Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toánchi phí sản xuất và tính giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Cường Thạch (Trang 81 - 94)

giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Cờng Thạch.

Kiến nghị 1 : Hoàn thiện hệ thống mã vật t

Hoàn thiện hệ thống mã vật t. Do là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn, có rất nhiều công đoạn sản xuất, khối lợng vật t đầu vào lớn nên Công ty xây dựng hệ thống kho, bãi để bảo quản vật t. Công ty lập nên đơn vị tổng kho chuyên trách quản lý hệ thống kho và hàng hóa vật t thiết bị.

Nh vậy: Tổng kho chuyên trách theo dõi vật t về số lợng, phòng Kế toán có tổ vật t chuyên trách quản lý hàng hóa vật t về mặt số lợng và giá trị thực hiện công tác hạch toán đối với hoạt động nhập xuất vật t do 02 hệ thống theo dõi trên 2 mã vật t khác nhau nên giữa sổ sách kế toán và sổ sách tổng kho có sự chênh lệch rõ rệt, gây khó khăn cho việc đối chiếu, quản lý vật t, đây cũng là một điều hết sức bất cập.

Theo em, Công ty nên xây dựng một hệ thống mã vật t thống nhất, xây dựng mạng vi tính cập nhật số liệu nội bộ để cho tổng kho chuyên trách nhập hàng đầu vào, nhập mã vật t có sãn thực hiện phần nghiệp vụ hạch toán kế toán. Thực hiện đợc điều này sẽ giúp cho công tác quản lý vật t tốt hơn, chặt chẽ hơn, tránh thất thoát, lãng phí vật t. Mặt khác đảm bảo thống nhất trong công tác quản lý điều hành sản xuất của lãnh đạo Công ty vì vật t hàng hóa của Công ty có giá trị rất lớn.

Kiến nghị 2 : Về cách xác định giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp

Tập hợp chi phí nguyên vật liệu tính theo công thực: Cvl = Vx + Vm - Vt

Trong đó:

Vx, Vm : Giá trị vật liệu xuất kho, giá trị vật t mua ngoài, dùng trực tiếp cho sản xuất (không qua kho)

Vt : Trị giá vật liệu không dùng hết nhập lại kho, giá trị phế liệu thu hồi. Trên thực tế, kế toán hạch toán số nguyên vật liệu không dùng hết mà xuất nguyên vật liệu bao nhiêu là tính vào chi phí bấy nhiêu. Điều này dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn vật liệu và ảnh hởng đến tính chính xác của giá thành.

Theo em, nên tổ chức hạch toán nguyên vật liệu một cách chặt chẽ hơn nữa. Nên quy định, kế toán nguyên vật liệu ở phân xởng, trong một thời hạn nào đó có thể là một tháng phải hạch toán đợc số nguyên vật liệu nhập về xởng, số nguyên vật liệu đã xuất dùng trong tháng, số nguyên vật liệu cha dùng hết và báo cáo số liệu này lên tổng kho, để tổng kho lập báo cáo nhập, xuất tồn nguyên vật liệu gửi lên phòng kế toán, số nguyên vật liệu cha dùng hết có thể không nhập lại kho nhng vẫn hạch toán nh sau:

Căn cứ vào phiếu báo vật t còn lại cuối kỳ, kế toán ghi giảm chi phí nguyên vật liệu bằng bút đỏ (ghi âm).

Nợ TK621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152

Sang đầu kỳ sau, kế toán ghi tăng chi phí nguyên vật liệu bằng bút toán thờng.

Nợ TK621 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 152

Kiến nghị 3 : Về việc tính toán trừ giá trị phế liệu thu hồi

Thực tế ở Công ty, trong quá trình sản xuất có thu hồi phế liệu nhng Công ty không tính vào phần chi phí phế liệu thu hồi này.

Ví dụ: Nguyên vật liệu bi (bao gồm bi cân và bi đan) đợc dùng trong quá trình nghiền nguyên liệu và nghiền Clinke thành xi măng bột khi bị hao mòn đến một mức độ nào đó sẽ đợc thải ra ngoài bán phế liệu.

