Bảng 01: Kết quả kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thép Việt - Nga VINAFCO (Trang 46 - 63)

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh thu BH và CCDV 48.585.999.132 75.529.047.461 244.804.344.333 Các khoản giảm trừ 245.654.135 48.172.904 1.394. 100.724 Doanh thu thuần BH và CCDV 48.340.344.997 75.480.874.557 243.410.243.609 Giá vốn hàng bán 46.059.069.975 69.784.125.390 222.900.293.155 Lợi nhuận gộp BH và CCDV 2.281.275.022 5.696.749.167 20.509.950.454 Doanh thu tài chính 2.500.00 51.270.248 53.280.511 Chi phí tài chính 193.343.827 4.282.176.457 12.964.723.506 Chi phí bán hàng 2.570.718.648 1.485.303.416 2.990.989.596 Chi phí QLDN 0 1.834.229.725 3.901.318.131 Lợi nhuận thuần từ HĐKD (480.287.453) (1.853.690.183) 706.199.732 Thu nhập khác 675.139.351 1.224.398.157 1.271.175.235 Chi phí khác 0 1.080.159.894 120.985.090 Lợi nhuận khác 675.139.351 144.238.263 1.150.190.145 Tổng lợi nhuận trước thuế 194.851.898 (1.709.451.920) 1.856.389.877 Chi phí thuế TNDN hiện hành

Lợi nhuận sau thuế 194.851.898 1.856.389.877 Cuối năm 2005 dự án đầu tư thép Việt – Nga khánh thành và đi vào hoạt động, những năm đầu hoạt động còn gặp một số khó khăn nhất định nên kết quả kinh doanh của công ty chưa thực sự được ổn định. Qua bảng chỉ tiêu trên ta có thể thấy, tổng doanh thu qua 3 năm liên tục tăng: tổng doanh thu năm 2006 gấp 1.55 lần năm 2005, năm 2007 gấp 3.24 lần năm 2006. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh năm 2006 chưa được tốt, thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế âm. Điều này có thể được lý giải là do dự án thép mới đi vào hoạt động, chưa có sự ổn định đồng bộ, trong sản xuất kinh doanh chưa cắt giảm được phần nào các khoản chi phí cố định, doanh thu tăng không đủ bù đắp chi phí tăng. Tình hình này được cải thiện trong năm 2007, kết quả kinh

doanh có tín hiệu đáng mừng, tổng doanh thu vượt hẳn 2 năm trước, lợi nhuận sau thuế là khá cao 1.856.389.877đồng.

2.1.4.2. Tình hình tài chính của Công ty TNHH Thép Việt – Nga VINAFCO:

Có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty bằng cách xem xét sự biến động của nguồn vốn, vốn chủ sở hữu; tiếp đến là so sánh một số chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập, khả năng độc lập về mặt tài chính; chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh. Đó là các chỉ tiêu:

Vốn chủ sở hữu Hệ số tài trợ = Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ = Tài sản dài hạn Tổng tài sản Hệ số thanh toán khái quát =

Nợ phải trả

Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số thanh toán nhanh =

Nợ phải trả Lợi nhuận sau thuế Hệ số LNST so với tổng TS =

( ROA) Tài sản bình quân Lợi nhuận sau thuế Hệ số LNST so với VCSH =

( ROE ) Vốn chủ sở hữu bình quân

Bảng 02: Bảng các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty

Qua bảng trên ta thấy, xét về sự biến động của nguồn vốn và vốn chủ sở hữu, năm 2006 tổng nguồn vốn tăng gấp 3 lần so với năm 2005, cho thấy khả năng huy động vốn của công ty tăng. Tuy nhiên trong khi tổng nguồn vốn tăng, vốn chủ sở hữu lại giảm (giảm gần nửa so với năm 2005) có thể cho thấy kênh huy động vốn từ vốn tự có giảm, thay vào đó là tăng vốn từ hoạt động đi vay. Năm 2007, tổng nguồn vốn giảm xuống trong khi vốn chủ sở hữu lại tăng lên với tỷ lệ tăng và giảm xấp xỉ nhau, điều này cho thấy công ty dần cải thiện được khả năng tự chủ vốn kinh doanh hơn so với năm 2006.

So sánh trị số của các chỉ tiêu phản ánh khả năng độc lập về mặt tài chính của công ty, ta có: hệ số tài trợ năm 2006 giảm so với năm 2005 do vốn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn đi vay. Nhưng đến năm 2007, chỉ tiêu này tăng lên thể hiện tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên một đồng nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh tăng, cho thấy được khả năng tự chủ hơn về mặt tài chính của công ty. Với hệ số tự tài trợ, trị số của chỉ tiêu này giảm qua 3 năm,

Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/1007

Tổng nguồn vốn (tổng TS) 22.061.667.460 69.007.159.082 34.220.751.829

Vốn chủ sở hữu 7.000.000.000 5.286.048.080 10.246.937.957

Hệ số tài trợ 0.317 0.077 0.299

Hệ số tự tài trợ 27.614 13.904 13.677

Hệ số thanh toán khái quát 1.465 1.083 1.427

Hệ số thanh toán nhanh 0.021 0.059 0.062

ROA ( chỉ tiêu năm) 0.163 - 0.038 0.036

phản ánh vốn chủ sở hữu dùng để tài trợ cho tài sản dài hạn giảm, thay vào đó nguồn vốn này được sử dụng quay vòng vao sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này giảm song vẫn ở mức khá cao, điều này chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của công ty được đảm bảo, thêm vào đó là việc sử dụng đồng vốn có tính hiệu quả hơn.

