Điều kiện thuận lợi để triển khai dịch vụ bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Trang 75 - 95)

2.3.1 Điều kiện thuận lợi để triển khai dịch vụ bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt thương mại cổ phần Nam Việt

2.3.1.1 Đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật

Để có thể triển khai bao thanh toán mọi ngân hàng đều phải đáp ứng đủ các yêu cầu của pháp luật, đó là cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự ra đời và vận hành của một hoạt động mới. Chiếu theo Điều 7 của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng và Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế, NHTMCP Nam Việt có đủ điều kiện để được hoạt động bao thanh toán, bao gồm cả bao thanh toán nội địa và bao thanh toán xuất- nhập khẩu.

Hoạt động bao thanh toán là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro tương tự như hoạt động cho vay vì vậy trước khi được hoạt động bao thanh toán ngân hàng phải có đầy đủ các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay mới có thể quản lý rủi ro tốt khi thực hiện bao thanh toán. Trong Quyết định sửa đổi Quy chế có quy định “Tỷ lệ nợ nợ xấu trên tổng dư nợ tại thời điểm cuối từng tháng của ba tháng gần nhất dưới 5%; không vi phạm các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng”. Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu tạo doanh thu cho ngân hàng, ngân hàng luôn muốn mở rộng dư nợ cho vay tuy nhiên Navibank không mở rộng dư nợ cho vay bằng mọi giá, mở rộng phải đi đôi với an toàn. Trong những năm qua Navibank vẫn luôn duy trì chất lượng chovay tốt, điều đó thể hiện qua các bảng, biểu dưới đây:

Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ xấu

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Tiêu chí Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số dư Số dư Số dư

1 Dư nợ cho vay 354,255 4,363,446 5,474,559

2 Nợ xấu 3,684 6,982 159,310

3 Tỷ lệ nợ xấu 1.04% 0.16% 2.91%

Nguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 của Navibank

Biểu đồ 2.9 diễn biến số dư nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 của Navibank

Xu hướng chung là số dư nợ xấu tăng dần qua các năm đặc biệt tăng mạnh trong năm 2008 với số dư nợ xấu lên tới 159,310 triệu đồng, gấp 22.82 lần năm

2007 và gấp 43.24 lần năm 2006. Đó là xu hướng tăng tất yếu do trong những năm qua dư nợ cho vay cũng tăng không ngừng, rủi ro luôn gắn liền với cho vay. Song điều đáng quan tâm hơn là tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu năm 2007 là 1.04% giảm so với năm 2006 cho dù số dư nợ xấu tăng, nguyên nhân là do tốc độ tăng dư nợ cho vay lớn hơn so với tốc độ tăng nợ xấu (tốc độ tăng dư nợ cho vay là 1131.72% , tốc độ tăng nợ xấu là 89.5%) Kết quả đó cho thấy chất lượng cho vay được cải thiện đáng kể so với năm trước. Đó là điều bất kỳ nhà quản lý ngân hàng nào đều mong muốn. Tới năm 2008 tuy dư nợ cho vay tiếp tục tăng trưởng cao_115.46% so với năm 2007 song nợ xấu tăng trưởng 2181.88% so với năm 2007 khiến cho tỷ lệ nợ xấu năm 2008 tăng vượt so với hai năm trước đó ở mức 2.91%. Các khoản nợ xấu trong năm 2008 tăng cao vào quý cuối năm là do những biến đổi theo chiều hướng xấu của nền kinh tế khiến cho khả năng trả nợ của khách hàng giảm đi. Tuy nhiên với mức nợ xấu như vậy cho thấy Navibank vẫn có thể kiểm soát an toàn các khoản cho vay của mình. Đó là nền tảng cơ sở vững chắc cho việc đảm bảo an toàn hoạt động khi phát triển bao thanh toán.

