Tác động của hoạt động tình nguyện đối với công tác bình đẳng giớ

Một phần của tài liệu tóm tắt các hình thức hoạt động tình nguyện hiện có ở việt nam (Trang 41 - 45)

B ảng 2 Tương quan nơi cư trú hộ gia đình và hoạt động giúp đỡ về y tế chăm sóc sức khoẻ mà hộ nhận được

2.5.Tác động của hoạt động tình nguyện đối với công tác bình đẳng giớ

Bình đẳng giới là mục tiêu được xác định ngay từ những ngày đầu cách mạng và điều này dần từng bước được hiện thực hóa về mặt thể chế cũng như các can thiệp thực tế. Chiến lược và chương trình quốc gia về bình đẳng giới đã được thông qua và thực hiện. Theo đó các chương trình dự án chính thức được triển khai với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, VNGOs cũng như các tổ chức quốc tế và INGOs.

Tuy nhiên, hoạt động tình nguyện trong công tác bình đẳng giới thường không rõ nét như hoạt động tình nguyện trong xoá đói giảm nghèo, y tế - chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ môi trường hay giáo dục. Các hoạt động này thường là các hoạt động lồng ghép trong các chương trình, chiến lược hay các dự ánnhư khi tình nguỵên viên cơ sở tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống buôn bán người. Tuy nhiên, hoạt động của tình nguyện viên trong lĩnh vực này diễn ra thầm lặng hơn tình nguyện viên của các phong trào thanh niên sinh viên tình nguyện hè hay các phong trào hiến máu tình nguyện…

Kết quả khảo sátở Hà Giang, Bến Tre và Huế cho thấy tỷ lệ 67% hộ gia đình trả lời có nhận được sự trợ giúp liên quan đến bình đẳng giới. Tỷ lệ này thấp hơn sự trợ giúp trong các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, y tế - chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ môi trường hay giáo dục.

Tuy nhiên, so sánh với các lĩnh vực khác thì trong lĩnh vực bình đẳng giới là lĩnh vực duy nhất mà các hộ gia đình nhận sự trợ giúp từ nhà nước thấp nhất (12,9%), ngược lại, sự trợ giúp từ các tổ chức chính trị xã hội, cụ thể là hội phụ nữ với tỷ lệ cao nhất (50%). Nếu thanh niên, sinh viên tình nguyện góp phần xây dựng hình ảnh của Đoàn thanh niên trong qua hoạt động tình nguyện hè, đặc biệt trong phong trào xoá mù, dạy học hè… thì Hội phụ nữ là tổ chức tích cực trong hoạt động liên quan đến bình đẳng giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trung bình mỗi hộ gia đình trong mẫu khảo sát nhận được 0,52 lượt trợ giúp từ phía các tổ chức chính trịn xã hội về hoạt động bình đẳng giới thì con số này từ phía nhà nước chỉ là 0,27 lượt; từ phía NGOs là 0,73 lượt và từ phía cá nhân, cộng đồng là 0,05 lượt.

Các hoạt động trợ giúp chủ yếu là các hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình (xem bảng 4)

Bảng 4: Các hoạt động trợ giúp về bình đẳng giới Số lượng Tỷ lệ

Tập huấn, tuyên truyền về bình đẳng giới 177 43,8

Tập huấn, tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình 108 26,7

Giải quyết mâu thuẫn gia đình 88 21,8

Câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới 19 4,7

Tuyên truyền về sự tiến bộ của phụ nữ 12 3,0

Tổng 404 100%

Hộp 15. Mô hình tình nguyện phòng chống bạo lực gia đình

Mô hình hoạt động tình nguyện trong dự án "Cải thiện chăm sóc y tế đối với nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới" do Sở Y tế Hà Nội tại Trung tâm y tế phường Ngọc Thụy và Long Biên: Trung tâm y tế là đầu mối phối hợp với các ban, ngành để xây dựng và triển khai mạng lưới phòng chống bạo lực gia đình, bao gồm:

Câu lạc bộ tình nguyện vì hạnh phúc gia đình: các thành viên câu lạc bộ là những người tình nguyện tham gia sinh hoạt. Nội dung sinh hoạt đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức xã hội về công tác phòng chống bạo lực giới, đề xuất các giải pháp can thiệp.

Câu lạc bộ vì hạnh phúc gia đình: các thành viên là những phụ nữ bị bạo lực gia đình. Chị em đến câu lạc bộ để cùng chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống, phòng chống bạo lực gia đình, phương pháp nuôi dạy con cái, phát triển kinh tế gia đình.

Câu lạc bộ nam nông dân tham gia phòng chống bạo lực gia đình: thành viên là những người nam giới của hội nông dân tự nguyện tham gia sinh hoạt hàng tháng . Những thành viên của câu lạc bộ nam nông dân tham gia phòng chống bạo lực gia đình thường xuyên gặp gỡ người gây bạo lực nhằm khuyên giải, tuyên truyền luật phòng chống bạo lực gia đình, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế gia đình.

