Hoạt động chính của Ngân hàng thương mại cổ phần NamViệt

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Trang 57 - 65)

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là hoạt động thường xuyên, chiếm vị trí quan trọng tại Navibank. Hoạt động huy động vốn tại Navibank bao gồm hoạt động huy động vốn chủ và huy động nợ tuy nhiên số dư huy động nợ chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu của Navibank qua các năm không ngừng tăng lên chủ yếu là huy động từ các cổ đông nội bộ. Nhờ sự góp vốn của các cổ đông mà vốn điều lệ của ngân hàng không ngừng tăng_ vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng từ 70 tỷ tại ngày 26/05/2006 lên tới 1,000 tỷ vào ngày 26/07/2007. Cùng với sự gia tăng của vốn điều lệ, sự gia tăng của các quỹ và lợi nhuận để lại qua các năm khiến cho vốn chủ sở hữu của ngân hàng liên tục tăng qua các năm

Navibank huy động nợ từ các tổ chức kinh tế, cá nhân và trên thị trường liên ngân hàng trong đó thì nguồn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 70% tổng nợ huy động. Nếu xét theo thời hạn huy động nợ thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ huy động, năm 2008 chiếm tới 74.69% tổng nợ huy động.

Navibank cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tiền gửi đa dạng, tiện ích, đáp ứng mọi nhu cầu gửi tiền của khách hàng bao gồm:

Tiền gửi thanh toán Tiền gửi bậc thang Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tích lũy giá trị

Số nợ huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm từ 30-35% tổng nợ huy động của ngân hàng bao gồm cả các khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng và tiền đi vay của các tổ chức này tuy nhiên chủ yếu là các khoản tiền gửi. Các khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại ngân hàng thường để bão lãnh cho khách hàng vay vốn tại Navibank.

Từ khi chính thức trở thành ngân hàng đô thị Navibank đã phát triển không ngừng, trong 3 năm qua thì hoạt động huy động nợ ngân hàng luôn tăng trưởng ở mức cao, chi tiết về mức tăng trưởng nợ qua các năm và cơ cấu huy động nợ được thể hiện chi tiết ở bảng dưới đây:

Bảng 2.1 Cơ cấu huy động nợ

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Tiêu chí

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Theo đối tượng 505,018 100.00% 9,025,708 100.00% 9,574,311 100.00%

1 Cá nhân 146,65 7 29.04% 3,165,81 8 35.08% 4,976,89 4 51.98% 2 Doanh nghiệp 202,10 8 40.02% 2,957,75 0 32.77% 1,195,20 7 12.48% 3 Tổ chức tín dụng 156,25 3 30.94% 2,902,14 0 32.15% 3,402,21 0 35.53% Theo thời hạn 505,01 8 100.00% 9,025,70 8 100.00% 9,574,31 1 100.00% 1 Không kỳ hạn 96,256 19.06% 2,345,70 0 25.99% 352,444 3.68% 2 Ngắn hạn 304,52 6 60.30% 5,041,05 1 55.85% 7,150,91 2 74.69% 3 Trung dài hạn 104,23 6 20.64% 1,638,95 7 18.16% 2,070,95 6 21.63% Theo đơn vị 505,01 8 100.00% 9,025,70 8 100.00% 9,574,31 1 100.00% 1 Hội sở chính 359,77 5 71.24% 6,241,28 6 69.15% 7,004,17 3 73.16% 2 Chi nhánh Kiên Giang 24,847 4.92% 116,438 1.29% 216,681 2.26% 3 Chi nhánh Hà Nội 120,39 6 23.84% 2,150,84 5 23.83% 1,278,71 2 13.36% 4 Chi nhánh Hải Phòng 0 0.00% 210,066 2.33% 455,298 4.76% 5 Chi nhánh Đà Nẵng 0 0.00% 260,079 2.88% 466,601 4.87% 6 Chi nhánh Cần Thơ 0 0.00% 46,994 0.52% 152,846 1.60%

Nguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008của Navibank 2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn

a. Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hoạt động sử dụng vốn của Navibank . Đối tượng cho vay của Navibank là các khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng có

nhu cầu vay vốn. Trong hoạt động cho vay thì đối tượng khách hàng doanh nghiệp chiếm dư nợ cho vay lớn nhất. Nếu xét theo thời hạn cho vay, các khoản vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong những năm qua. Đối với khách hàng cá nhân Navibank cung cấp các khoản vay sau:

- Cho vay mua xe ô tô; - Cho vay mua bất động sản; - Cho vay mua nhà, đất dự án; - Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà;

- Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh hộ gia đình;