Cũng theo Quy chế này, khi phát triển bao thanh toán, Navibank có đủ điều kiện cung cấp cho khách hàng các hình thức bao thanh toán đa dạng, có thể thực hiện cả bao thanh toán nội địa vào bao thanh toán xuất- nhập khẩu. Tại Khoản 2 Điều 7 Quy chế quy định tổ chức tín dụng xin hoạt động bao thanh toán xuất- nhập khẩu phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Mới đây, ngày 18/9/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã xác nhận Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt đủ điều kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường. Theo đó, NaviBank được cung cấp các giao dịch hối đoái dưới hình thức giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn, hợp đồng tương lai và các giao dịch hối đoái khác theo thông lệ quốc tế; ủy nhiệm cho tổ

chức tín dụng khác và tổ chức kinh tế làm đại lý cung ứng một số dịch vụ ngoại hối, bao gồm dịch vụ đổi ngoại tệ, dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ và các dịch vụ khác. Navibank cũng được cho phép cung cấp các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản bằng ngoại hối; cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư bằng ngoại hối (mua, bán, sáp nhập, bảo lãnh và làm đại lý phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ…); cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối. NaviBank cũng được thực hiện các hoạt động ngoại hối khác theo thông lệ quốc tế và phù hợp với pháp luật Việt Nam. Như vậy Navibank cũng hoàn toàn có đủ điều kiện thực hiện hoạt động bao thanh toán xuất- nhập khẩu.

Ngoài các điều kiện cho phép của pháp luật NH TMCP Nam Việt còn có nhiều điều kiện thuận lợi khác để có thể phát triển bao thanh toán.

2.3.1.2 Điều kiện của ngân hàng a. Vốn

Trong những năm qua hoạt động huy động vốn của Navibank rất phát triển, đây là điều kiện cần thiết để phát triển tất cả các hoạt động khác của ngân hàng và là điều kiện tốt để ngân hàng có thể phát triển hoạt động bao thanh toán. Phát triển bao thanh toán chủ yếu sử dụng vốn ngắn hạn do bao thanh toán chỉ tài trợ cho các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn thanh toán còn lại ít hơn 180 ngày.

Navibank huy động vốn từ hai nguồn: nợ và vốn chủ song chủ yếu là từ nợ. Kết quả của hoạt động huy động nợ của ngân hàng sẽ là yếu tố quyết định, ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô phát triển hoạt động bao thanh toán vì vậy trước khi triển khai hoạt động bao thanh toán việc xem xét tình hình huy động nợ là

một điều cần thiết. Kết quả hoạt động huy động nợ qua ba năm hoạt động của Navibank được thể hiện trong bảng dưới đây:

Biểu đồ 2.10 Tình hình huy động nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt từ năm 2006 tới năm 2008

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 của Navibank

Theo biểu đồ ở trên ta thấy tổng nợ huy động của ngân hàng không ngừng tăng lên trong cả 3 năm cho thấy những chính sách thu hút khách hàng của ngân hàng được điều chỉnh hợp lý theo những biến động của thị trường và mang lại

hiệu quả. Đáng chú ý là năm 2007, tổng nợ huy động là 9,025,708 triệu đồng, tăng 17.87 lần so với năm 2006. Trước đây, ngân hàng chỉ được biết đến ở miền Nam, sau khi ngân hàng lập thêm một loạt chi nhánh ở các tỉnh khác trong năm 2007 hình ảnh ngân hàng đã tới mọi người dân. Đó là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực nghiên cứu và mở rộng thị trường của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng. Năm 2008 đánh dấu những biến động tình hình tài chính thế giới và đã có tác động tới thị trường tài chính Việt Nam, các ngân hàng không hoạt động khởi sắc như năm 2007 và năm 2006, tổng nợ huy động của Navibank chỉ tăng 6.08% so với năm 2007_thấp hơn so với kế hoạch đặt ra 73.92%.

