TSCĐHH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THUỶ
•Ý kiến thứ nhất: đối với việc xác định TSCĐHH
Căn cứ theo VAS 03 – Chuẩn mực kế toán tài sản cố định hữu hình, tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình bao gồm những tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành (là từ 10.000.000đ trở lên) Để phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành, Công ty có thể xếp những tài sản cố định có giá trị dưới 10.000.000 đồng như máy tính sang công cụ dụng cụ loại phân bổ nhiều lần. Điều này giúp cho Công ty vừa có thể thực hiện đúng các chế độ cũng như các chuẩn mực kế toán mặt khác cũng giúp Công ty không chịu những thay đổi lớn khi thay đổi việc xác định TSCĐHH và công cụ dụng cụ trong việc xác định kết quả kinh doanh.
* Trong trường hợp mua tài sản có thời gian sử dụng lâu dài (trên 1 năm) nhưng không đủ điều kiện về mặt giá trị để được xác định là tài sản cố định hữu hình thì Công ty sẽ hạch toán những tài sản đó là công cụ dụng cụ như sau:
Khi mua công cụ dụng cụ đưa vào sản xuất( xuất dùng công cụ dụng cụ) kế toán ghi:
Nợ TK 142, 242 Có TK 153
Giá trị công cụ, dụng cụ phân bổ từng lần =
Giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng Số kỳ sử dụng
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 627, 642… Có TK 142, 242
Như vậy việc hạch toán phần giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí cũng tương tự như trích khấu hao TSCĐHH mà lại đảm bảo đúng chế độ tài chính hiện hành.
*Với những tài sản mà Công ty hiện tại đang xếp chúng vào nhóm các TSCĐHH nhưng theo như chuẩn mực kế toánn hiện hành thì chúng lại không đủ các tiêu chuẩn cần thiết thì ta sẽ thực hiện việc chuyển các TSCĐHH đó sang công cụ, dụng cụ:
Với những TSCĐHH không đủ tiêu chuẩn là TSCĐHH đang theo dõi trên sổ, kế toán TSCĐ thực hiện bút toán chuyển TSCĐHH thành công cụ, dụng cụ:
Nợ TK 641, 642, 1361..: giá trị còn lại
Nợ TK 142, 242 : giá trị còn lại lớn cần phân bổ Nợ TK 2141 : giá trị hao mòn lũy kế
Có TK 211 : nguyên giá
•Ý kiến thứ hai: đối với công tác hạch toán chi tiết TSCĐHH
Tại xí nghiệp, ngoài việc theo dõi chi tiết TSCĐHH của nhân viên kế toán, tại các công trường tổ đội cũng cần lập “Sổ TSCĐ” để theo dõi chi tiết TSCĐ theo mẫu sau:
ĐƠN VỊ: Mẫu số S22-DN
ĐỊA CHỈ: (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ THEO DÕI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI NƠI SỬ DỤNG
Năm:…
Tên đơn vị sử dụng:…
Ghi tăng TSCĐ và CCDC Ghi giảm TSCĐ và CCDC
Chứng từ SH NT Tên, nhãn hiệu, quy cách TSCĐ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Số tiền Chứng từ SH NT Lý do Số lượng Số tiền Ngày….tháng…năm…
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Kế toán phải cung cấp đầy đủ nhu cầu sử dụng TSCĐHH ở từng bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp một cách cụ thể để giúp lãnh đạo doanh nghiệp có cơ sở quyết định các phương án khai thức năng lực TSCĐHH
Việc theo dõi các TSCĐHH theo đơn vị sử dụng mà cụ thể là theo từng công trường, tổ đội thi công giúp cho việc quản lý tài sản được chặt chẽ và có hệ thống. Điều này giúp Công ty hạn chế những nhầm lẫn, sai sót không đáng có đặc biệt là trong các trường hợp điều chuyển tài sản giữa các đơn vị sử dụng.
Ngoài ra, việc theo dõi tài sản cố định theo từng tổ đội cũng giúp cho các cán bộ quản lý có thể nhanh chóng trong việc ra quyết định trong các tình huống tăng, giảm tài sản cố định để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh một cách kịp thời và hiệu quả nhất có thể.
