V ới những phân tích về thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động tình nguyệ nở iệt Nam hiện nay cho thấy, vấn đề mấu chốt của hoạt động tình nguy ện tại iệt Nam
3.3. xuất khuyến nghị nhằm phát huy nguồn lực tình nguyện vì sự phát triển 1 Đề xuất về mô hình tình nguyện tại Việt Nam
3.3.1. Đề xuất về mô hình tình nguyện tại Việt Nam
Các mô hình tình nguyện hiện có ở Việt Nam có thể gọi một cách tương đối là hoạt động tình nguyện chính thức (có đăng ký pháp nhân, được tổ chức và quản lý bởi các tổ chức thuộc chính phủ và phi chính phủ) và hoạt động tình nguỵên phi chính thức (không đăng ký pháp nhân, được tổ chức và quản lý bởi các cá nhân, câu lạc bộ, đội, nhóm… tự phát) (xem sơ đồ 1). Các mô hình tình nguyện trên đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng (xem bảng 1; xem mục 3.1).
Mô hình tình nguyện của các IO/INGOs có hoạt động tình nguyện tại Việt Nam tỏ ra chuyên nghiệp và chủ động hơn trong hoạt động với những mạng lưới khá độc lập từ các mạng lưới tình nguyện viên quốc tế.
Ngược lại mô hình hoạt động tình nguyện trong nước (kể cả chính thức và phi chính thức) tỏ ra chưa chuyên nghiệp, bị động hơn, khó kết hợp, hoạt động chồng chéo thậm chí không hiệu quả. Trung ương đoàn cho rằng có thể vì hoạt động tình nguyện chính thức không đáp ứng được nhu cầu tình nguyện của tình nguyện viên là một trong những lý do xuất hiện quá nhiều mô hình tình nguyện tự phát. Nhận định này có mặt đúng ở chỗ mỗi cá nhân cụ thể đều là thành viên của ít nhất một tổ chức cụ thể nào đó nhưng hoạt động tình nguyện chính thức của tổ chức đó lại không thu hút được họ tham gia. Tuy nhiên, nếu xét ở khía cạnh có những cá nhân muốn hoạt động thiện nguyện theo cách mà họ mong muốnđể thoả mãn những nhu cầu mong muốn nguyện vọng riêng tư của bản thân, vì hoạt động tình nguyện vốn là tự nguyện và tự do (không bị ép buộc hoặc không chịu ảnh hưởng bởi bất cứ yếu tố nào mang sức ép) thì nhận định trên chưa hoàn toàn đúng. Do đó, cần nhìn nhận rằng sự phát triển các mô hình tình nguyện một cách tự phát là điều bình thường, nhất là, hoạt động tình nguyện ở Việt Nam đang trên tiến trình thanh lọchướng đến chuyên nghiệp hoá.
Với những phân tích cụ thể về thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với hoạt động tình nguyện ở Việt Nam hiện nay cho thấy, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào đề thống nhất quản lý các hoạt động tình nguyện theo tinh thần tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tình nguyện được ươm mầm, thực hiện và thúc đẩy nhằm thu hút tối đa sự cống hiến, đóng góp của toàn xã hội cho mục tiêu phát triển đất nước lấy con người làm trung tâm.
Các phân tích trên đây cho thấy có hai vấn đề lớn cần giải quyết để tạo môi trường thuận lợi nhằm thúc đẩy hoạt động tình nguyện phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay là:
(1) Nhà nước thống nhất quản lý, giám sát giám sát hoạt động tình nguyện thông qua một Trung tâm điều phối tình nguyện.
(2) Thứ hai, cần xây dựng và ban hành chính sách, Luật tình nguyện. Ưu điểm: Trung tâm điều phối tình nguyện
- Khi đơn vị chuyên trách đủ mạnh thì có thể quản lý, điều phối và trao đổi được các hoạt động tình nguyện (trong nước và quốc tế)
- Phân bổ được nguồn lực tình nguyện kết hợp với nguồn lực từ nhà nước hiệu quả, không rơi vào tình trạng chồng chéo các hoạt động giữa nhà nước và hoạt động tình nguyện; giữa hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp… với nhau tới một địa phương, nhóm hưởng lợi…
- Có thông tin và sự tư vấn cũng như điều phối của đơn vị chuyên trách các cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp… chủ động trong hoạt động tình nguyện của mình - Nâng cao hiệu quả và tính bền vững của hoạt động tình nguyện vì có thể kết hợp với kế
hoạch và ngân sách của nhà nước trong cùng hoạt động
- Không làm mất tính chủ động của các tổ chức chính trị, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng trong việc huy động nguồn lực cũng như tổ chức thực hiện tình nguyện
- Có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp hơn trong việc quản lý, tư vấn, điều phối, trao đổi hoạt động tình nguyện
- Hoạt động tình nguyện được thừa nhận và được tính đến trong nền kinh tế quốc dân - Theo đó vai trò của hoạt động tình nguyện sẽ được nhìn nhận đúng mức, những người
hoạt động trong lĩnh vực quản lý hoạt động tình nguyện được xem như một nghề, được đào tạo nghề, các chính sách cho người quản lý cũng như nhóm hoạt động tình nguyện chuyên nghiệp được tính đến
Cơ cấu tổ chức:
Nhu cầu cần ra đời một Trung tâm điều phối tình nguyện quốc gia là khách quan đối với yêu cầu về quản lý hoạt động tình nguyện nhằm thúc đẩy hoạt động tình nguyện trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, Trung tâm này nên độc lập hay trực thuộc cơ quan, tổ chức nào luôn là một chủ đề thảo luận sôi nổi trong các cuộc thảo luận nhóm cũngnhư phỏng vấn sâu. Một số phương án được đề xuất như Trung tâm nên trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc nằm độc lập như một Uỷ ban quốc gia về Tình nguyện trực thuộc Thủ tướng chính phủ hoặc Trung tâmdo Trung ương Đoàn là cơ quan thường trực.