Theo em, Công ty nên tính trừ phần giá trị phế liệu này vào gía trị bi đan xuất dùng trong kỳ và giá trị của bi đan xuất dùng trong kỳ là rất lớn. Khi ấy:

Giá trị bi xuất dùng

TK =

Giá trị bi

tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ - tồn cuối kỳGiá trị bi -

Giá trị phế liệu thu hồi

của bi Ngoài ra còn có cả phế liệu thu hồi của gạch chịu lửa, phế liệu này sẽ đợc bán lại cho Công ty sản xuất gạch chịu lửa với giá là 1.650 đ/kg để Công ty đó tái sản xuất gạch chịu lửa.

Công ty tiến hành sửa lò, thải loại bi đã cũ và gạch chịu lửa đã bị hao mòn. Công ty gom lại đem bán phế liệu, tổng số lợng thu hồi của bi là 184648,5 kg bán với giá 2000 đ/kg thu đợc 369297000 đ. Số lợng gạch chịu lửa thu hồi là 418574,2 bán với giá 1650 đ/kg thu đợc 690647430 đ.

Nh vậy, giả sử Công ty tính trừ giá trị phế liệu thu hồi thì chi phí về bi đan đợc tính vào trong kỳ là: 2635963972 – 369297000 = 2266666972 đ.

Chi phí về gạch chịu lửa đợc tính vào trong kỳ là: 4012177215 – 690647430 = 3321529785

Đây cũng là một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí tạo điều kiện cho Công ty có thể hạ giá thành sản phẩm.

Nh vậy có thể thấy rằng, trị giá phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất ở Công ty là tơng đối lớn, cho nên Công ty nên tính trừ phần chi phí phế liệu thu hồi này vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ. Việc tính trừ giá trị phế liệu thu hồi ở các khâu sản xuất sẽ giúp cho việc xác định giá thành một cách chính xác hơn, mặt khác giúp cho việc quản lý chi phí một cách hiệu quả hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiến nghị 4 : Về việc xuất dùng công cụ nhỏ và phân bổ chi phí trong kỳ.

ở Công ty, một số loại công cụ nhỏ có giá trị lớn và thời gian sử dung d- ới mức một năm nh bút thử điện áp có giá trị 105000 và thời gian sử dụng dới một năm, các loại xe đẩy cơm cho các bếp ăn phân xởng, xe đạp có giá trị… nhỏ. Đồng hồ nhiều kênh TYPE có giá trị 60806000 và thời gian sử dụng là trên

một năm Những tr… ờng hợp này khi xuất dùng cho sản xuất kinh doanh Công ty chỉ phân bổ một lần vào giá thành. Việc phân bổ này là cha hợp lý bởi vì nó sẽ làm cho giá thành không ổn định.

Đối với những công cụ nhỏ, giá trị không lớn và thời gian sử dụng một năm. Khi sản xuất dùng trong tháng, Công ty nên hạch toán qua tài khoản 142 “chi phí trả trớc ngắn hạn” để tiến hành theo dõi và phân bổ dần trong năm đó. Còn những công cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng trên một năm nhng nhỏ hơn 5 năm, Công ty nên hạch toán qua tài khoản 242 “chi phí trả trớc dài hạn”. *Phơng pháp hạch toán:

- Khi xuất dùng ghi:

Nợ TK142

Có TK 153

Tiến hành phân bổ hai hoặc phân bổ nhiều lần.

Ví dụ: Trong tháng 11/2007, xuất 1 rơ le nhiệt có giá trị 2800000, thời gian sử dụng 1 năm cho phân xởng lò rung.

