Những khó khăn và thách thức chủ yếu trong hoạt động tình nguyện

Một phần của tài liệu tóm tắt các hình thức hoạt động tình nguyện hiện có ở việt nam (Trang 47 - 50)

B ảng 2 Tương quan nơi cư trú hộ gia đình và hoạt động giúp đỡ về y tế chăm sóc sức khoẻ mà hộ nhận được

3.1.2. Những khó khăn và thách thức chủ yếu trong hoạt động tình nguyện

Về phía chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước: Các chính sách đối với tình nguyện viên và hoạt động tình nguyện mới chỉ có trong một số hoạt động tình nguyện được quy định cụ thể, rời rạcnhư một số chính sách về tình nguyện viên trong hoạt động cụ thể như dự án trí thức trẻ (xem thêm mục 1.3). Tại thời

điểm nghiên cứu tiến hành, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Nội vụ và Uỷ ban quốc gia về thanh niên soạn thảo dự thảo lần thứ 3 về Quyết định của Thủ tướng về Chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên nhưng vẫn chưa được thông qua. Cho nên, thiếu một chính sách nhất quán, đồng bộ quy định về tình nguyện viên và hoạt động tình nguyện nhằm chính thức hoá hoạt động tình nguyện như Luật tình nguyện. Cho nên, những tiêu chuẩn chung và riêng cho tình nguyện viên không có; các dịch vụ hỗ trợ tình nguyện viên

Các quy định liên quan đến các tổ chức tình nguyện nước ngoài vào hoạt động ở Việt Nam còn qua nhiều thủ tục, nhiều khâu, nhiều mắt xích, nhiều đơn vị hành chính kiểm soát gây khó khăn. Tình nguyện viên quốc tế vào Việt Nam chưa nhận được sự hỗ trợ mang tính chất khuyến khích và tôn vinh từ phía Việt Nam.

Các tổ chức tình nguyện nước ngoài có mạng lưới tình nguyện theo nhiều cấp, nhiều chương trình có thể trao đổi tình nguyện viên dễ dàng ở cấp quốc tế nhưng mạng lưới kết nối tình nguyện có ý nghĩa pháp lý, đáng tin cậy và đủ chuyên nghiệp ở Việt Nam thì chưa thực sự có hoặc chưa đủ năng lực. Điều này khiến cho có những tổ chức tình nguyện nước ngoài muốn hoạt động tình nguyện tại Việt Nam nhưng không có thông tin.

Trung tâm thông tin nguồn lực tình nguyện Việt Nam (VVIRC) đã ra đời trong khuôn khổ hoạt động của dự án quốc gia về hoạt động tình nguyện với những chức năng, nhiệm vụ đã được định hình. Đâylà trung tâm độc lập nằm trong Trung ương Đoàn và đại diện cho hoạt động tình nguyện Việt Nam. Tuy nhiên, Trung tâm chưa thực sự vận hành vì chưa có các nguồn ngân sách, đặc biệt là từ Nhà nước cho Trung tâm hoạt động độc lập, các hoạt động hiện tại chủ yếu là hoạt động trong khuôn khổ dự án. Đây là một trong những khó khăn khiến cho Trung tâm chưa thực sự trở thành trung tâm kết nối hoặc điều phối các hoạt động tình nguyện tại Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động tình nguyện ở Việt Nam chuyên nghiệphơn và phát huy hết nguồn lực tình nguyện vì sự phát triển.

Đối với nhà tài trợ: Tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến những khó khăn về tài chính của các quốc gia nói chung và các quốc gia có nguồn tài trợ cho Việt Nam làm cho nguồn tài trợ từ bên ngoài theo đó cũng bị cắt giảm. Việt Nam là rút tên ra khỏi nhóm có thu nhập thấp nhất, đồng nghĩa với việc các nhà tài trợ từ bên ngoài cắt giảm hoặc rút khỏi Việt Nam để trợ giúp cho các nước khó khăn hơn. Sự cắt giảm này diễn ra trong bối cảnh VNGOs có hoạt động tình nguyệnchưa thực sự lớn mạnh, chuyên nghiệp và tự đứng vững cũng là một khó khăn.

Khó khăn trong việc huy động nguồn lực tài chính trong nước cho hoạt động tình nguyện vì các cơ quan doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam cũng rơi vào tình trạng khó khăn trong cuộc khủng hoảng kinh tế.

Vì chưa có chính sách nhất quán về hoạt động tình nguyện nên Việt Nam hiện chưa có chính sách cụ thể khuyến khích, tôn vinh, ghi nhận đối với các nhà tài trợ. Cho nên, chưa thực sự huy động được nguồn tài trợ trong nước một cách tối ưu, có hiệu quả.

Việt Nam chưa có quỹ quốc gia hay quỹ ngành cho hoạt động tình nguyện hoặc hỗ trợ tình nguyện viên. Do đó, các đơn vị chỉ đạo và quản lý hoạt động tình nguyện trong nước (kể cả các tổ chức chính trị xã hội, VNGOs và các đội nhóm, câu lạc bộ…) khó khăn trong việc lập kế hoạch chủ động cho hoạt động tình nguyện.

Đối với tổ chức tiếp nhận hoạt động tình nguyện: Nhiều địa phương chưa xác định đúng vị trí, vai trò của hoạt động tình nguyện trong việc tham gia phát triển nông thôn, miền núi, đặc biệt là các vùng còn nhiều khó khăn, gian khổ nên chưa huyđộng và sử dụng tốt nguồn nhân lực này. Một số cấp ủy, địa phương vẫn coi hoạt động tình nguyện, đặc biệt là hoạt động tình nguyện của thanh niên là của Đoàn của Hội, cho nên chưa quan tâm, hỗ trợ điều kiện cho các hoạt động tình nguyệnđược diễn ra thuận lợi và hiệu quả hoặc thái độ coi nhẹ, làm qua quýt khiến không phát huy được hiệu quả hoạt động tình nguyện gây lãng phí nguồn lực tình nguyện.

