Vấn đề những ngời bán rong

Một phần của tài liệu Du lịch đối với dân tộc thiểu số ở huyện Sapa, tỉnh Lào Cai (Trang 31 - 32)

VI/ Những tác động tiêu cực của du lịch

1) Vấn đề những ngời bán rong

Bán hàng rong không phải là điều gì mới lạ đối với ngời dân thiểu số của Sa Pa. Nó đã tồn tại từ lâu và là hình thức bán hàng phổ biến giữa những ngời dân tộc và cho cả khách du lịch. Theo lời của một trởng tộc, già làng ngời Mông của xã Lao Chải thì: "ngời Mông Sa Pa chỉ quen bán hàng rong".

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực là góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống cho một số không ít gia đình dân tộc thiểu số, thì hiện tợng bán rong đến nay lại mang một số sắc thái mới có những tính chất tiêu cực và điều quan trọng là nó đang có quy mô ngày càng mở rộng. Khía cạnh tiêu cực trớc hết là ở chỗ cách thức họ bán hàng: họ thờng chạy theo khách du lịch, vây lấy họ ở mọi nơi, mọi lúc để nài nỉ họ mua hàng cho mình. Nhiều bà già thậm chí còn cầu xin khách cho tiền gián tiếp qua việc mua hàng. Cách thức bán hàng này đã gây phiền hà cho khách, gợi những cảm giác khó chịu, đặc biệt những lúc khách đang ăn. Không ít khách trong nớc, những ngời kinh doanh ở thị trấn và đặc biệt là khách nớc ngoài đã phàn nàn về điều này (7/28 hay 25% khách nớc ngoài đã biểu hiện sự khó chịu về vấn đề này). ý kiến chung của các cộng đồng, các nhóm xã hội khác nhau gồm cả chính quyền tại các xã điều tra cũng đều cho rằng việc bán hàng rong quấy rầy khách nh hiện nay mà những ngời bán rong của họ đang làm là đáng xấu hổ và đang là vấn đề cần đợc khắc phục.

Kết quả điều tra cho thấy, sự lo ngại của khách về vấn đề những ngời bán hàng rong không chỉ xuất phát từ sự quấy rầy của họ, mà nhiều ngời nớc ngoài còn đặt câu hỏi: liệu những ngời bán rong này có vì ham muốn kiếm tiền một cách dễ hơn mà rời bỏ gia đình, từ bỏ những công việc truyền thống nh cấy cày, trồng trọt, chăm sóc, dạy dỗ con cái hoặc chăn nuôi... để ở lại thị trấn với những điều kiện ăn ở vô cùng tồi tệ hay không? Liệu việc này có làm phá vỡ những chức năng kinh tế, xã hội và nét đẹp truyền thống văn hoá gia đình và xã hội của ngời dân tộc hay không? Bên cạnh đó, những điều băn khoăn khác mà khách thờng nói tới là việc số lợng ngày một đông những ngời bán hàng rong bám dai dẳng theo khách, không chỉ làm mất mỹ quan của thị trấn mà còn là nguy cơ gia tăng áp lực cạnh tranh trong chính nhóm những ngời thiểu số này và một khi cung trở nên lớn hơn cầu sẽ làm cho họ trở nên tồi đi, hiếu chiến hơn để tranh giành khách, kết quả sẽ có nhiều ngời dân thiểu số không bán đợc hàng và cuộc sống của họ sẽ càng tồi tệ hơn.

Tuy nhiên, vấn đề những ngời bán hàng rong trớc hết chỉ là hậu quả trớc sức ép của đời sống kinh tế khó khăn. Trong số 27 ngời bán rong đợc phỏng vấn, có tới 11 ngời (40,7%) nói rằng nếu đủ ăn thì họ sẽ ở nhà với gia đình con cái mà không đi bán hàng nữa. Nhiều ngời nói rằng, thoạt đầu khi đi bán rong, bám theo khách họ cũng cảm thấy rất xấu hổ nh- ng do có những ngời khác làm nh vậy và nếu bản thân họ không làm thì sẽ không bán đợc hàng và vì vậy họ bắt buộc phải làm theo, lâu dần thành quen và không còn cảm giác gì nữa. Một số ngời khác (15/ 27 hay 55,6%) nói rằng nếu đủ ăn họ vẫn đi bán hàng để mua những đồ dùng thiết yếu khác và để cải thiện đời sống gia đình.