Mạng lưới hỗ trợ tại cộng đồng với mỗi tình nguyện viên phụ trách khoảng 20-30 hộ gia đình trong cộng đồng. Tình nguyện viên lập danh sách các gia đình có "nguy cơ", sau đó phân tích nguyên nhân, can thiệp thông qua gặp gỡ, nói chuyện với các ông chồng, vận động các bà vợ tham gia câu lạc bộ vì hạnh phúc gia đình, giúp họ biết cách hạn chế, phòng ngừa bạo hành. Mỗi tình nguyện viên phụ trách 20 -30 hộ cho nên trong trường hợp có xảy ra bạo lực gia đình, thông tin kịp thời của tình nguyện viên thường giúp các lực lượng kịp thời có mặt hòa giải, tìm hiểu nguyên nhân, hỗ trợ người bị hại. Mô hình này được nhận định là hiệu quả với thực tế số vụ bạo lực gia đình tại cộng đồng giảm hơn 60% khi mô hình này đi vào hoạt động ổn định.

Nguyễn Cương. "Chốt" phòng chống bạo lực gia đình”. http://hanoimoi.com.vn/ cập nhật

02/04/2012, 07:20 (GMT+7)

Các hoạt động tình nguyện trong công tác bình đẳng giới chủ yếu được các cộng tác viên và tình nguyện viên cộng đồng tuyên truyền. Ngoài ra, mô hình câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình được thành lập ở một số thôn, xã hoặc mạng lưới tình nguyện viên phòng chống bạo lực gia đình.

Hộp 16. Mô hình tình nguyện hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

Mô hình tình nguyện trong Dự án “Xây dựng nhóm tình nguyện hỗ trợ nạn nhân BLGĐ” được Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) thực hiện với sự tài trợ của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội (2008): mục đích xây dựng một

nhóm tình nguyện viên nhằm hỗ trợ người bị bạo lực và tiến tới xây dựng mạng lưới tình nguyện viên hỗ trợ người bị bạo lực và đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam.

Với hội thảo “Kêu gọi sự tham gia của các cá nhân, cơ quan đoàn thể vào hoạt động tình nguyện hỗ trợ người bị bạo lực.” thu hút 4 luật sư, 25 nhà hoạt động xã hội đến từ các tổ chức chính

phủ và phi chính phủ Việt Nam và quốc tế, các nhà báo, phóng viên của các báo đài, và đại diện

thành viên các câu lạc bộ Cùng chia sẻ của CSAGA và cùng cam kết tham gia vào hoạt động tình nguyện hỗ trợ người bị bạo lực.

Một nhóm các tình nguyện viên (14 người), gồm các luật sư, nhà báo, các nhà hoạt động xã hội được chính thức thành lập với ban điều hành gồm 5 người trong đó CSAGA đóng vai trò là “cấu

nối” giữa nhóm tình nguyện và những người bị bạo lực cần có sự hỗ trợ. Việc phát hiện người bị bạo

lực được thực hiện qua nhiều kênh như đường dây tư vấn miễn phí dành cho người bị bạo lực của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CSAGA với số điện thoại 37759339, chuyên mục Người xây tổ ấm, chương trình tư vấn trực tiếp

trên VOV sáng thứ 7 hàng tuần, những câu lạc bộ dành cho nạn nhân của bạo lực gia đình mà

CSAGA đang thực hiện, những văn phòng luật sư, bệnh viện và qua sự giới thiệu của các tổ chức

cùng chuyên môn khác.

Sau khi nhận được yêu cầu hỗ trợ từ phía người bị bạo lực, CSAGA sẽ liên hệ với những

tình nguyện viên, cùng nhau bàn bạc và thảo luận tìm ra phương án hỗ trợ cho nạn nhân một cách

hiệu quả nhất. Một trong những vụ việc điển hình là các nhà truyền thông và luật sư vào cuộc để lấy

lại công bằng cho chị Lại Thị Mai ở Hà Nam đã bị chồng và em chồng đánh đến tử vong.

Nguồn: "Báo cáo nhanh Hoạt động dứ án: “Xây dựng nhóm tình nguyện viên hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình” CSAGA http://www.csaga.org.vncập nhật 04/02/2009 03:38:51 PM

Hộp 17. Mô hình tình nguyện trẻ phòng chống bạo lực gia đình

Mạng lưới/ nhóm tình nguyện viên trẻ online do tổ chức Hòa bình và Phát triển Tây Ban Nha cùng với báo iOne thực hiện kêu gọi thanh niên từ 15-25 có tâm huyết và muốn chung tay góp sức cho một thế giới không bạo lực đều có thể tham gia phát triển mạng lưới này. Mục đích mạng lưới tình nguyện viên là để tăng cường nhận thức về giới và thái độ bình đẳng giới trong thanh thiếu niên Việt Nam trên phạm vi toàn quốc. Khi tham gia vào

mạng lưới, tình nguyện viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, các chương trình tập huấn về phòng chống bạo lực giới và thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam.

