Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội (Trang 49 - 52)

* Quy trình cho vay của tín dụng tiêu dùng.

khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng sẽ gặp gỡ cán bộ tín dụng và cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ vay vốn.

Hồ sơ vay vốn phục vụ đời sống bao gồm: - Đơn xin vay vốn phục vụ đời sống. - Phương án vay vốn phục vụ đời sống.

- Cam kết trả nợ từ lương được thủ trưởng cơ quan, đơn vị xác nhận và đóng dấu hoặc hợp đồng thế chấp, cầm cố và đăng ký thế chấp, cầm cố, đăng ký giao dịch đảm bảo...

- Hợp đồng tín dụng .

Để hoàn thành bộ hồ sơ này, khách hàng gặp không ít khó khăn. Có những khách hàng không được sự xác nhận, ủng hộ của cơ quan công tác và cũng có những khách hàng không được sự xác nhận của chính quyền địa phương về sở hữu nhà ở hay quyền sử dụng đất. Đó là một trong rất nhiều những khó khăn mà khách hàng gặp phải khi hoàn thành bộ hồ sơ vay vốn.

- Trước hết, ngân hàng phải thẩm định năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của khách hàng.

- Xem xét và thẩm định mức lương của khách là cán bộ công nhân viên để quyết định mức cho vay hợp lý.

- Thẩm định điều kiện, hoàn cảnh gia đình, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.

Quá trình thẩm định rất phức tạp, số lượng khách hàng lại nhiều nên đòi hỏi cán bộ tín dụng phải làm việc với thời gian tối đa, có khi họ phải làm việc ngoài giờ. Trong quá trình này có khi còn xảy ra rủi ro như khách hàng có âm mưu lừa đảo, gia đình, cơ quan của khách hàng không tạo điều kiện để cán bộ tín dụng làm việc của mình.

trình lên Trưởng phòng tín dụng để xét duyệt cho vay.

Công tác giải ngân được thực hiện theo phương pháp trực tiếp nên gây nhiều rắc rối. Số lượng khách hàng đông nên công tác giải ngân sẽ gây mất nhiều thời gian khiến khách hàng nhiều khi phải chờ đợi lâu.

Công tác giám sát và thu nợ lãi là công việc của tín dụng. Sau khi phát tiền vay cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay không. Đến kỳ hạn trả lãi cũng như trả gốc, cán bộ tín dụng phải thông báo cho khách hàng và giám sát họ trả nợ đúng hạn.

* Công nghệ ngân hàng

Mặc dù hệ thống Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội đã thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá, ở một số lĩnh vực, bộ phận của ngân hàng tuy nhiên ở trong bộ phận tín dụng nói chung và hoạt động TDTD nói riêng, công nghệ ngân hàng vẫn chưa được ứng dụng một cách đầy đủ, đồng bộ và hoàn thiện. Việc phân chia chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận, cán bộ nhân viên còn chưa rõ ràng, cụ thể như chưa có sự tách bạch giữa bộ phận thẩm định dự án,... thêm nữa, việc quản lý, lưu trữ hồ sơ và các thông tin về khách hàng còn chưa thuận tiện, gây khó khăn trong việc tra cứu cũng như xem xét thông tin khách hàng.

Trong thời gian tới, nhất là khi các ngân hàng quốc tế xâm nhập vào thị trường Việt Nam, trình độ công nghệ ngân hàng của NHTM trong nước nếu không có những đổi mới, cải tiến và phát triển thì ngân hàng trong nước sẽ bị thua thiệt trong quá trình cạnh tranh và hoạt động. Các ngân hàng nước ngoài với trình độ công nghệ cao, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến sẽ có những tác động đáng kể đến ngân hàng trong nước, trong đó có hệ thống Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội. Vì vậy cần phải trang bị cho bộ phận tín dụng các trang thiết bị máy móc một cách đầy đủ, hiện đại để các cán bộ tín dụng có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất, chính xác nhất khi làm việc cũng

như nắm bắt các thông tin về khách hàng, mà hiện nay công nghệ ngân hàng mới chỉ áp dụng cho bộ phận kế toán là chính. Vì vậy NHTM cần trang bị đồng đều cho cả hai bộ phận này để mỗi nhân viên ngân hàng có thể hoàn thành công việc của mình một cách chính xác nhất, mang lại hiệu quả cao nhất cho ngành ngân hàng.

Trong tương lai ngân hàng cần có những đổi mới công nghệ cần thiết nhằm tạo ra sự hợp lý và hiệu quả trong hoạt động. Việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngân hàng sẽ đóng một vai trò đáng kể trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tiêu dùng nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội (Trang 49 - 52)