Giải pháp mở rộng và phát triển sản phẩm mới

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội (Trang 63 - 64)

Trong tình hình hiện nay ngày càng có nhiều ngân hàng ra đời và phát triển nhanh chóng vì vậy đòi hỏi các sản phẩm TDTD phải ngày càng đa dạng, phong phú để có thể kịp thời đáp ứng nhu cầu tốt nhất đối với khách hàng, mặt khác, ngày nay, đời sống của người dân ngày càng cao, họ mong muốn được sử dụng các sản phẩm là thành những tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ cao. Sản phẩm mới là những sản phẩm mới xuất hiện lần đầu trên thị trường hoặc sản phẩm mà ngân hàng mình chưa có. Việc đầu tiên để phát triển sản phẳm mới là xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới, sau đó hình thành các ý tưởng, lựa chọn ý tưởng, thử nghiệm và kiểm định, cuối cùng đưa sản phẩm ra thị trường.

Ví dụ - Cho vay cán bộ công nhân viên: Mỗi cán bộ công nhân viên vay vốn sẽ được mở một tài khoản và được cấp thẻ tín dụng để chi tiêu. Bên cạnh thẻ chính của người vay nên thiết lập thêm thẻ phụ cho các thành viên trong gia đình để bố mẹ quản lý chi tiêu của con cái, có thể cho phép con cái được thấu chi ở một hạn mức nhỏ. Đối với các khách hàng duy trì được hạn mức theo quy

thưởng hợp lí, kết hợp công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho khách hàng khi phát hành thẻ.

Bên cạnh đó, Chi nhánh nên đưa ra các mức phạt đối với khách hàng thường xuyên không duy trì số dư tối thiểu này.

Khi một sản phẩm mới ra đời Chi nhánh cần có những hoạt động marketing để giới thiệu, quãng bá sản phẩm của ngân hàng mình đến với nhiều khách hàng, Chi nhánh không chỉ làm cho khách hàng biết đến sản phẩm mà còn phải đưa ra những tiện ích, lợi thế của sản phẩm nhằm đem đến cho khách hàng sự hài lòng khi sử dụng. Chính vì vậy, Marketing là lĩnh vực không thể thiếu trong quá trình đưa sản phẩm mới ra thị trường. Thực tế trong thời gian vừa qua hoạt động Marketing của ngân hàng đã mang lại những kết quả đáng mừng, tuy nhiên để đứng vững được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường thì ngân hàng cầc phải chú trọng và đẩy mạnh hoạt động marketing hơn nữa. Đối với phòng Marketing, Chi nhánh nên củng cố đội ngũ nhân viên, các nhân viên tham gia hoạt động marketing phải khéo léo trong việc vận dụng bốn chiến lược: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến hỗn hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội (Trang 63 - 64)