So sánh chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty, ta có: Hệ số thanh toán nhanh giảm qua các năm và đều ở mức thấp; hệ số thanh toán khái quát có sự biến động giảm rồi tăng, chỉ tiêu này ở mức khá cao. Từ đó ta thấy, trong ngắn hạn công ty gặp khó khăn về khả năng thanh toán, tình hình này nếu kéo dài thêm nữa có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến sự ổn định tình hình tài chính của công ty. Xét về dài hạn thì khả năng thanh toán vẫn có thể chấp nhận được, song công ty cần có những biện pháp kịp thời cải thiện tình hình thanh toán ngắn hạn, để góp phần ổn định tài chính hơn.

So sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh: ROA, ROE ở năm 2006 đều ở mức âm do công ty mới vận hành dự án đầu tư mới nên sản xuất kinh doanh chưa ổn định. Năm 2007, ROA giảm so với năm 2005 thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản chưa đạt, song cũng cần nói đến ROE ở năm này tăng so với 2 năm trước và ở mức khá cao, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tăng lên, hiệu quả kinh doanh có được cải thiện. Đây là nhân tố làm vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng, đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển của công ty.

Qua những đánh giá khái quát trên đây, ta có thể nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty: Công ty đang trong những năm đầu vận hành dự án đầu tư mới, tình hình tài chính qua 3 năm chưa thực sự ổn định. Khả năng tự chủ, mức độ độc lập về tài chính được cải thiện khá nhanh, nhưng khả năng thanh toán trong ngắn hạn đang gặp khó khăn, trong dài hạn thì có khả quan

hơn nếu có nhưng biện pháp tích cực; hiệu quả kinh doanh có tăng song tăng ở mức chưa cao. Những nguyên nhân của tình hình tài chính chưa thực sự ổn định này do một số khó khăn gặp phải ban đầu khi công ty mới được thành lập từ việc mở rộng quy mô, di dời nhà máy cũ; vận hành dự án đầu tư mới. Với kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh nền tảng đã có từ trước, trong quá trình củng cố và phát triển thương hiệu sản phẩm của mình, công ty hoàn toàn có thể khắc phục được những mặt còn tồn tại, phát huy hiệu quả lợi thế, thế mạnh của mình, từng bước ổn định tình hình tài chính, tăng cao hiệu quả kinh doanh, ngày càng tăng trưởng và phát triển.

2.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THÉP VIỆT – NGA VINAFCO

2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Thép Việt – Nga VINAFCO: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở chế độ hiện hành về tổ chức công tác kế toán, để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh; để đạt được hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ của kế toán, công ty thực hiện công tác kế toán theo hình thức kết hợp giữa tập trung và phân tán. Hiện nay, phòng Tài chính – Kế toán (TC – KT) của công ty gồm 8 người, tổ chức theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 13: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Thép Việt – Nga VINAFCO

Kế toán trưởng

Trách nhiệm từng người trong bộ máy kế toán:

•Kế toán trưởng (kiêm Trưởng phòng TC – KT): có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, điều hành bộ máy kế toán, giám sát tài chính, thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính.

•Phó phòng 1: phụ trách việc tổng hợp cân đối, quyết toán, theo dõi về thuế, về huy động vốn của công ty.

•Phó phòng 2: trợ giúp kế toán trưởng theo dõi tài chính, phản ánh toàn bộ tài sản và phân tích hoạt động của công ty.

•Kế toán viên thanh toán, công nợ ( 1 người): Kế toán thanh toán phụ trách theo dõi, lập Phiếu Thu, Chi tiền mặt dựa trên các chứng từ đã được Giám Đốc ký duyệt như Giấy đề nghị thanh toán, đề nghị tạm ứng, thanh toán tạm ứng, bảng lương…; thực hiện và kiểm tra đầy đủ các quy trình về chứng từ, thủ tục thanh toán.

Kế toán công nợ: theo dõi tình hình công nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng khách hàng, nhà cung cấp, để phục vụ việc theo dõi đầy đủ, kịp thời và chính xác các khoản Nợ phải thu, phải trả; theo dõi chi tiết các Hợp đồng liên quan đến các khoản Phải thu-Phải trả để thực hiện việc đối chiếu và thanh lý khi hợp đồng kết thúc; phân loại nợ kịp thời phát hiện các khoản Nợ

Kế toán thanh toán, công nợ Kế toán vật tư,TSCĐ Kế toán tiền lương Kế toán tiêu thụ Thủ quỹ Phó phòng 1 Phó phòng 2

khó đòi hay quá hạn để có biện pháp xử lý; theo dõi các khoản Phải thu-Phải trả khác...

