1) Hoạt động Đạp xe truyền thông bảo vệ môi trường các buổi sáng chủ nhật hàng tuần tại các địa phương có CLB C4E đang hoạt động; (2) Các hoạt động dọn vệ sinh tại khu vực công cộng

nhằm giảm ô nhiễm công cộng, sạch phố phường và truyền thông giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, bỏ rác

vào thùng với sự tham gia của nhiều tình nguyện viên trong nước và quốc tế với nhiều lứa tuổi khác nhau; (3) Chương trình “Đạp xe xuyên Việt vì môi trường”: chương trình phối hợp với Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Bên cạnh hoạt động đạp xe xuyên Việt mà trên những chặng đường xuyên là những buổi tiếp xúc với cộng đồng, tổ chức, ra quân tình nguyện vì môi trường tại các địa phương với sự tham gia của các tình nguyện viên; Hoạt động tạo được sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng tới công tác bảo vệ môi trường, từ đó góp phầnthay đổi thói quen trong hành vi; (4) Chương trình “Ký tên vì Môi trường” được thực hiện từ tháng 3/2008 tạo được sự quan tâm lớn của cộng đồng (gần

20.000 chữ ký) với 5 thông điệp: “Bỏ rác vào thùng”, “Hạn chế sử dụng túi nilon”, “Sử dụng tiết kiệm điện”, “Sử dụng tiết kiệm nước”, “Không hút thuốc lá” . Ngoài ra, chương trình này đã thu được 1.200

chữ ký trong hành trình Đạp xe xuyên Việt vì môi trường. Đây là dự án nâng cao ý thức cộng đồng bảo

vệ môi trường và hướng tới kỷ niệm 1000 nămThăng Long – Hà Nội. Hiện tại chương trình “Ký tên vì

Môi trường” được tổ chức đồng loạt tại các tỉnh/thành phố nơi có các Câu lạc bộ đạp xe vì Môi trường

(C4E) hoạt động. Hoạt động này tiếp tục được phát triển và duy trì lâu dài

Hoạt động của CLB thu hút được sự quan tâm của các đơn vị: Bộ Tài nguyên và Môi trường,

Bộ Văn hóa, Du lịch và Thể thao; Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, SEMLA và nhiều

doanh nghiệp tài trợ cho các hoạt động của Câu lạc bộ trong thời gian qua như Công ty Cổ phần Kỹ

thuật Bàn Tay Việt (VINAHANDS), Công ty Cổ phần Tinh dầu và Hương Liệu Việt Nam, Công ty TNHH Nhà nước một Thành viên Thống Nhất, …

Nguồn: Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường việt nam VACNE, Quỹ môi trường Sida. Mô hình thanh niên tình nguyện: bảo vệ môitrường. Hà Nội, 2007

Nguồn: Ban quản lý C4E. Giới thiệu về CLB Đạp xe vì môi trường - C4E . http://hyac.vicongdong.vn cập nhật 10/04/2011 03:00 PM

Trong số các mô hình tổ hợp tác xã, làng xanh sạch đẹp có thể kể đến như mô hình “Làng thanh niên lập nghiệp” ven đường Hồ Chí Minh; Mô hình thanh niên xung phong xây dựng Đảo thanh niên Bạch Long Vĩ góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; Mô hình trang trại thanh niên tham gia bảo vệ môi trường; Mô hình làng thanh niên tham gia phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; Mô hình mạng lưới tình nguyện bảo vệ môi trường (tính đến tháng 10/2007, ở Huế mạng lưới tình nguyện xanh với sự tham gia 200 tình nguyện viên từ 7 phường, sau đó phát triển rộng khắp ở 9 huyện với 50 đội nhóm); Mô hình bảo vệ làng Chiết Bi.

Hộp 12. Chiến dịch hè thanh niên sinh viên tình nguyện 2011:

Kết quả hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh: Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Lễ mít tinh quốc gia hưởng ứng Ngày môi trường thế giới và Năm quốc

tế về Rừng” với chủ đề: “Rừng: Giá trị cuộc sống từ thiên nhiên” vào ngày 05/6/2011, tại tỉnh Bắc Kạn với các hoạt động trồng mới 1 hecta rừng, tuyên truyền cổ động về ngày môi trường. Ngày 08/6/2011 tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa tổ chức phát động

“Tuần lễ quốc gia về biển đảo Việt Nam”“Năm quốc tế về Đại dương”. Sau buổi lễ phát động đã tổ chức trồng 1,5ha rừng ngập mặn, thu dọn vệ sinh môi trường, rác thải tại bãi biển Nha Trang. Ngày 24/7/2011 tại Tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Chương trình truyền thông thanh niên tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó bão lũ năm 2011, sau buổi lễ đã tổ chức trồng 4ha rừng ngập mặn, trồng tre chắn sóng, dọn dẹp vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố và các huyện thị trong tỉnh.