Trong cơ cấu huy động nợ theo thời hạn huy động nợ, các khoản nợ ngắn hạn của Navibank tăng trưởng ngày càng nhanh tạo điều kiện tăng khả năng tài trợ ngắn hạn cho khách hàng của ngân hàng và thông qua nghiệp vụ chuyển hoán kỳ hạn của nguồn, một phần của nợ ngắn hạn sẽ được dùng cho các khoản đầu tư, tài trợ dài hạn.. Chi tiết cơ cấu huy động nợ theo thời hạn huy động của

Biểu đồ 2.11 Cơ cấu huy động nợ theo thời hạn huy động nợ

Nguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 của Navibank

Các khoản nợ huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn 55% so với tổng nợ huy động đặc biệt là trong năm 2008, các khoản nợ ngắn hạn tăng 1.4 lần so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng tới 74.69% trong tổng nợ huy động. Điều này là do cơn sốt lãi suất vào quý II năm 2008, lãi suất tiền gửi ngắn hạn liên tục tăng, vào ngày 22/06/2008 lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng lên tới 19%/

năm, kỳ hạn 1 tháng lãi suất 18%, kỳ hạn 2 tháng 18,2%, 3 tháng 18,3%. Trước tình hình đó khách hàng liên tục gửi ngắn hạn để hưởng lãi suất cao trong khi đó thì tiền gửi không kỳ hạn giảm đột biến, chỉ còn 352 tỷ đồng, chỉ bằng 15.03% so với số dư năm 2007.

Các khoản nợ dài hạn của Navibank có xu hướng chiếm tỷ trọng giảm dần, nhường chỗ cho nợ ngắn hạn song số dư các khoản nợ dài hạn vẫn tăng đều đặn trong cả 3 năm, năm 2007 tăng gấp 15.72 lần so với năm 2006 và năm 2008 tăng gấp 1.26 lần so với năm 2007 song trong tương lai để có thêm nguồn dài hạn phục vụ cho các hoạt động dài hạn thì ngân hàng cần chú trọng thu hút thêm nguồn vốn này.

Huy động thêm vốn chủ khó khăn hơn nhiều so với huy động nợ. Vốn chủ sở hữu của Navibank qua các năm không ngừng tăng lên chủ yếu là huy động từ các cổ đông nội bộ. Nhờ sự góp vốn của các cổ đông mà vốn điều lệ của ngân hàng không ngừng tăng cùng với sự gia tăng của các quỹ và lợi nhuận để lại qua các năm khiến cho vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng lên. Song điều đáng chú ý nhất là sự gia tăng của vốn điều lệ, vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng từ 70 tỷ tại ngày 26/05/2006 lên tới 1,000 tỷ vào năm 2007.

Biều đồ 2.12 Quá trình gia tăng vốn điều lệ tại

Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt từ năm 2006 tới năm 2008

Nguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 của Navibank

Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt có tiền thân là Ngân hàng thương mại nông thôn sông Kiên khi thành lập chỉ có số vốn điều lệ là 3 tỷ đồng. Tới năm 2004 do kinh doanh thua lỗ số vốn điều lệ của ngân hàng giảm xuống một nửa chỉ còn 1.5 tỷ đồng. Được sự góp vốn của các doanh nghiệp lớn, tới năm 2006 ngân hàng được giao dịch chính thức với tên Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt với số vốn điều lệ là 350 tỷ, gấp 116.67 lần so với khi thành lập. Vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên 500 tỷ đồng vào 29/12/2006. Ngày 26/07/2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn chấp thuận cho Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ Đồng lên 1.000 tỷ Đồng, vốn tăng thêm chủ yếu được đóng góp bởi các cổ đông của ngân hàng. Như vậy kể từ khi chính thức ra mắt thị trường với tên Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt thì ngân hàng đã tăng số vốn điều lệ lên gấp 333.33 lần, đây là sự cố gắng lớn lao của các cổ đông ngân hàng. Đây là một điều kiện quan trọng để ngân hàng có thể phát triển mạng lưới chi nhánh ra

toàn quốc và nó cũng góp phần khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường tài chính khi ở Việt Nam hiện nay còn tới 9 ngân hàng có số vốn điều lệ dưới 1,000 tỷ đồng; 19 ngân hàng có vốn điều lệ từ 1,000 tới 2,000 tỷ đồng và chỉ có 7 ngân hàng có vốn điều lệ trên 2,000 tỷ đồng. Đó cũng là điều kiện tốt để xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động bao thanh toán.