•Kế toán vật tư, TSCĐ (1 người): Kế toán vật tư theo dõi về sự biến động tăng giảm vật tư, tình hình sử dụng vật tư trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sự biến động cả về số lượng và giá trị vật tư mua về và xuất dùng cho các hoạt động của công ty.

Kế toán TSCĐ: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ theo đối tượng để phục vụ việc quản lý TSCĐ.

•Kế toán tiền lương: Cập nhật danh sách nhân viên, bộ phận và các thông tin để tính lương, cập nhật bảng chấm công, các loại hệ số, sản lượng sản phẩm sản xuất, doanh thu kinh doanh...; theo dõi lương, thanh toán lương và các khoản trích theo lương.

•Kế toán tiêu thụ: theo dõi thành phẩm, các nghiệp vụ tiêu thụ, ghi nhận các khoản nợ phải thu phát sinh, xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

•Thủ quỹ: quản lý quỹ tiền mặt, thực hiện thu – chi theo yêu cầu đã được Giám đốc, Kế toán trưởng phê duyệt, theo dõi tiền gửi ngân hàng, thực hiện các giao dịch cần thiết với ngân hàng.

Công ty áp dụng kế toán trên máy, việc sử dụng phần mềm kế toán Asia cũng giúp cho công việc của kế toán thuận tiện đáng kể hơn.

2.2.2. Đặc điểm hệ thống kế toán tại Công ty TNHH Thép Việt – Nga VINAFCO:

2.2.2.1. Các chính sách kế toán nói chung

Công ty đã áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng mọi quy đinh của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn

thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng. Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.

Cụ thể các chính sách kế toán chung được áp dụng tại Công ty:

•Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ.

•Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán: Đồng Việt Nam

Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối kỳ, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán.

Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối kỳ được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi thành tiền kể cả ngày mua khoản đầu tư đó tai thời điểm báo cáo.

•Ghi nhận và hạch toán hàng tồn kho:

Hàng tồn kho được tính theo giá gốc: trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

•Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay: Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị tài sản đó (được vốn hoá), bao gồm các khoản lãi tiền vay, phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu, các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan đến quá trình làm thủ tục vay.

•Nguyên tắc phân bổ chi phí trả trước: Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ hạch toán được căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí để chọn phương pháp và tiêu thức phân bổ hợp lý. Chi phí trả trước được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp đường thẳng.

2.2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chế độ chứng từ kế toán:

Hệ thống chứng từ kế toán được vận dụng ở công ty tuân theo đúng các quy định pháp lý về chứng từ (trong chế độ chứng từ kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp mới).

Chứng từ có mẫu theo quy định và được tổ chức luân chuyển, kiểm tra ở từng chu trình: lao động – tiền lương, hàng tồn kho, bán hàng, tiền tệ, tài sản cố định.

Trong danh mục chứng từ của công ty, có chứng từ bắt buộc theo quy định và các chứng từ hướng dẫn.

Các chứng từ bắt buộc gồm có: Chứng từ liên quan đến thu – chi tiền như Phiếu thu, Phiếu chi, Biên lai thu tiền…; chứng từ liên quan đến tính thuế như Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng, Phiếu nhập kho kiêm vận chuyển hàng…

Các chứng từ hướng dẫn: Các chứng từ bổ sung cho các chứng từ trên như các Biên bản kiềm nghiệm, Phiếu báo vật tư cuối kỳ,…

2.2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản:

Hệ thống tài khoản kế toán của công ty được phân thành 9 loại (từ loại 1 đến loại 9) gồm các tài khoản cấp 1 và cấp 2 khá đầy đủ; các tài khoản ngoài bảng CĐKT (loại 0 gồm 6 tài khoản).

• Hệ thống tài khoản kế toán liên quan đến việc tạo lập các chỉ tiêu của bảng CĐKT, 4 loại tài khoản đầu được phân loại thành loại TK phản ánh tài sản (loại TK 1 – TSNH; loại TK 2 – TSDH) và phản ánh nguồn vốn (loại TK 3 – nợ phải trả, loại 4 – Vốn chủ sở hữu).

Bên cạnh đó có sự bổ sung một số TK phản ánh các nội dung kinh tế liên quan đến các hoạt động, nghiệp vụ kinh doanh mới như bổ sung các nhóm TK phản ánh hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn: TK 12 – Đầu tư tài chính ngắn hạn (TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn; TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác); Nhóm TK 22 - Đầu tư tài chính dài hạn (TK 221 – Đầu tư vào công ty con; TK 222 – Vốn góp liên doanh; TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết; TK 228 – Đầu tư dài hạn khác).

Bổ sung các TK phản ánh thuế TNDN hoãn lại theo yêu cầu của CMKT số 17 – Thuế thu nhập hoãn lại; TK 347 –Thuế thu nhập hoãn lại phải

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thép Việt - Nga VINAFCO (Trang 46 - 63)