Quan điểm về vấn đề những ngời bán rong của những ngời dân khác trong thôn bản, của các chị đại diện nhóm phụ nữ, của thanh niên, già làng, trởng tộc và của các cán bộ chính quyền ở các thôn, xã có và không có những ngời bán rong đều thống nhất chung ở điểm là cách thức bán hàng của các bà các chị chạy bám theo khách nh hiện nay là không đẹp mắt, là đáng xấu hổ, song theo họ để giải quyết vấn đề này không chỉ có giáo dục (chính

quyền và đoàn thể trong thôn xã đã họp và giải thích thuyết phục nhiều lần rồi nhng cha có tác dụng nhiều) mà còn cần phải có các biện pháp khác nh cung cấp cho họ chỗ bán hàng trong chợ và kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính cứng rắn đối với những ngời không chịu vào bán hàng đúng nơi quy định. Tất cả mọi ngời đều nói rằng, để giải quyết đợc thì cần phải thực hiện đồng loạt cho tất cả các xã. Những ngời bán rong cũng đồng quan điểm cho rằng họ không muốn vào chợ bán hàng khi một số ngời khác vẫn tiếp tục còn bán rong trên đờng phố lại có cơ hội cạnh tranh cao hơn, không bình đẳng với họ. Thực tế thì trong số những ngời bán rong, nhiều ngời, đặc biệt là những ngời trẻ khoảng từ 45 tuổi trở xuống cũng mong muốn đợc bán hàng ở nơi cố định. Ngoài lý do là họ không muốn phải chịu xấu hổ, để ngời khác than phiền thì điều này còn cho phép họ có điều kiện kết hợp làm thêm các công việc thêu thùa, làm hàng thổ cẩm. Tuy nhiên, một vấn đề khác nảy sinh khi bán hàng trong chợ, theo ý kiến của đa số những ngời thiểu số, là họ e ngại phải cạnh tranh với ngời Kinh khi buôn bán cùng một chỗ. Vì thế, họ muốn có một khu vực bán hàng riêng. Việc bán hàng thổ cẩm cũng nh các loại hàng thủ công khác có thể bán trong nhà, trên gác của chợ hiện nay cũng đợc, mặc dầu ngời thiểu số cũng muốn bán ở nơi dễ tiếp cận với khách hơn. Song để bán lơng thực, thực phẩm, các mặt hàng tơi sống thì họ vẫn muốn có những chỗ bán hàng phù hợp ở tầng 1, tốt nhất là ở những nơi thoáng đãng, chợ ngoài trời, không phải ở trong kiểu nhà hộp hiện nay.

Theo ý kiến của những ngời bán hàng rong, nguyên nhân chủ yếu của việc họ ở lại qua đêm tại thị trấn là vì nhà xa (chiếm 12 trong tổng số 17 ngời ở lại, hay 70,6%), hơn nữa họ lại muốn ở lại chợ lâu hơn để có thể bán đợc nhiều hàng hơn (6/17 ngời ở lại, hay 35,3%), còn các lý do khác chỉ là thứ yếu. Điều này phù hợp với quan hệ dờng nh là tỷ lệ thuận giữa số ngời bán rong ngủ lại đêm ở thị trấn và khoảng cách từ nơi ở của họ tới thị trấn trừ trừơng hợp của xã Trung Chải, tuy nhiên mẫu điều tra là rất nhỏ.

Trong số 9 ngời không ở lại, có 5 ngời nói rằng vì nhà họ không xa, trong khi đó 4 ngời nói rằng họ không ở lại vì quá tốn kém và không có chỗ để nghỉ lại. Những lý do khác cho việc không ở lại chỉ chiếm 1 đến 2 ngời trong số đó.

Thực tế, rất nhiều ngời trong số những ngời bán rong ở lại qua đêm trong những điều kiện tồi tệ, họ thờng ngủ lại trên vỉa hè của các đờng phố hoặc số ít nghỉ trọ tại nhà ngời Kinh hoặc ngời quen với giá khoảng 1.000 đồng/1 tối. Ngay cả với giá mà theo chúng ta là thấp thì đối với họ cũng là chi phí mà họ không muốn phải bỏ ra. Trong cả hai trờng hợp thì đồ để đắp hầu nh không có hoặc rất thiếu thốn. Những ngời này còn rất tiết kiệm chi tiêu cho ăn uống đảm bảo sức khoẻ của mình. Nh vậy, vấn đề bán hàng rong còn xuất phát từ khía cạnh nhân văn của nó, từ góc độ điều kiện sinh hoạt và sức khoẻ không đảm bảo cho chính những ngời dân này.

Một phần của tài liệu Du lịch đối với dân tộc thiểu số ở huyện Sapa, tỉnh Lào Cai (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w