Tổ chức làm và bán hàng thổ cẩm

Một phần của tài liệu Du lịch đối với dân tộc thiểu số ở huyện Sapa, tỉnh Lào Cai (Trang 48 - 49)

IX/ Các biện pháp tăng cờng lợi ích cho dân tộc thiểu số, hạn chế tác động tiêu cực

1) Tổ chức làm và bán hàng thổ cẩm

Dự án làm hàng thổ cẩm của phụ nữ ở Tả Phìn đã cho thấy một số kết quả ban đầu, mở ra một triển vọng mới về tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Theo Võ Mai Phơng và Mai Thanh Sơn,1998, thì việc nghiên cứu nâng cao tay nghề làm hàng thổ cẩm thành nghề chuyên sản xuất các mặt hàng lu niệm phục vụ khách tiêu dùng, du lịch và cả cho xuất khẩu là cấp thiết và hoàn toàn có cơ sở thực hiện đợc ở Sa Pa. Đây cũng chính là định hớng giúp giải quyết sự bất bình đẳng giữa công lao động bỏ ra và giá trị hàng hoá lu niệm mà Dr. Trish Nicolason đã nhấn mạnh trong nghiên cứu của mình. Vấn đề quan trọng vẫn là "đầu ra".

Theo báo cáo của Hội phụ nữ huyện Sa Pa thì hiện nay, nhờ có các mẫu mã đẹp, phù hợp thị hiếu (do dự án mang lại) đã đợc a thích qua trng bày tại hội chợ, phụ nữ Tả Phìn đã nhận đợc khá nhiều đơn đặt hàng. Tuy nhiên hiện nay chị em đang thiếu vốn để mua nguyên vật liệu ban đầu và đặc biệt, để mở một gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại Sa Pa.

Chính quyền địa phơng đã có nhiều biện pháp giúp chị em Tả Phìn nh cung cấp máy khâu, hỗ trợ kinh phí mở các lớp xoá mù (cần nhấn mạnh là việc học chữ của chị em đợc thông qua những bài học hết sức bổ ích và thiết thực nh cơ cấu bữa ăn gia đình, chi tiêu trong gia đình, phát triển sản xuất và tạo thu nhập..., giúp chị em không chỉ học chữ mà còn nâng cao hiểu biết trong việc chăm sóc và quản lý chi tiêu gia đình cũng nh cung cấp một số kiến thức cơ bản trong sản xuất hoặc trong kế hoạch hoá gia đình...).

Huyện cũng đã cho chị em địa điểm để mở cửa hàng tại Sa Pa, song hiện chị em còn thiếu vốn mua trang thiết bị để bày biện bên trong cửa hàng. ở đây đang cần có sự hỗ trợ tiếp theo để giúp chị em vợt qua giai đoạn khó khăn ban đầu, thử nghiệm kết quả sản xuất của mình. Nếu thành công thì kết quả này sẽ đợc nhân rộng sang cả các xã khác vì hầu hết chị em ở các xã khác khi đợc hỏi ý kiến đều rất mong muốn đợc làm hàng thổ cẩm để bán. Theo họ thì đây là công việc hết sức phù hợp với khả năng cũng nh điều kiện hiện có của họ, tất cả đều có thể tham gia với khả năng sẵn có. Công việc này không yêu cầu phải đầu t nhiều và không ảnh hởng tới các công việc khác trong gia đình. Có tới 96/110 hộ đợc phỏng vấn (chiếm 87,3%) cho rằng sản xuất và bán hàng thủ công, trong đó có hàng thổ cẩm là một trong những biện pháp thu hút khách du lịch và tăng lợi ích cho đồng bào.

Một phần của tài liệu Du lịch đối với dân tộc thiểu số ở huyện Sapa, tỉnh Lào Cai (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w