- Cho vay trung hạn hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh hộ gia đình; - Cho vay đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị;

- Cho vay tiêu dùng; - Cho vay du học;

- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi; - Cho vay tín chấp đối với cán bộ quản lý;

Đối với khách hàng doanh nghiệp Navibank cung cấp cho khách hàng các khoản vay hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh sau:

- Cho vay bổ sung vốn lưu động;

- Cho vay tài trợ nhập hàng hóa, nguyên vật liệu, phục vụ hoạt động nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu;

- Cho vay sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;

- Cho vay đầu tư nhà xưởng, nhà kho, văn phòng; - Cho vay trung hạn hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh; - Cho vay đầu tư tài sản cố định;

- Cho vay thực hiện dự án nhà ở, đất ở cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vay để thực hiện dự án nhà ở đất ở.

- Cho vay dành cho các doanh nghiệp kinh doanh xe ôtô để thanh toán tiền mua xe.

- Cho vay đầu tư xe ôtô đối với các doanh nghiệp vận tải; - Cho vay đầu tư tàu biển đối với các doanh nghiệp vận tải; - Thấu chi tài khoản tiền gửi (tín chấp). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các tổ chức tín dụng có yêu cầu vay vốn tại ngân hàng, Navibank sẽ cung cấp các khoản vay theo yêu cầu với lãi suất cạnh tranh.

Dư nợ cho vay không ngừng tăng qua các năm. Dư nợ cho vay tăng đột biến trong năm 2007. Năm 2007, dư nợ cho vay đạt 4,363 tỷ đồng gấp 12.32 lần so với năm 2006 do trong năm 2007 ngân hàng mở rộng thị trường, huy động nợ gấp 17.87 lần so với năm 2006, ngân hàng đã được nhiều cá nhân và tổ chức kinh tế biết đến hơn. Năm 2008 dư nợ cho vay vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng 25.46% đạt 5,475 tỷ. Chi tiết về cơ cấu dư nợ cho vay được thể hiện ở các bảng, biểu dưới đây:

Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ chovay

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Tiêu chí

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Theo thành phần kinh tế 354,25 5 100.00% 4,363,44 6 100.00% 5,474,55 9 100.00% 1 Cá nhân 159,69 8 45.08% 2,439,37 8 55.90% 2,302,12 7 42.05% 2 Tổ chức kinh tế 194,55 7 54.92% 1,924,06 8 44.10% 3,172,43 2 57.95% Theo thời hạn 354,25 5 100.00% 4,363,44 6 100.00% 5,474,55 9 100.00% 1 Ngắn hạn 227,00 7 64.08% 1,638,83 6 37.56% 1,961,76 6 35.83%

2 Trung dài hạn 127,24 8 35.92% 2,724,61 0 62.44% 3,512,79 3 64.17% Theo đơn vị 354,25 5 100.00% 4,363,44 6 100.00% 5,474,55 9 100.00% 1 Hội sở chính 267,21 5 75.43% 2,779,60 1 63.70% 3,359,65 5 61.37% 2 Chi nhánh Kiên Giang 16,331 4.61% 201,429 4.62% 268,933 4.91% 3 Chi nhánh Hà Nội 70,709 19.96% 673,141 15.43% 798,638 14.59% 4 Chi nhánh Hải Phòng 0 0.00% 265,465 6.08% 506,306 9.25% 5 Chi nhánh Đà Nẵng 0 0.00% 288,839 6.62% 334,482 6.11% 6 Chi nhánh Cần Thơ 0 0.00% 154,971 3.55% 206,545 3.77%

Nguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 của Navibank b. Hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần

Nam Việt đã triển khai các hoạt động đầu tư, góp vốn vào các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Hoạt động đầu tư của ngân hàng bao gồm đầu tư tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng và đầu tư góp vốn, liên doanh, mua cổ phần.

- Đầu tư tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng : Hiện nay Navibank có số dư tiền gửi có kỳ hạn tại nhiều tổ chức tín dụng trên toàn quốc với số dư lên tới 4,031,971 triệu đồng, chiếm 36.98% tổng tài sản. Số dư tiền gửi tại tổ chức tín dụng tăng nhanh qua các năm, năm 2006 số dư tiền gửi có kỳ hạn của Navibank tại các tổ chức tín dụng là 408,536 triệu đồng đến năm 2007 con số này đã tăng lên gấp 9.22 lần và năm 2008 tăng gấp 9.87 lần. Số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác nhằm mục đích bảo lãnh cho khách hàng và nhằm đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết.