- Khi xuất dùng ghi:

Nợ TK 142: 2.800.000

Có TK 153 : 2.800.000

Khi phân bổ ta tiến hành phơng pháp phân bổ 2 lần, lần 1 = 50%, do đó giá trị phân bổ lần 1 là 1.400.000 khi đó ghi:

Nợ TK 627: 1.400.000

Có TK 142: 1.400.000

ở Công ty, chi phí về công cụ lao động nhỏ là chi phí chiếm tỷ trọng không nhỏ so với tổng chi phí sản xuất. Để đảm bảo cho giá thành ổn định và hợp lý giữa các kỳ thì nên tiến hành hạch toán và phân bổ nh đã trình bày ở trên.

Kiến nghị 5 : Về việc phân bổ chi phí nguyên vật liệu vào chi phí sản

Do quá trình sản xuất liên tục nên việc tiến hành xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất đợc tiến hành thờng xuyên, thờng các nguyên vật liệu đợc đa vào sử dụng hết 1 lần, nhng cũng có một số nguyên vật liệu khi xuất ra 1 lần nhng dùng cho nhiều hơn cho 1 kỳ sản xuất nh bi đan, gạch chịu lửa, khi xuất dùng với khối lợng lớn nh vậy kế toán phải tiến hành phân bổ đều cho thời gian sử dụng sau đó nhân tố với số tháng sử dụng.

Kế toán ghi:

Nợ TK 142

Có TK 152 (2)

Sau đó kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ: Nợ TK 621 (2)

Có TK 142

Ví dụ: Đối với gạch chịu lửa, có thời gian sử dụng là một năm. Cứ sau 1 năm, Công ty tiến hành sửa lò để thải loại gạch chịu lửa cũ ra ngoài và đa gạch chịu lửa mới vào để tiếp tục quá trình sản xuất. Giá trị của lợng gạch chịu lửa đa vào là khá lớn, sử dụng trong 1 năm, cho nên theo em, Công ty nên tiến hành phân bổ cho 12 tháng, không nên phân bổ 1 lần cho 1 tháng.

Tháng 11 này, Công ty xuất dùng gạch chịu lửa có giá trị là: 6.285.371.290 đ.

Nếu tiến hành phân bổ giá trị cho 12 tháng, thì giá trị phân bổ cho tháng 11 này sẽ bằng: 6.285.371.290 / 12 = 523.780.940,8 đ

Kế toán sẽ định khoản nh sau:

Nợ TK 142 (14212) : 6.285.371.290 Có TK 152 ( 15217) : 6.285.371.290 Sau đó phân bổ cho từng tháng theo định khoản

Nợ TK 621 (62115) : 523.780.940,8 Có TK 142 (14212) : 523.780.940,8

Việc phân bổ này đảm bảo cho giá thành trong kỳ chính xác, cung cấp cho Ban lãnh đạo Công ty có cái nhìn đúng đắn về tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành, giúp cho doanh nghiệp có cơ sở thực hiện nhiệm vụ giá thành của kỳ sau, mặt khác tạo cho giá thành ổn định gữa các kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận

Qua thời gian thực tập tại phòng Tài vụ của Công ty TNHH Cờng Thạch, có điều kiện tiếp xúc tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung và công tác kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại một doanh nghiệp sản xuất đã giúp cho em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài liên quan đến việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Thực tế cho thấy, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất là công tác quan trọng, cần thiết ở các doanh nghiệp. Vấn đề hạ thấp chi phí sản xuất, nâng cao chất lợng sản phẩm, giữ vững và mở rộng thị trờng tiêu thụ là mối uan tâm hàng đầu của các nhà quản trị của mỗi doanh nghiệp hiện nay. Nhận thức rõ điều này, từ Ban Giám đốc đến các phòng ban, phân xơng của Công ty và nhất là phòng Tài vụ kế toán đã nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hiệu quả nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm trong khi vẫn đảm bảo chất lợng thậm chí chất lợng sản phẩm còn đợc nâng cao hơn. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã, đang và sẽ trở thành công cụ đắc lực trong hệ thống giải pháp đó.