•Ý kiến thứ ba: đối với kế toán khấu hao TSCĐHH
- Trước hết Công ty cần đầu tư thuê ngoài cải tiến phần mềm đảm bảo tính khấu hao chính xác, như vậy kế toán không phải tính khấu hao thủ công, giảm bớt thời
gian và tăng hiệu quả làm việc. Đây là một việc làm hết sức cần thiết vì kế toán khấu hao là mảng chính và lặp đi lặp lại thường xuyên trong phần hành kế toán TSCĐHH.
- Để đảm bảo đúng quy định về khấu hao, Công ty nên thực hiện bắt đầu trích hoặc thôi trích khấu hao từ ngày TSCĐHH tăng, giảm.
- Hiện nay, Công ty áp dụng phương pháp khấu hao bình quân cho tất cả TSCĐHH là chưa hợp lý. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, TSCĐHH của Công ty có nhiều loại, nhóm khác nhau, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, mức độ hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình của các tài sản này là khác nhau. Phương pháp khấu hao bình quân có nhược điểm như đã nêu ở trên. Xuất phát từ nguyên tắc phù hợp, kế toán cần phân bổ chi phí phù hợp với thu nhập trong kỳ kế toán.
Phương pháp khấu hao chỉ nên áp dụng đối với những TSCĐHH tham gia gián tiếp vào quá trình kinh doanh như nhà cửa, vật kiến trúc…
Những TSCĐHH chịu nhiều tác động của khoa học kỹ thuật, hao mòn vô hình nhiều như các máy thí nghiệm, kế toán nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh có điều chỉnh.
Ví dụ: Máy ủi đất của Công ty có
Nguyên giá là 450.000.000 đồng Thời gian sử dụng dự kiến 8 năm Công suất thiết kế của máy là 30 m3/giờ
Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi là 2.400.000 m3
Khối lượng sản phẩm đạt được năm 2007 là 200.000 m3
Áp dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng, mức khấu hao bình quân tính cho 1m3 đất ủi là 450.000.000/2.400.000 = 187,5 m3
Mức trích khấu hao năm 2007 là: 187,5 * 200.000 = 37.500.000
Theo phương pháp khấu hao đường thẳng của Công ty thì mức trích khấu hao năm 2007 là: 450.000.000/8 = 56.250.000 – lớn hơn mức khấu hao theo phương pháp trên là: 18.750.000
Như vậy kế toán điều chỉnh giảm số khấu hao năm 2007 trên sổ kế toán năm 2007 như sau:
Nợ TK 2141: 18.750.000
Có TK 136104 (máy thuộc XN 4): 18.750.000
Lập bảng tính và phân bổ khấu hao
Khi áp dụng nhiều phương pháp khấu hao thì không thể sử dụng một bảng tính và phân bổ khấu hao (theo mẫu như Bảng tính và phân bổ khấu hao ở chương 2). Vì vậy với mỗi nhóm TSCĐHH mà thuộc một phương pháp tính khấu hao sẽ lập một Bảng tính và phân bổ khấu hao riêng sau đó mới tổng hợp lên Bảng tính và phân bổ khấu hao toàn Công ty.
Biểu số 3.2: Bảng tính và phân bổ khấu hao theo phương pháp đường thẳng BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO THEO
PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG THẲNG Quý…năm… Chỉ tiêu Năm sử dụng
Toàn DN Các xí nghiệp, ghi Nợ TK 1361
NG KH XN 4 XN 6 … XN TC VP Nợ TK 6424 Ghi chú 1. Số KH đã trích quý trước 2. Số KH tăng trong quý này … … … … 3. Số KH giảm trong quý này … … … … 4. Số KH phải trích quý này
Biểu số 3.3: Bảng tính và phân bổ khấu hao theo phương pháp khấu hao nhanh BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO THEO
PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO NHANH
Quý…năm… TSCĐHH Tỉ lệ
KH
Toàn DN Các xí nghiệp, ghi Nợ TK 1361
GTCL KH XN 4 … XN TC
VP Nợ TK 6424
Biểu số 3.4: Bảng tính và phân bổ khấu hao theo sản lượng
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO THEO SẢN LƯỢNG
TSCĐHH Đơn vị SP Mức KHBQ đơn vị sp (đ)
Toàn DN Các xí nghiệp, ghi Nợ TK 1361 Sản lượng KH XN 4 … XN 75 VP ghi Nợ TK 6424
Hiện nay, Công ty mới chỉ trích khấu hao cho những TSCĐHH tham gia vào quá trình sản xuất còn những TSCĐHH không tham gia vào quá trình SXKD như các máy móc thiết bị chưa cần dùng, không cần dùng hay dùng cho hoạt động phúc lợi thì không trích khấu hao. Như vậy là phù hợp với QĐ 206, tuy nhiên trên thực tế các máy móc này vẫn bị hao mòn do chịu tác động của điều kiện tự nhiên. Để kế toán phản ánh đúng thực tế, Công ty nên áp dụng kết hợp với Thông tư 33/2005, trích khấu hao cho tất cả các TSCĐHH, khấu hao của những TSCĐHH không tham gia vào SXKD thì không tính vào chi phí SXKD
•Ý kiến thứ tư: đối với công tác sửa chữa lớn TSCĐHH
Để tránh biến động về chi phí SXKD trong kỳ và để giúp cho Công ty có đủ khả năng chi trả khi có nghiệp vụ sửa chữa lớn phát sinh thì Công ty (bao gồm cả xí nghiệp) nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn.