Nếu tiếp tục giữ đà tăng trưởng cao trong thời gian tới thì Navibank sẽ không phải lo lắng thiếu vốn cho hoạt động bao thanh toán và tác động trở lại, phát triển bao thanh toán sẽ giúp ngân hàng sử dụng hiệu quả hơn số vốn huy động được, tạo thêm doanh thu cho ngân hàng.

b. Nguồn nhân lực

Nhân lực là yếu tố quyết định tới sự thành công của mỗi ngân hàng. Xác định được điều đó Navibank luôn chú trọng thu hút và phát triển nguồn nhân lực có kinh nghiệm thực tiễn, trình độ chuyên môn cao. Cán bộ, nhân viên Navibank công tác tại ngân hàng bao gồm:

Nhân sự là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành của ngân hàng bao gồm 18 người trong đó có 10 người có trình độ trên Đại học và 08 người có trình độ Đại học.

Cán bộ nhân viên của toàn ngân hàng

Bảng 2.13 Cán bộ nhân viên Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

Chỉ tiêu phân loại

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

SL (người) Tỷ trọng (%) SL (người) Tỷ trọng (%) SL (người) Tỷ trọng (%)

Nguồn: báo cáo thường niên 2006, 2007 và 2008 của Navibank

Trình độ chung của cán bộ nhân viên ngân hàng là Đại học và trên Đại học chiếm hơn 70% tổng số lượng cán, bộ nhân viên ngân hàng. Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò nòng cốt cho mọi hoạt động ngân hàng. Hơn nữa, đặc điểm nổi bật của Navibank là đội ngũ nhân sự trẻ với độ tuổi 25-35 tuổi chiếm tới gần 80% tổng số cán bộ, nhân viên ngân hàng. Họ là những người trẻ tuổi, có trình độ, năng động và nhạy bén trong công việc vì vậy có khả năng đón nhận, học hỏi, áp dụng những kiến thức mới nhanh chóng. Họ cũng là những người đang làm việc trong môi trường công nghệ hiện đại, tiếp xúc với những kỹ thuật tiên tiến nhất. Họ là những thành phần nòng cốt cho nguồn nhân sự phát triển hoạt động bao thanh toán đặc biệt là đội ngũ chuyên viên tín dụng đã có kinh nghiệm trong quản lý các khoản nợ của khách hàng, am hiểu nhiều ngành, nghề, lĩnh vực.

c. Mạng lưới ngân hàng

Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt sau ba năm phát triển mạnh mẽ đã xây dựng được hệ thống mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc. Hiện nay Navibank đã mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn quốc với mạng lưới giao dịch gồm 01 Hội sở chính, 05 Chi nhánh và 72 Phòng Giao dịch đặt tại các địa bàn trọng điểm về kinh tế như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Kiên Giang, Bình Dương, Vũng Tàu… Mạng lưới chi nhánh rộng như vậy tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng thị trường, có điều kiện tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng. Với mối quan hệ phức tạp, rải rác trong

quan hệ bao thanh toán, mạng lưới chi nhánh rộng sẽ giúp cho ngân hàng quản lý khách hàng hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian.

d. Công tác thẩm định khách hàng

Trước khi quyết định ứng trước các khoản phải thu cho khách hàng ngân hàng phải tiến hành công tác thẩm định khách hàng toàn diện, chặt chẽ. Tuy có những điểm khác biệt song về cơ bản việc xây dựng chương trình đánh giá khách hàng bao thanh toán được xây dựng trên nền tảng cơ bản của chương trình đánh giá tín nhiệm khách hàng cho vay.

Để đánh giá khách hàng khi cho vay Navibank tiến hành xếp hạng khách hàng thông qua công tác chấm điểm tín nhiệm khách hành. Sau khi hoàn tất hồ sơ gửi tới Navibank, thông tin khách hàng sẽ được nhập vào phần mềm quản lý thông tin khách hàng (Microbank). Dựa trên thông tin khách hàng cung cấp, phần mềm sẽ tự động phân loại khách hàng theo quy mô (lớn- vừa-nhỏ) và theo ngành

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Trang 75 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w