Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông. Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 42)

3.2.Phương pháp kiểm kê định kì

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

 Tên công ty: Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông

 Tên giao dịch: Rang Dong light source and vaccum flask share company  Địa chỉ: 87 – 89 Hạ Đình – Thanh Xuân – Hà Nội

 Điện thoại: 04 8584310 – 04 85849219  Fax: 04 858 5036

 Mã số thuế: 0101526991  Diện tích: 5ha

 Công ty được thành lập với tên ban đầu là Nhà máy Bóng đèn phích nước Rạng Đông trực thuộc Tổng công ty Sành sứ thuỷ tinh - Bộ công nghiệp, với hình thức là sản xuất công nghiệp, lĩnh vực kinh doanh là: Bóng đèn, phích nước và sản phẩm thuỷ tinh các loại.

 Nhà máy được xây dựng theo thiết kế của Trung Quốc, khởi công vaog tháng 5/1959 đến tháng 6/1962 thì hoàn thành.

 Ngày 16/03/1963 Nhà máy Bóng đèn phích nước Rạng Đông chính thức đi vào sản xuất thử với công suất thiết kế ban đầu là 1,9 triệu bóng dèn tròn và 200 nghìn ruột phích 1 năm.

 Ngày 26/4/1964 lần đầu tiên cán bộ công nhân viên nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông được vinh dự đón Bác Hồ về thăm và cũng chính thức ngày này được lấy làm ngày thành lập công ty.

 Sau hơn 40 năm thành lập và phát triển, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông ngày càng phát triển và giữ vững được chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như thế giới. Để có sự phát triển lớn mạnh như ngày nay công ty đã trải qua bao thăng trầm, khó khăn và vất vả. Quá trình phát triển của công ty có thể khái quát qua 6 giai đoạn và qua mỗi giai đoạn đều thể hiện sự lớn mạnh không ngừng của công ty:

Giai đoạn từ 1963 đến 1975

 Trong điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc đang diễn ra vô cùng ác liệt, nhà máy phải sơ tán thành ba nơi để duy trì sản xuất là Hà Nội, Hà Tây và Hải Dương. Đây là thời kì khó khăn của nhà máy vì phải hoạt động trong điều kiện bị chiến tranh phá hoại, vừa phải sản xuất, vừa phải di chuyển máy móc thiết bị ... Mặc dù công nhân đã lao động với tinh thần hăng say, nhiệt tình nhưng vẫn không khai thác hết công suất thiết kế ban đầu. Trong suốt 12 năm tốc độ tăng trưởng của nhà máy còn rất hạn chế. Năm 1975 sản lượng cao nhất chỉ đạt: Bóng đèn 1.750.000 sản phẩm/năm, phích nước 200.000 sản phẩm/năm.

 Trong giai đoạn này nhà máy phải hoạt động dưới sự giúp đỡ kĩ thuật của các chuyên gia Trung Quốc và các vật tư chính cũng do Trung Quốc cung cấp.

Giai đoạn từ 1975 đến 1988

 Đến năm 1975 nhà máy gặp phải khó khăn mới: Trung Quốc rút hết chuyên gia về nước và không cung cấp vật tư. Rạng Đông không trông chờ vào Nhà nước mà nêu cao ý thức tự lực tự cường vươn lên tồn tại, nhà máy tự khắc phục khó khăn, đổi mới kĩ thuật. Đến năm 1977 các dây chuyền được đổi mới căn bản, công suất giai đoạn này khoảng 4 – 4,5 triệu bóng đèn tròn và 400.000 phích/năm.

 Giai đoạn này đánh dấu công ty thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc về vật tư và kĩ thuật.

Giai đoạn 1988 đến 1993

 Đây là giai đoạn tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, thực hiện hạch toán kế toán nội bộ và đổi mới cơ chế điều hành khai thác tối đa cơ sở cũ.  Trong giai đoạn này, công ty gặp phải rất nhiều khó khăn có lúc phải nghỉ

sản xuất lièn 6 tháng, 1650 công nhân viên không có việc làm, hàng hoá tồn đọng, kinh doanh thua lỗ, tài khoản tại ngân hàng bị phong toả... Nhưng ban giám đốc nhà máy đã tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, thực hiện hạch toán kế toán nội bộ triệt để, tăng cường quyền chủ động của các đơn vị và đổi mới cơ chế điều hành. Tạo nên bước đột phá đầu tiên, với nhà xưởng