Định kỳ tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tính vào chi phí SXKD trong kỳ, ghi:
Nợ TK 627 (đối với các xí nghiệp) Nợ TK 642 (đối với văn phòng Công ty0
Có TK 335
Sau khi TSCĐHH hư hỏng phải sửa chữa lớn hoàn thành, kế toán căn cứ vào chi phí sửa chữa thực tế phát sinh để ghi sổ số đã trích:
Nợ TK 335
Có TK 2413
Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào số đã trích và chi phí thực tế phát sinh, điều chỉnh số đã trích:
- Nếu số trích trước nhỏ hơn chi phí thực tế phát sinh thì phải trích bổ sung tính vào chi phí của đối tượng sử dụng TSCĐHH
Nợ TK 627, 642 Có TK 335
- Nếu số trích trước lớn hơn chi phí sửa chữa thực tế thì phải hoàn nhập vào chi phí SXKD trong kỳ:
Nợ TK 335
Có TK 627, 642
•Ý kiến thứ năm: đối với công tác đầu tư TSCĐHH
Công ty cần lựa chọn đúng đắn phương pháp đầu tư và mua sắm TSCĐHH. Đây là một công việc quan trọng. Chất lượng đầu tư TSCĐHH tốt thì mới đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra và hiệu quả sử dụng mong muốn. Tuy nhiên, khi đổi mới TSCĐHH phải chú ý tạo một cơ cấu TSCĐHH phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty.
TSCĐHH của Công ty bao gồm nhiều loại trong đó thiết bị thi công công trình chiếm tỷ trọng lớn. Điều này phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất của Công ty. Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu máy móc thiết bị so với TSCĐHH khác vẫn chưa phù hợp. Công ty cần có kế hoạch hàng năm cho việc đầu tư TSCĐ sao cho phù hợp với điều kiện kinh doanh cũng như đặc điểm ngành nghề của Công ty.
Công ty cần tăng cường hơn nữa công tác tìm kiếm nguồn vốn đầu tư nhằm vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như hạn chế đến mức thấp nhất lãi vay ngân hàng vì điều đó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kết quả SXKD của Công ty. Mặt khác, TSCĐHH trong Công ty hiện nay là TSCĐHH thuộc sở hữu của Công ty, không có TSCĐHH đi thuê tài chính mà chỉ đi thuê hoạt động. Là ngành kinh doanh mang tính thời vụ, Công ty nên cân nhắc giữa việc mua TSCĐHH và đi thuê. Để sử dụng TSCĐHH có hiệu quả, không nhất thiết phải trang bị đầy đủ các loại TSCĐHH, các trường hợp những TSCĐHH chỉ cần thiết sử dụng trong một thời gian nhất định nào đó thì Công ty nên đi thuê. Có như vậy Công ty sẽ có thể tiết kiệm được một phần chi phí bảo quản và trông coi. Hơn nữa, thuê tài chính xem như một giải pháp về tài
chính giúp Công ty có them vốn trung và dài hạn với chi phí sử dụng vốn thấp hơn đi vay để mở rộng SXKD.