Tuy nhiên, với tình hình thực tiễn hiện nay khi tình hình phát triển kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn trong giai đọan khủng hoảng kinh tế toàn cầu việc ra đời một trung tâm mới hoàn toàn hay một uỷ ban mới là không khả thi. Một phương án được nhiều ý kiến đồng tình đó là Trung tâm điều phối tình nguyện quốc gianên được phát triển từ Trung tâm thông tin nguồn lực tình nguyện Việt Nam (VVIRC). Trung tâm đã được thành lập từ tháng 12/2010 với những chức năng, nhiệm vụ đã được định hình với tầm nhìn là trung tâm độc
lập và đại diện cho hoạt động tình nguyện Việt Nam. Hiện tại Trung tâm trực thuộc Trung ương Đoàn, tuy nhiên, Trung tâm chưa thực sự vận hành vì chưa có ngân sách độc lập.
Do đó, nghiên cứu đề xuất ra đời Trung tâm điều phối tình nguyện quốc gia trên cơ sở kiện toàn về tổ chức, nhân sự, chính sách và cung cấp ngân sách cho Trung tâm thông tin nguồn lực tình nguyện Việt Nam do Trung ương Đoàn là cơ quan thường trực.
- Tên của đơn vị: Trung tâm điều phối tình nguyện quốc gia
- Trực thuộc: Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Cơ cấu tổ chức:
o Số lượng cán bộ cấp quốc gia: tương đương với 1 ban thuộc trung ương đoàn
o Số lượng cán bộ cấp vùng: Tương đương với 1 ban thuộc tỉnh đoàn
o Quá trình hình thành, kiện toàn công tác tổ chức: 1 năm
Công việc được giao theo ngành dọc
Mục đích:
o Cung cấp thông tin về các hoạt động liên quan đến tình nguyện viên, tổ chức liên quan đến tình nguyện và các hoạt động tình nguyện ở Việt Nam
o Kết nối các cá nhân và tổ chức nhằm hợp tác, trao đổi ý kiến, và kế hoạch cũng như hỗ trợ phát triển hoạt động tình nguyện
o Cung cấp dịch vụ phát triển kỹ năng cho tình nguyện viên và quản lý tình nguyện thông qua các chương trình đào tạo/tập huấn
Trung ương Đoàn
Trung tâm điều phối tình nguyện quốc gia
Trung tâm điều phối tình nguyện miền bắc
(Nằm trong cơ quan điều phối tình nguyện quốc gia)
Trung tâm điều phối tình nguyện miềntrung (Trụ sở đặt tại tỉnh đoàn Đà
Nẵng; Nhân lực thuộc Trung tâm
điều phối tình nguyện quốc gia)
Trung tâm điều phối tình nguyện miền nam (Trụ sở đặt tại
thành đoàn đoàn Thành phố Hồ Chí
Minh; Nhân lực thuộc Trung tâm
điều phối tình nguyện quốc gia)
o Huy động nguồn lực và điều phối công tác tình nguyện; Quản lý quỹ tình nguyện quốc gia (nếu có)
Chức năng của Trung tâm điều phối tình nguyện quốc gia:
- Quản lý hoạt động tình nguyện: Quản lý về mặt danh nghĩa các tổ chức, các nhân hoạt động tình nguyện với mục đích điều phối hoạt động nhằm phát huy tối qua hiệu quả của hoạt động tình nguỵên. Khắc phục tình trạng chồng chéo do thiếu kết nối như hiện nay. Các bên tham gia hoạt động tình nguyện có trách nhiệm báo lại thông tin để đơn vị kết nối dễ dàng điều phối, tuỳ từng cấp có thể cấp giấy giới thiệu đủ uy tín cho các bên tham gia hoạt động tình nguyện. Trung tâm điều phối tình nguyện quốc gia nằm trong cơ quan Trung ương Đoàn nhưng trung tâm không chỉ điều phối hoạt động tình nguyện thuộc Trung ương Đoàn mà còn phối kết hợp các hoạt động tình nguyện nói chung tại Việt Nam. Theo đó, các tổ chức tình nguyện trong nước và nước ngoài phải đăng ký với trung tâm khi hoạt động tình nguyện tại Việt Nam hoặc trao đổi hoạt động tình nguyện của các tổ chức Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh đó, trung tâm có trách nhiệm thẩm định và giám sát để đảm bảo rằng các hoạt động tình nguyện của các tổ chức phải trong khuôn khổ phát triển kinh tế xã hội họăc phải hỗ trợ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại việt Nam.