Các đơn vị tiếp nhận hoạt động tình nguyệnở cơ sở còn bị động trong phối hợp hoạt động. Các hoạt động dự án tại các địa phương phần lớn kế hoạch hoạt động thường dựa vào đối tác làm cho các hoạt động có thể thiếu tính sáng tạo, không gắn với thực tiến địa phương. Vì không chủ động trong hoạt động cho nên phần lớn khi các hoạt động tình nguyện cũng như các dự án rút khỏi địa phương thì các hoạt động cũng dừng không duy trì được tính bền vững của hoạt động tình nguyện.

Vẫn còn xuất hịên tình trạng cán bộ cơ sở tiếp nhận hoạt động tình nguyện nhưng quá trình thực hiện lại sai đối tượng, sai mục đích hoặc chưa thực sự minh bạch làm cho kết quả của hoạt động tình nguyện chưa đạt như mong muốn. Ví dụ việc bình xét hộ nghèo có thể chưa chính xác gây ra hiện tượng hộ nghèo không được đưa vào nhóm yếu thế, hộ không nghèo lại nhận được sự trợ giúp như là nhóm yếu thế.

Đối với cơ quan tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động tình nguyện: Hoạt động của các tổ chức tình nguyện còn chồng chéo, thực tế có xuất hiện tình trạng nhiều nhóm cùng làm một lĩnh vực nhưng vì không có sự chia sẻ thông tin nên mỗi nhóm, mỗi tổ chức làm theo cách riêng từ đầu. Các nhóm không chuyển giao cách thức, mô hình hoạt động hiệu quả hoặc chia sẻ những thông tin cơ bản từ đầu vào đến tiến trình hoạt động… trong cùng một lĩnh vực. Như vậy, không phát huy được trí tuệ chung, lãng phí nguồn lực và không đạt hiệu quả cao nhất.

Hệ luỵ của việc không có đơn vị chia sẻ thông tin, điều phối hoạt động tình nguyên là hiện tượng phân bổ hoạt động tình nguyện bất cập, có nhưng nơi nhận được nhiều sự trợ giúp nhưng có những nơi lại không nhận được sự trợ giúp. Hiện tượng tắc nghẽn cứu trợ là một ví dụ điển hình. Sau các cơn bão, lũ những địa điểm bị ảnh hưởng ở gần hoặc thuận tiện cho việc đi lại, dễ tiếp cận có cơ hội nhận được nhiều sự trợ giúp nhưng những nơi xa hơn, khó tiếp cận hoặc không tiếp cận được thì dễ bị bỏ rơi.

Thêm vào đó, giữa các tổ chức có hoạt động tình nguyện trong nước và quốc tế có hoạt động tại Việt Nam còn lỏng lẻo theo tinh thần “cơm ai người đó ăn, việc ai người đó

làm” hay “đèn nhà ai nhà ấy rạng”… không phát huy được sức mạnh tổng hợp và lãng phí nguồn lực tình nguyện.

VNGOs có hoạt động tình nguỵên chưa đủ mạnh, chưa đủ nặng để đưa ra những khuyến nghị và đề xuất hợp tác đối với nhà nước.

Đối với các cá nhân, tổ chức, câu lạc bộ… có hoạt động tình nguyện không đăng ký pháp nhân, không chính danh thì càng khó kết hợp và việc tiếp cận với đơn vị tiếp nhận tình nguyện cơ sở không dễ dàng.

Đối với các tổ chức chính trị - xã hội: các hoạt động tình nguyện còn bị động từ khâu kêu gọi tài trợ đến khâụ thực hiện hiệu quả các hoạt động. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, các tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở thường rơi vào tình trạng không có nguồn kinh phí cho hoạt động tình nguyện, mặc dù lực lượng tình nguyện luôn sẵn sàng. Tất cả những khó khăn được nêu ra đầu tiên khi thảo luận đều là vấn đề kinh phí cho hoạt động không có, hạn chế hoặc bản thân các tổ chức không kết nối được với các nhà tài trợ hoặc các tổ chức tình nguyện khác.

Việc huy động nguồn lực còn nhiều vấn đề bất cập: ủng hộ các quỹ từ thiện là việc mà nhiều cá nhân muốn làm nhưng hiện nay có quá nhiều quỹ từ thiện cần huy động. Việc một cá nhân có thể “phải” ủng hộ 1 quỹ (hoặc nhiều quỹ) nhiều lần do mỗi cá nhân thông thường là thành viên của nhiều tổ chức khác nhau tạo cho “các nhà tài trợ” rơi vào tình huống khó xử và sự tự nguyện dễ trở thành nghĩa vụ, gây phản cảm.

Đối với tình nguyện viên:

Chưa có những quy định chung và riêng về tiêu chuẩn tình nguyện viên cũng như các dịch vụ chính thức đáp ứng hoàn thiện tiêu chuẩn cho tình nguyện viên.

Chưa có những chính sách chung khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kịên thuận lợi cũng như những chính sách đối với tình nguyện viên trong trường hợp rủi ro.

Với những phân tích về thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động tình nguyện ở Việt Nam hiện nay cho thấy, vấn đề mấu chốt của hoạt động tình nguyện tại Việt Nam

Một phần của tài liệu tóm tắt các hình thức hoạt động tình nguyện hiện có ở việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)