và máy mọc thiết bị như cũ chỉ bằng việc tổ chức lại và phát huy nhân tố con người, sau 4 năm kể từ 1990 – 1993, giá trị tổng sản lượng đã tăng 2,27 lần, doanh thu tăng 5,5 lần, sản lượng bóng đèn tăng từ 4 triệu lên 10,5 triệu, sản phẩm phích tăng từ 306.000 lên 862.000. Nộp ngân sách tăng 24,25 lần, vốn kinh doanh tăng 2,34 lần. Năm 1990 còn lỗ nhưng năm 1991 lãi 222 triệu, nưm 1993 lãi 3741 triệu, tăng 16,25 lần so với năm 1991, thu nhập công nhân viên tăng 4,88 lần.

 Năm 1993 sản phẩm Rạng Đông lần đầu tiên được lựa chọn là một trong “ 10 mặt hàng tiêu dùng Việt Nam được ưa thích nhất – TOPTEN “

 Chủ tịch nước quyết định trao tựng huân chương lao động hạng nhất của năm 1994, đánh dấu thành tích mới của công ty trong giai đoạn mới.

Giai đoạn 1994 – 1997

 Sau khi huy động cường độ lao động cao, khai thác hết năng lực của từng khâu, phải đầu tư vào khâu căng của dây chuyền mới khai thác hết tiềm năng của toàn bộ hệ thống, tiếp tục đưa công ty phát triển. Toàn bộ vốn đầu tư chiều sâu giai đoạn này là 8,4 tỉ tiền thưởng của cán bộ công nhân viên cho công ty vay.

 So sánh năm 1997 với năm 1993 giá trị tổng sản lượng tăng lên 2,35 lần, doanh thu tăng 2,42 lần đạt gần 100 tỉ. Các sản phẩm chủ yếu là bóng ddenftawng từ 10,5 triệu sản phẩm lên 22,27 triệu sản phẩm, sản phẩm phích nước tăng từ 862.000 lên 2 triệu sản phẩm.

 Nộp ngân sách tăng 2,8 lần. Lợi nhuận tăng 2,56 lần.  Những sự kiện nổi bật trong giai đoạn này:

+ Năm 1995 thay thế thổi vỏ bóng thủ công bằng máy thổi BB18

+ Năm 1996 toàn bộ bóng đèn tròn được lắp đầu đèn hợp kim nhôm B22, E27 đạt tieu chuẩn quốc tế.

+ Năm 1997 đầu tư lò phích và băng hấp số 2, cải tạo lò phích số 1 từ nhiên liệu than sang đốt dầu.

 Thành tựu: Bốn năm liền trong giai đoạn này, sản phẩm Rạng Đông liên tục được bình chọn “ 10 mặt hàng tiêu dùng Việt Nam được ưa thích nhất – TOPTEN”

 Đánh dấu giai đoạn này là năm 1998 công ty được Chủ tịch nước tặng huân chương độc lập đầu tiên.

 Trong thời gian này tập thể cán bộ công nhân viên công ty còn được tặng thưởng huân chương lao động hạng 3 về công tác Đền ơn đáp nghĩa và cứu trợ xã hội, huân chương chiến công hạng 3 về công tác bảo vệ an ninh.

Giai đoạn 1998 – 2001

 Với mục tiêu:

+ Phải đầu tư đổi mới đồng bộ 3 dây chuyền, 3 sản phẩm chủ yếu là bóng đèn tròn, đèn huỳnh quang và phích nước trình độ thiết bị công nghệ đạt độ trung bình của khu vực.

+ Đa dạng hoá sản phẩm, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm chính như: đén trang trí G40, máng đèn huỳnh quang và tiếp cận nguồn sáng mới đèn huỳnh quang compact.

 Sau một số năm ngừng sản xuất đèn huỳng quang trên dây chuyền thủ công. Ngày 25/6/1998 chiếc đèn huỳnh quang đầu tiên sản xuất trên dây chuyền hiện đại tốc độ 2,2 đến 2,5 giây một sản phẩm cung cấp cho thị trường.  Tháng 8/1998 công ty phối hợp với DETCH hoàn thành việc phục hồi dây

chuyền lắp ghép bóng đèn 2600c/giờ số 1.

 Tháng 1/1999 đưa máy thổi P25 của Hungary vào sản xuất.

 Tháng 8/1999 đưa dây chuyền lắp ghép bóng đèn 2600c/giờ số 2 vào hoạt động.