Do thời gian thực tập có hạn, cũng nh hạn chế về sự hiểu biết, kinh nghiệm thực tế nên có thể cha nắm bắt đợc toàn bộ nội dung của công tác phi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty, nhng em cũng mạnh dạn đa ra một số ý kiến nhằm đóng góp cho việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Mặc dù đó chỉ là ý kiến chủ quan của cá nhân em nhng nó đợc đa ra trên cơ sở lý luận và thực tiễn tại Công ty với tinh thần xây dựng học hỏi Vì vậy, em rất mong có đợc những ý kiến đóng góp của Công ty và các thầy cô giáo để bài khóa luận của em đợc hoàn chỉnh hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, TS. Trần Văn Thuận – Giảng viên Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân; các thầy cô Trờng Đại học Công Đoàn đã giảng dạy cho em những năm học vừa qua; các cô chú, anh chị

trong Công ty TNHH Cờng Thạch, là các cô chú, anh chị phòng Kế toán đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà nội, ngày tháng 5 năm 2008

Sinh viên thực hiện

Mục lục

Lời nói đầu...1

Phần 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất...3

1.1. Sự cần thiết của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất...3

1.1.1. Chi phí sản xuất...4

1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất...4

1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất...5

1.1.2. Giá thành sản phẩm...8

1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm...8

1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm...8

1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...10

1.1.4. ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...10

1.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất...12

1.2.1. Kế toán chi phí sản xuất...12

1.2.1.1. Đối tợng và phơng pháp kế toán chi phí sản xuất...12

1.2.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...14

1.2.1.3. Chi phí nhân công trực tiếp...17

1.2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung:...19

1.2.1.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất...21

1.2.2. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ...23

1.2.2.1. ý nghĩa của việc đánh giá sản phẩm dở dang:...23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.2.2. Các phơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang...23

1.2.3. Tính giá thành sản phẩm...25

1.2.3.1. Đối tợng tính giá thành sản phẩm...25

1.2.3.2. Các phơng pháp tính giá thành sản phẩm...26

Phần 2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Cờng Thạch...30

2.1. Những đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của Công ty TNHH Cờng Thạch ảnh hởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...30

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ...31

2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty :...35

2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty ...36

2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty ...37

2.1.5.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty...37

2.1.5.2. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán...38

2.1.5.3. Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán...39

2.1.5.4. Tổ chức vận dụng sổ kế toán...39

2.1.5.5. Tổ chức vận dụng báo cáo tài chính...41

2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Cờng Thạch ...41

2.2.1. Kế toán chi phí sản xuất tai Công ty ...41

2.2.1.1. Đối tợng và phơng pháp kế toán chi phí sản xuất tại Công ty...44

2.2.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...45

2.1.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp...51

2.2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung:...60

2.2.1.5. kế toán tổng hợp chi phí sản xuất:...70

2.2.2 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. .71 2.2.2.1. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang:...71

2.2.2.2. Tính giá thành sản phẩm:...72

Phần 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh cờng thạch...77

3.1. Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Cờng Thạch...77

3.1.1. Ưu điểm...78

3.1.2. Tồn tại...79

3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Cờng Thạch...81

DANH MụC CáC BIểU Biểu 2.1...31 Biểu 2.2...34 Biểu số 2.3. ...47 Biểu số 2.4 ...49 Biểu số 2.5 ...50 Biểu số 2.6 ...51 Biểu số 2.7 ...55 Biểu số 2.8 ...56 Biểu số 2.9 ...58 Biểu số 2.10 ...59 Biểu số 2.11 ...60 Biểu số 2.12 ...62 Biểu số 2.13 ...63 Biểu số 2.14 ...64 Biểu số 2.15 ...65 Biểu số 2.16 ...66 Biểu số 2.17 ...67 Biểu số 2.18 ...68 Biểu số 2.19 ...69 Biểu số 2.20 ...70 Biểu số 2.21 ...71 Biểu 2.22 ...75 Biểu 2.23 ...76 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Danh mục các sơ đồ

Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phơng pháp ..16 Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phơng pháp ..17 Sơ đồ1. 3: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp...19

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Cường Thạch (Trang 81 - 94)