- Điều phối hoạt động tình nguyện: Tuỳ thuộc từng cấp sẽ điều phối trong cấp mình quản lý, trong đó, cấp trung ương sẽ phụ trách hoạt động điều phối các phong trào hoạt động tình nguyện trao đổi quốc tế hoặc phong trào tình nguyện quốc gia. Cấp vùng/miền có thể điều phối và trao đổi cùng cấp hoặc dưới cấp.
- Tư vấn hoạt động tình nguyện: Cơ quan tư vấn với Chính phủ về công tác tình nguyện, giúp Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành về công tác tình nguyện. Tư vấn về chính sách về tình nguyện cho Chính phủ cũng nhưthúc đẩy hoạt động tình nguyện ở tất cả các khu vực như chính phủ, phi chính phủ, khu vực tư nhân. Tư vấn theo cấp; những vấn đề thông tin chung cấp quốc gia chịu trách nhiệm cung cấp, tư vấn và hướng dẫn liên hệ, cung cấp liên lạc và thủ tục hành chính cấp quốc gia hoặc giới thiệu về cấp vùng/miền. Cấp vùng/miền tỉnh cung cấp, tư vấn và hướng dẫn liên hệ, cung cấp liên lạc và thủ tục hành chính cấp tỉnh hoặc giới thiệu về các cơ quan cấp tỉnh, các cơ quan cấp tỉnh có liên quan giới thiệu xuống huyện, các cơ quan liên quan cấp huỵên giới thiệu xuống cơ sở.
- Phối hợp với các cấp, các ngành đoàn thể: Phối hợp hoạt động với các cấp, ban ngành, đoàn thể để hỗ trợ hoạt động tình nguyện đạt hiệu quả cao nhất.
- Kết nối các bên trong hoạt động tình nguyện: Nhà tài trợ, tổ chức tình nguyện, Tiếp nhận tình nguyện và tình nguyện viên… Bên cạnh đó, thiết lập mạng lưới giữa các tổ chức tình nguyện có liên quan từ các lĩnh vực khác nhau nhằm tối ưu hoá nguồn lực và hiệu quả hoạt động tình nguyện.
- Xây dựng ngân hàng thông tin về hoạt động tình nguyện:
o Ngân hàng thông tin cơ bản về quốc gia, vùng miền. Mạng trao đổi thông tin về hoạt động tình nguyện tại Việt Nam và thế giới. Hệ thống thông tin tình nguyện ở các tỉnh, huyện xã được lưu trữ theo các cấp nhưng thông tin đều được chia sẻ trên mạng để thuận tiện cho các bên trong việc tìm kiến thông tin và quyết định điểm đến
o Những thông tin nghiên cứu, trao đổi học thuật về hoạt động tình nguỵên
o Diễnđàn mở, trao đổi thông tin giữa các bên tham gia hoạt động tình nguyện
o Ngân hàng thông tin về các tổ chức tình nguyện
o Ngân hàng thông tin về các nhà tài trợ
o Ngân hàng thông tin về tình nguyện viên (những tiêu chuẩn cơ bản của tình nguỵên viên, kiến thức, kỹ năng cơ bản của tình nguyện viên cũng như thông tin đào tạo; cơ hội tình nguyện…)
Chính sách nhà nước đối với “Trung tâm điều phối tình nguyện quốc gia”: - Chính sách về bậc lương, thăng tiến, yêu cầu về chuyên môn, về trình độ học vấn….
giống với các ban thuộc trung ương đoàn đối với cấp quốc gia; giống với các ban thuộc tỉnh/thành đoàn đối với cấp vùng/miền
- Nhà nước đầu tư ngân sách cho Trung tâm thông tin nguồn lực tình nguyện Việt Nam nhằm kiện toàn tổ chức, nhân lực chính thức đi vào hoạt động
- Cần phải có lộ trình để xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách, chuyên nghiệp, đủ năng lực để quản lý, thông tin – tư vấn, điều phối, trao đổi hoạt động tình nguyện