Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex (Trang 43 - 48)

ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VINACONEX

Căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành, để hạch toán tiền lương kế toán sử dụng TK 334, TK 642, TK111, TK 112...

TK 334 dùng để tập hợp các khoản phải trả cho người lao động

TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp”: Do đặc điểm của Công ty là đấu thầu và quản lý dự án nên tiền lương của nhân viên trong Công ty được hạch toán vào chi phí Quản lý doanh nghiệp.

Chứng từ mà Công ty đang sử dụng để hạch toán tiền lương gồm: Bảng tính lương, Bảng thanh toán tiền lương, Giấy báo Nợ do ngân hàng lập, Uỷ nhiệm chi. Quy trình tính lương của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNACONEX có thể tóm tắt qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.10: Trình tự thủ tục tính lương và kế toán tiền lương

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính)

Phòng Hành chính

tổng hợp Bảng lương

Giám đốc duyệt

Phòng kế toán Thủ quỹ chi tiền

Vào cuối tháng, sau khi tập hợp được bảng chấm công do các phòng ban cung cấp, nhân viên phòng Hành chính tổng hợp và lập bảng tính lương. Bảng tính lương được chuyển để Giám đốc duyệt sau đó chuyển cho phòng Tài chính kế toán, kế toán sẽ lập giấy đề nghị thanh toán được Giám đốc duyệt chi. Thủ quỹ căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán đã được duyệt này để viết Uỷ nhiệm chi gửi cho Ngân hàng VIETCOMBANK để thanh toán tiền lương cho nhân viên. Tiền lương được trả vào tài khoản của từng nhân viên. Đồng thời Công ty sẽ nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng chuyển về. Đây là một đặc điểm đáng chú ý trong cách trả lương của Công ty. Cách trả lương này vừa chính xác, kịp thời, tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên.

Kế toán tiền lương lập bảng trích lương vào chi phí để phân bổ chi phí tiền lương vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.

Bảng 2.11: Bảng trích lương vào chi phí tháng 12 năm 2007 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KỸ THUẬT VINACONEX

BẢNG TRÍCH LƯƠNG VÀO CHI PHÍ THÁNG 12 NĂM 2007

Họ tên Lương HĐ Các khoản đóng góp Thuế TNCN BHXH (20%) BHYT (3%) Lương tháng thực lĩnh Tổng chi phí tiền lương Phân bổ lương vào Chi phí QLDN Nguyễn Trí Dũng 15.000.000 1.125.000 3.000.000 450.000 16.756.000 21.331.000 22.456.000

Nguyễn Tuấn Anh 10.000.000 555.555 2.000.000 300.000 11.056.780 13.912.335 11.612.335

Trần Đức Nhất 10.000.000 555.555 2.000.000 300.000 11.112.000 13.967.555 11.667.555

Lê Tuấn Hùng 10.000.000 555.555 2.000.000 300.000 11.756.110 14.611.665 12.311.665

Nguyễn Thị Xuân 7.000.000 222.222 1.400.000 210.000 7.650.000 9.482.222 7.872.222

Trần Quốc Toàn 4.500.000 900.000 135.000 4.650.000 5.685.000 4.650.000

Nguyễn Huy Khánh 7.000.000 222.222 1.400.000 210.000 7.650.000 9.482.222 7.872.222

Nguyễn Công Tâm 6.500.000 666.666 1.300.000 195.000 6.800.000 8.961.666 7.466.666

Lê Trọng Nghĩa 7.000.000 222.222 1.400.000 210.000 7.650.000 9.482.222 7.872.222 .... .... .... .... ... ... ... .... Tổng 400.000.00 0 18.000.000 80.000.000 12.000.00 0 450.000.00 0 549.560.23 0 480.056.000

Trên bảng tính lương

Lương thực lĩnh = Lương ngày công + Lương năng suất + Tiền làm thêm giờ

Trích lương vào chi phí = Lương tháng thực lĩnh + Thuế TNCN (nếu có)

Bảng tính lương là căn cứ quan trọng để kế toán định khoản và phản ánh chi phí nhân công vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu hiện nay của Công ty là Giám sát và quản lý dự án, tiền lương trả cho nhân viên là tương đối cao. Do vậy chi phí tiền lương là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí của Công ty, vì vậy việc tính toán chính xác và phản ánh kịp thời tiền lương là một việc hết sức cần thiết.

Kế toán sẽ định khoản như sau: Nợ TK 642- Công trình : 480.056.000

Có TK 334: 480.056.000

Thuế TNCN được phản ánh qua TK 3335. Trên thực tế, công ty trả lương cho công nhân theo tiền lương trên hợp đồng, Thuế TNCN được Công ty tính vào chi phí trong kỳ, về thực chất, đây là khoản trừ vào thu nhập của người lao động. Khi phản ánh thuế TNCN, kế toán định khoản: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 334: 18.000.000

Có TK 3335: 18.000.000

Hàng tháng nhân viên không phải tự đi nộp thuế TNCN mà Công ty sẽ nộp cho ngân sách nhà nước vào cuối mỗi tháng bằng TK của Công ty tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Đây là một đặc điểm rất thuận tiện cho nhân viên trong Công ty. Kế toán sẽ hạch toán thuế TNCN như sau:

Nợ TK 3335: 18.000.000

Có TK 11211.05 (BIDV): 18.000.000

Do công tác tính lương khá phức tạp trong khi người lao động lại cần có tiền lương hàng tháng để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt nên Công ty đã tiến hành tạm ứng trước tiền lương cho người lao động vào ngày 15 hàng tháng. Tỷ lệ tiền tạm ứng cho người lao động thường chiếm khoảng 50% tổng tiền lương của người lao động trong tháng. Tiền tạm ứng cũng được Công ty trả qua TK tại ngân hàng VIETCOMBANK. Khi tạm ứng, kế toán ghi sổ như sau:

Nợ TK 114: 250.000.000 Tổng chi phí tiền lương = Lương tháng thực lĩnh + Thuế TNCN (nếu có) + BHXH + BHYT

Có TK 1121.01(VIETCOMBANK): 250.000.000

Cuối tháng, khi có bảng lương tính toán chính xác số tiền thực lĩnh của nhân viên, kế toán căn cứ vào đó để trả nốt số còn lại cho nhân viên:

Nợ TK 334: Số thực lĩnh trong tháng Có TK 114: Số đã tạm ứng

Có TK 112.11.01(VIETCOMBANK): Số còn lại

Để phản ánh số tiền lương trả cho nhân viên trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 334: 450.000.000

Có TK 112.11.02(VIETCOMBANK): 450.000.000

Còn đối với một số nhân viên mới vào Công ty, do chưa mở được TK tại ngân hàng nên Kế toán sẽ trả bằng tiền mặt, khi trả tiền cho nhân viên, kế toán ghi:

Nợ TK 334: 6.320.150

Có TK 111: 6.320.150

Sơ đồ 2.12: Kế toán thanh toán với nhân viên tại Công ty

TK 141 TK 334 TK 642

TK 3335

TK 3383,3384

TK 111,112

Tạm ứng cho nhân viên

Thuế TNCN của Nhân viên

Phần đóng góp BHXH

Thanh toán TL cho NV

Chi phí tiền lương của Nhân viên quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật Vinaconex (Trang 43 - 48)