 Chương trình hiện đại hoá công ty trong 3 năm 1998 – 2001 đã hoàn thàng trước 2 tháng.

 Cho đên hết năm 2001, giá trị sản xuất công nghiệp của công ty đạt 310.803 triệu đồng vượt 142,62% so với năm 2000 (217.912 triệu đồng) và năm 1990 giá trị này mới có 18.832 triệu đồng. Thu nhập của bình quân của công nhân viên đạt 2,292 triệu đồng/tháng, vượt 117,41% so với năm 2000. Đó là những con số rất đáng tự hào.

 Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng cả nước bình chọn là “ Sản phảm uy tín nhất năm 2000” và “ Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Mới đây tại hội chợ quốc tế “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” cả 3 sản phẩm là: bóng

đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang, phích nước Rạng Đông đều được tặng huy chương vàng.

 Ngày 8/12/2001, sản phẩm của công ty đã được trung tâm kiểm tra chứng nhận quốc gia QUACERT và tổ chức AJA (Anh) chúng nhận đạt tiêu chuẩn.  18/4/2000 Chủ tịch nước kí quyết định số 159/KT-CTN phong tặng tập thể

cán bộ công nhân viên công ty danh hiệu “Đơn vị anh hùng lao động”  Giai đoạn 2003 – 2007

 Trong giai đoạn này công ty tiếp tục hoàn thành quá trình cổ phần hoá và tiến hành hội nhạp kinh tế quốc tế.

 Một số chỉ tiêu công ty đã đạt được: Giá trị tổng sản lượng năm 2002 là 355,662 tỉ đồng, năm 2003 là 470 tỉ đồng, doanh số tiêu thụ tăng là 297,882 tỉ đồng (2002) và 345,03 tỉ đồng (2003), thu nhập bình quân năm 2002 là 2,294 triệu đồng/người/tháng và năm 2003 là 2,340 triệu đồng/người/tháng.  Ngày 1/7/2004 công ty có quyết định chính thức chuyển sang công ty cổ

phần. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự phát triển công ty ngày càng vững chắc.

 Vậy là hơn 40 năm thành lập công ty đã trải qua các giai đoạn với cả những thuận lợi lẫn khó khăn, nhưng nhìn chung qua mỗi giai đoạn phát triển công ty ngày càng lớn mạnh và khẳng định vị thế của mình với thị trường trong nước và thế giới. Xứng đáng là một công ty lớn dẫn đầu về về sản xuất sản phẩm bóng đèn và phích nước có uy tín của Việt Nam.

1.2.Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lí của công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông.

 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty là tổng hợp các bộ phận lao động quản lí khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lấn nhau được chuyên môn hoá và có những quyền hạn, trách nhiệm nhất định, được bố trí thành những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo chức năng quản lí và phục vụ mục đích chung của công ty.

 Hiện nay, bộ máy quản lí của công ty được tổ chức thành: Hội đông quản trị, Tổng giám đốc, 3 phó tổng giám đốc, 8 phòng ban, 7 phân xưởng. Các

phòng ban có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

Sơ đồ 3. Sơ đồ Bộ máy quản lí của công ty

 Chức năng của các phòng ban trong bộ máy quản lí

 Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện trực tiếp của công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của công ty. Quyết định hoặc phân cấp cho tổng giám đốc các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác, bán tài sản của công ty có giá trị đến 50% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán của công ty.

 Chủ tịch Hội đồng quản trị ( Kiêm phó tổng giám đốc): Thay mặt hội đồng quản trị kí nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác, tổ chức

Hội đồng quản trị

Chủ tịch HĐQT Tổng giám đốc

PGĐ sản xuất Kế toán trưởng

Phòng bảo vệ Phòng tổ chức điều hành SX Phòng dịch vụ đời sống Phòng thị trường Phòng tài chính kế toán tổng hợp Văn phòng GĐ và đầu tư phát triển Phân xưởng chấn lưu Phân xưởng bóng đèn tròn Phân xưởng phích nước Phân xưởng cơ động Phân xưởng huỳnh quang Phân xưởng compact Phân xưởng thiết bị chiếu sáng Phòng quản lí kho Phân xưởng thuỷ tinh PGĐ kiêm chủ tịch Phòng KCS PGĐ kĩ thuật

nghiên cứu chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của công ty để trình hội đồng quản trị.