•Ý kiến thứ sáu: về việc thu hồi máy móc thiết bị khi kết thúc hợp đồng xây dựng
Theo VAS 15 “Hợp đồng xây dựng” và TT105/2003/TTBTC hướng dẫn thực hiện VAS 15, với máy móc thiết bị thi công chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng và đã trích hết khấu hao hết vào giá trị hợp đồng thì khi kết thúc hợp đồng xây dựng tiến hành thanh lý máy móc thiết bị và ghi giảm chi phí của Hợp đồng xây dựng như sau:
- Phản ánh số thu về máy móc thiết bị thi công: Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang - Phản ánh chi phí thanh lý máy móc thiết bị
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 131
- Ghi giảm thiết bị là máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng đã thanh lý Nợ TK 214
Có TK 211
•Ý kiến thứ bảy: kế toán quản trị TSCĐHH
Ngoài việc tổ chức kế toán tài chính TSCĐHH, Công ty nên quan tâm đến mảng kế toán quản trị TSCĐHH.
Kế toán cần phải mở sổ kế toán chi tiết và tổng hợp để phản ánh được một cách các chỉ tiêu về giá trị của TSCĐHH.
Kế toán cần lập Báo cáo kế toán quản trị về TSCĐHH trong đó tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐHH cũng như các khoản tổn thất do sử dụng TSCĐHH không đúng mục đích :
- Phân tích cơ cấu TSCĐHH dựa vào tỷ trọng từng bộ phận trong toàn bộ TSCĐHH
Ví dụ:Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty cổ phẩn Công trình đường thủy năm 2007
Công ty cổ phần Công trình Đường thủy là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, khối lượng TSCĐHH của Công ty khá lớn. Do đó, vấn đề làm thế nào để quản lý và sử dụng TSCĐHH đạt hiệu quả cao luôn được Ban lãnh đạo Công ty quan tâm.
Trong những năm qua, Công ty đã từng bước đầu tư đổi mới TSCĐHH, không ngừng hoàn thiện công tác kế toán TSCĐHH nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH trong quá trình SXKD. Nâng cáo hiệu quả SXKD tác động rất lớn trong việc tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, chi phí sản xuất thấp, giá thành hạ do đó nâng cao được lợi nhuận của Công ty. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐHH tại Công ty có thể đánh giá đầy đủ về hoạt động của TSCĐHH, quan sát mối quan hệ giữa việc sử dụng TSCĐHH với kết quả hoạt động SXKD, đánh giá được các chỉ tiêu hoàn thành hay không hoàn thành, nguyên nhân ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực từ đó đưa ra những mặt mạnh, yếu trong công tác quản lý TSCĐHH của Công ty. Trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp thích hợp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của TSCĐHH
Biểu số 3.5: Phân tích tỷ trọng, cơ cấu và tình hình biến động của TSCĐHH
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
Nguyên giá % Nguyên giá % +/- %
1. Nhà cửa, vật kiến trúc 7.610.491.707 23,34 6.601.270.707 19,65 (1.009.221.000) (15,28) 2. Máy móc, thiết bị 13.921.009.452 42,69 14.882.543.391 41,83 961.533.939 6,46 3. Phương tiện vận tải và truyền dẫn 7.406.326.130 22,71 8.785.114.014 27,89 1.378.787.879 15,69 4. Thiết bị dụng cụ quản lý 1.369.964.622 4,20 1.511.928.978 5,34 141.964.356 9,38 5. TSCĐ khác 2.298.132.342 7,05 1.813.068.595 3,38 (485.603.747) (26,75) Tổng 32.605.924.258 100 33.593.925.685 100 988.001.427 3,03 Qua biểu trên ta thấy TSCĐHH của Công ty năm 2007 tăng 988.001.427 đồng với tỷ lệ tăng là 3,03%. Điều đó chứng tỏ Công ty đã có cố gắng trong việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị. Tuy nhiên chúng ta cần phải xem xét mức độ tăng TSCĐHH này, cơ cấu đầu tư TSCĐHH có hợp lý không. Để đánh giá được điều này, chúng ta phải căn cứ vào cơ cấu từng loại TSCĐHH
Ta thấy: Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc năm 2007 so với năm 2006 giảm 1.009.221.000 đồng tương đương tốc độ giảm 15,28%. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất của Công ty bị thu hẹp
Máy móc thiết bị tăng 962.533.939 đồng tương ứng với tốc độ tăng 6,46%. Mức tăng này còn thấp so với nhu cầu sản xuất thực tế của Công ty.