Nguồn: http://missitgo.ione.net/ http://vicongdong.vn/

Hộp 18. Cộng đồng tham gia phòng chống bạo lực gia đình

Dự án Chăm sóc sức khỏe sinh sản do UNFPA hỗ trợ (2007) đã áp dụng mô hình lồng ghép phòng chống bạo lực gia đình ở huyện Bình Đại, Bến Tre.

Ấp, khu phố có nhóm sinh hoạt phòng chống bạo lực gia đình: Huyện Bình Đại có 6 xã được chọn thí điểm triển khai dự án để nhân rộng toàn huyện mô hình các tổ nông dân tự quản, các câu lạc bộ thuộc các đoàn thể xã, ấp như: Câu lạc bộ nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên và nhóm liên gia phòng chống bạo lực gia đình.

Điển hình Phú Vang là một trong 6 xã của huyện Bình Đại có 10 nhóm liên gia ở các ấp, do Hội Nông dân xã quản lý. Thời gian sinh hoạt do các thành viên nhóm thống nhất vào ngày cố định. Mỗi nhóm có từ 15 đến 20 thành viên và khi sinh hoạt có mời thêm đại diện chính quyền, đoàn thể ấp và hộ nhân dân.

Qua các buổi sinh hoạt nhóm giúp các thành viên nâng cao nhận thức và tránh những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong gia đình, đồng thời cũng hòa giải kịp thời nếu có những vụ việc bạo lực gia đình xảy ra.

Nguồn: Hội phụ nữ Tỉnh Bến Tre http://giadinh.net.vn/

Với những đóng góp của hoạt động tình nguyện trong công tác bình đẳng giới nêu trên cho thấy một số tác động của hoạt động tình nguyện đối với công tác này như sau:

Tăng cường năng lực cho đối tác và xây dựng khung pháp lý về bình đẳng giớiở

Việt Nam: Các chuyên gia tình nguyện viên của UNFPA; UN Women; UNIFEM… làm việc hỗ trợ về kỹ thuật cho các cơ quan, tổ chức Việt Nam về xây dựng khung pháp lý hoặc thực hiện các dự án can thiệp cộng đồng về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống buôn bán người… giúp tăng cường năng lực cho các cơ quan, tổ chức này đồng thời giúp Việt Nam hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến những vấn đề này.

Tăng cường nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới: với các hoạt động thầm lặng của tình nguyện viên trong các câu lạc bộ hay những cuộc tư vấn trực tiếp trong các gia đình giúp cho các gia đình và cộng đồng dần có những thay đổi trong nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình.

Tăng quyền năng cho phụ nữ: Được tuyên truyền về kiến thức liên quan đến luật pháp để hiểu rõ quyền của mình cũng là cách các tình nguỵên viên đã giúp phụ nữ tăng

quyền năng của mình trong gia đình và xã hội; giúp cho cộng đồng hiểu và tôn trọng phụ nữ (xem hộp 16)

Xây dựng gia đình hạnh phúc: Tình nguyện viên tại cộng đồng đi sâu đi sát nắm rõ vấn đề của các hộ gia đình mình phụ trách (xem hộp 15) giúp cho việc phòng ngừa hoặc giải quyết kịp thời tránh xảy ra bạo lực gia đình cũng là cách hiệu quả góp phần xây dựng các gia đình hạnh phúc, yên tâm phát triển kinh tế.

Xây dựng thế hệ trẻ nhạy cảm giới và nói không với bạo lực gia đình: mô hình tiếp cận nhóm thanh niên nhằm cung cấp thông tin và trở thành tình nguyện viên tuyên truyền về bình đẳng giới, bạo lực gia đình là góp phần phát triển thế hệ trẻ nhạy cảm giới và tránh bạo lực gia đình hướng đến cụôc sống bình đẳng giới.

Xây dựng cộng đồng đoàn kết vững mạnh, tiến bộ, bình đẳng: Nhiều tình nguyện viên trong các câu lạc bộ cũng là các thành viên trong cộng đồng cùng tham gia tuyên tuyền, trợ giúp các gia đình trong việc giải quyết các mâu thuẫn gia đình. Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình được tuyên truyền trong cộng đồng góp phần tạo ra những giá trị, chuẩn mực mới được các thành viên trong cộng đồng chia sẻ cùng thực hiện. Điều này góp phần xây dựng cộng đồng đoàn kết, tiến bộ, bình đẳng thúc đẩy tinh thần tình nguyện trong cộng đồng (xem hộp 18).

PHẦN 3. THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI CHỦ YẾU

TRONG HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN Ở VIỆT NAMVÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ - GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NGUỒN LỰC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tóm tắt các hình thức hoạt động tình nguyện hiện có ở việt nam (Trang 41 - 45)