Tổ chức 470 buổi tuyên truyền, tập huấn phòng chống thiên tai bão lũ cho trên 545.000 người, phát 215.300 tờ rơi tuyên truyền về bảo vệ môi trường, “Bảo vệ dòng sông

quê hương” gắn với các hoạt động “Ngày môi trường thế giới”; “Tuần lễ quốc gia về

biển đảo Việt Nam”. Tổ chức trên 1,8 triệu lượt đoàn viên thanh niên và nhân dân tham gia làm sạch, khơi thông dòng chảy, dọn và phát quang bờ sông cho 560 km, thu gom trên 1000 tấn rác thải, vận động nhân dân không xả rác xuống các dòng sông, bãi biển; xây dựng bến đò, bến nước an toàn; giúp đỡ trên 6.000 hộ gia đình khắc phục thiên tai, dịch bệnh; trồng mới hơn 4,2 triệu cây xanh bảo vệ rừng, làm đẹp đường phố, tiêu biểu như Bắc Kạn, Quảng Ninh, Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai, Thừa Thiên - Huế

Nguồn: Báo cáo kết quả chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2011. Trung ương Đoàn Với những đóng góp của hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường nêu trên cho thấy một sốtác động của hoạt động tình nguyện đối với công tác này như sau:

Người dân nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi có lợi cho môi trường: với các hoạt động tuyên truyền trên diện rộng cả trực tiếp và gián tiếp tại cộng đồng; các hoạt động tập huấn về môi trường cũng như các hoạt động “cầm tay chỉ việc” nhằm duy trì các thói quen có lợi cho môi trường trong thời gian dài giúp cho các cá nhân và cộng đồng nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường, kỹ năng ứng phó thiên tai cũng như hành vi có lợi cho môi trường.

Tình nguyện viên và gia đình của họ chính là người được thụ hưởng kết quả đầu

ra của hoạt động tình nguyện: với các phong trào được phát động rộng rãi của Trung ương đoàn như thanh niên xung phong tham gia bảo vệ môi trường; dự án xây dựng: “ Làng thanh niên lập nghiệp” ven đường Hồ Chí Minh; Mô hình trang trại trẻ… hay Humanitour (xem hộp 2) tình nguyện viên tham gia hoạt động đồng thời là người thụ hưởng kết quả một cách bền vững. Góp phần tạo công ăn việc làm, sinh kế bền vững cho tình nguyện viên và cộng đồng (xem thêm ) tác động giảm nghèo kết hợp bảo vệ môi trường. Thêm vào đó, với một số lượng lớn các tình nguyện viên trẻ tham gia bảo vệ môi trường có tác động tăng cam kết của chính họ trong việc bảo vệ môi trường.

Tạo phong trào xâydựng nếp sống văn minh đô thị: Hoạt động tình nguyện của các câu lạc bộ, đội, nhóm với những việc làm cụ thể, thiết thực tại các đô thị lớn trong thời gian dài làm cho người dân thành phố ý thức được và tự nguyện tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng xây dựng nếp sống văn minh đô thịnhư các phong trào “sống xanh”như "Đạp xe vì môi trường" hay Câu lạc bộ 3R tại Hà Nội hoặc các câu lạc bộ Go Green với chiến dịch "Khu phố xanh"…

Thúc đẩy tinh thần tình nguyện trong công tác bảo vệ môi trường: Những hoạt động khuyến khích cộng đồng tham gia là thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường; xây dựng các mô hình tự quản, các phong trào liên quan tới bảo vệ môi trường; tăng cường công tác giám sát cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường. Cộng đồng tham gia quản lý môi trường là một giải pháp cơ bản trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Với số lượng lớn các mô hình tình nguyện cũng như tình nguỵên viên tham gia bảo vệ môi trường cho thấy hoạt động tình nguỵên đã có tác động thúc đẩy tình thần tình nguyện tới cá nhân và cộng đồng bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu TÓM TẮT CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN HIỆN CÓ Ở VIỆT NAM (Trang 33 -37 )

×