- Đầu tư góp vốn, liên doanh, mua cổ phần :

Từ năm 2006 tới nay Navibank luôn sử dụng một phần vốn huy động đầu tư vào các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Trong năm 2006 số dư góp vốn kinh doanh của ngân hàng đạt 98,591 triệu đồng. Ngoài ra được sự chấp thuận

của ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng đã thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý nợ và khai thác tài sản Nam Việt ngân hàng nhằm đa dạng hóa hoạt động trên thị trường tài chính. Năm 2007, số dư góp vốn kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng 132.49% so với 2006 và đạt 229,211 triệu đồng. Hiện nay Navibank đang góp vốn vào 13 doanh nghiệp với số dư đầu tư, góp vốn, mua cổ phần tính tới cuối năm 2008 là 394,738 triệu đồng, tăng 72.22% so với năm 2007 trong đó ngân hàng chuyển vốn cho Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Nam Việt ngân hàng 47,000 triệu đồng.

c. Hoạt động bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt trải qua ba năm đi vào thực hiện song chưa phải là hoạt động mang lại nhiều doanh thu cho ngân hàng, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh chiếm chưa tới 1% so với tổng doanh thu. Ngân hàng bảo lãnh cho khách hàng trong những việc cụ thể là: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh tham gia dự thầu, bảo lãnh đảm bảo thanh toán. Tổng giá trị bảo lãnh năm 2007 đạt gần 100 tỷ đồng, tăng gần 25% so với tổng giá trị bảo lãnh năm 2006, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh đạt 250 triệu đồng. Năm 2008 tổng giá trị bảo lãnh đạt gần 100 tỷ đồng, tăng gấp 25 lần so với tổng giá trị bảo lãnh năm 2007 trong đó tỷ trọng nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm hơn70% tổng giá trị bảo lãnh. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh năm 2008 đạt gần 1,600 triệu đồng, gấp 6.4 lần năm 2007 song doanh thu từ hoạt động bảo lãnh mới chỉ chiếm 0.12% tổng doanh thu của ngân hàng.

2.1.2.3 Các hoạt động khác a. Hoạt động thanh toán

Navibank cung cấp cho khách hàng mọi dịch vụ thanh toán nội địa và quốc tế tiện ích, nhanh chóng, linh hoạt. Nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng đang dần tăng lên, đón đầu nhu cầu đó của thị trường Navibank cung cấp các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng bằng việc cung cấp các loại thẻ: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng. Navibank cũng đã xây dựng được hệ thống máy ATM ở tất cả các tỉnh thành có chi nhánh của Navibank trên toàn quốc. Đầu năm 2008 Navibank đã gia nhập vào hai hệ thống liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam là ATM Smartlink và Banknet. Ngân hàng cũng có quan hệ đại lý với hơn 30 tổ chức tín dụng nước ngoài. Ngân hàng tiến hành nghiên cứu và phát triển hệ thống các ngân hàng đại lý của NH TMCP Nam Việt trên phạm vi cả nước đã nâng cao tính chính xác, an toàn và quan trọng hơn là đẩy nhanh tốc độ xử lý các lệnh thanh toán. Còn đối với hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt trong hai năm vừa qua Navibank đẩy mạnh doanh thu từ dịch vụ nhờ thu và phát hành L/C, thanh toán L/C.

Doanh thu từ hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế của Navibank không ngừng tăng lên: doanh thu từ thanh toán trong nước năm 2007 cao gấp 4 lần so với năm 2006, năm 2008 thì cao gấp 12.80 lần so với năm 2006 và gấp 3.20 lần so với năm 2007 còn doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế từ 92 triệu đồng năm 2006 đã lên tới 2300 triệu đồng năm 2008, gấp 25 lần so với năm 2006.

b. Hoạt động kinh doanh ngoại hối

Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Navibank chỉ thực sự khởi sắc hơn sau khi có quyết định chính thức của NHNN công nhận Navibank đủ điều kiện được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối song doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối vẫn còn rất khiêm tốn và hoạt động kinh doanh chủ yếu là mua bán USD. Năm 2007 tổng giá trị giao dịch mua bán ngoại tệ đạt khoảng 80 triệu USD trong

đó giao dịch mua bán ngoại tệ USD chiếm tỷ trọng trên 95% tổng giá trị giao dịch. Tổng giá trị giao dịch mua bán ngoại tệ năm 2008 đạt 298 triệu USD tăng 218 triệu USD (272%) so với năm 2007 trong đó giao dịch mua bán ngoại tệ USD chiếm tỷ trọng khoảng 92% tổng giá trị giao dịch.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Trang 57 - 65)