 Tổng giám đốc: Là người điều hành hoạt động của công ty theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với điều lệ công ty và các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao.

 Phó Tổng giám đốc sản xuất: Điều hành sản xuất kinh doanh và hành chính.  Phó tổng giám đốc kĩ thuật: Phụ trách kĩ thuật và đầu tư phát triển.

 Kế toán trưởng: Trực tiếp phụ trách phòng kế toán.

 Phòng quản lí kho: Quản lí luân chuyển vật tư, sắp xếp bảo quản vật tư, thông báo tình hình luân chuyển vật tư lên các phòng ban.

 Phòng bảo vệ: Bảo vệ sản xuất, bảo vệ tài sản chung, quản lí trật tự trong công ty.

 Phòng tổ chức điều hành sản xuất: Phụ trách cung cấp vật tư đầu vào, lên kế hoạch nhu cầu vật tư sản xuất, lên kế hoạch sản xuất điều hành chung, điều phối bố chí lao động, quản lí nhân sự...

 Phòng dịch vụ đời sống: Chăm lo khám chữa bệnh và dịch vụ ăn uống cho công nhân viên ( Khám chữa bệnh thông thường và kiểm tra sức khoẻ định kì cho cán bộ công nhân viên)

 Phòng thị trường: Phụ trách việc bán hàng, nghiên cứu tìm kiếm thị trường, đề xuất phương án bán hàng và mở rộng thị trường, quảng cáo sản phẩm...  Phòng kế toán tài chính: Tổ chức hạch toán thực hiện các chế độ của Nhà

nước quy định và tập hợp số liệu, cung cấp thông tin cho nhu cầu quản lí. Hàng năm xây dựng kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn để đảm bảo hoạt động của công ty.

 Văn phòng giám đốc và đầu tư phát triển bao gồm 2 bộ phận:

 Văn thư: Chăm lo công việc hành chính như: Đón khách, hội họp, công tác văn thư lưu trữ.

 Tư vấn đầu tư: Thẩm định các dự án đầu tư, xây dựng các dự án mới.

 Phòng KCS: Kiểm tra giám sát các công đoạn sản xuất, chất lượng sản phẩm là chính ngoài ra kiểm tra chất lượng dây chuyền công nghệ mua về.

1.3.Cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

 Hiện nay công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông tập trung chủ yếu vào sản xuất 4 mặt hàng là: Bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn huỳnh quang compact, phích nước.

 Để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất 4 sản phẩm chính trên, công ty tổ chức 7 phân xưởng với những nhiệm vụ cụ thể sau:

 Phân xưởng thuỷ tinh: Là khâu mở đầu cho quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm, có nhiệm vụ sản xuất ra thành phẩm thuỷ tinh và vỏ bóng đèn tròn, bóng đèn huỳnh quang, và bình phích nước từ nguyên vật liệu: cát vân hải, trường thạch bạch vân...

 Phân xưởng chấn lưu: Sản xuất các loại chấn lưu phục vụ cho phân xưởng huỳnh quang để sản xuất các loại đèn huỳnh quang.

 Phân xưởng bóng đèn: Có nhiệm vụ sản xuất một số phụ kiện như: loa, trụ..., lắp ráp bóng đèn tròn hoàn chỉnh.

 Phân xưởng phích nước: Có nhiệm vụ sản xuất thành ruột phích, trong đó một phần nhập kho để bán và một phần chuyển sang giai đoạn đột dập để lắp ráp thành phích hoàn chỉnh.

 Phân xưởng cơ động: Cung cấp năng lượng, động lực (điện, nước, than, gas...) cho các phòng ban và các phân xưởng sản xuất.

 Phân xưởng huỳnh quang: Sản xuất các loại đèn huỳnh quang.  Phân xưởng compact: Sản xuất ra đèn huỳnh quang compact.

 Mối quan hệ giữa các phân xưởng: Đứng đầu các phân xưởng là quản đốc, quản lí điều hành toàn bộ các công việc ở phân xưởng. Giúp việc cho các quản đốc là các phó quản đốc và các trưởng ca.

 Quy trình sản xuất các sản phẩm:

 Nguyên vật liệu dùng cho các phân xưởng:

 Tại phân xưởng thuỷ tinh: Nguyên vật liệu ( cát vân hải, thạch cao bạch vân, sôđa...) được đưa vào lò nấu thuỷ tinh lỏng đến 1400độC cho nóng chảy sau

Một phần của tài liệu Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông. Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w