Quan điểm và mục tiêu phát triển trong kinh doanh du lịch lũ hành của chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của Chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su (Trang 56 - 58)

HÀNH CỦA CHI NHÁNH

1. Quan điểm và mục tiêu phát triển trong kinh doanh du lịch lũ hành của chi nhánh của chi nhánh

1.1. Quan điểm phát triển

Du lịch đang được coi là “con gà đẻ trứng vàng” và là ngành “công nghiệp không khói” đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Lợi nhuận của ngành này đem lại là không nhỏ do nhu cầu về du lịch ngày càng tăng cùng với sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của nhân loại. Riêng đối với chi nhánh thi du lịch là lĩnh vực đem lại nguỗn thu chính trong các lĩnh vực hoạt động của chi nhánh. Do đó, phát triển du lịch lũ hành là nhiệm vụ và chiến lược chủ yếu của Chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ du lịch Cao su. Trong đó, nền tảng trước hết chiếm lĩnh toàn bộ thì trường ngành, trên cơ sở đó tạo tiền đề phát triển ra ngoài ngành. Nhận thức của mỗi cán bộ công nhân viên trực tiếp làm du lịch nói riêng và mỗi thành viên trong Tổng công ty nói chung phải có trách nhiệm xây dựng và phát triển du lịch của ngành Cao su Việt Nam còn non trẻ thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Tổng công ty cao su. Đưa chi nhánh lên thành một bộ phận quan trọng trong sự phát triển của Tổng công ty.

Chi nhánh cần có đầu tư thích đáng nguồn nhân lực, vật lực, cơ chế chính sách cho du lịch trên cơ sở phát triển một ngành kinh tế có nhiều tiềm lực, tạo điều kiện cho du lịch nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế trọng điểm và là thế mạnh của Tổng công ty. Đồng thời góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế khác trong Tổng công ty phát triển trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Phát triển du lịch lữ hành thành ngành kinh tế mũi nhọn cuat Tổng công ty phải dựa trên cơ sở đa dạng hóa sỡ hữu trong đó Tổng công ty vẫn nắm vai trò quyết định, song chi nhánh cũng phải có vốn góp. Điều này sẽ kích thích công việc kinh doanh của chi nhánh chủ động hơn và cũng trách

nhiệm hơn. Chi nhánh sẽ phải nỗ lực làm việc nhiều hơn vì đã phải tự chịu trách nhiệm về vốn và đầu tư. Và Tổng công ty sẽ chỉ hỗ trợ khi các dự án, kế hoạch và ý tưởng hấp dẫn, khả thi.

Để trở thành một doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển bền vững, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, chi nhánh cần đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng những sản phẩm, tour du lịch hiện tại. Đồng thời phối hợp đẩy mạnh kinh doanh thương mại của công ty tạo điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển, mở rộng ngành nghề kinh doanh trên xơ sở tiềm lực có sẵn như: dịch vụ du học….

1.2. Mục tiêu phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của chi nhánh1.2.1. Mục tiêu chung 1.2.1. Mục tiêu chung

Xây dựng Công ty phát triển toàn diện, đồng bộ các dịch vụ du lịch như ăn, nghỉ, điều dưỡng, vận chuyển, vui chơi, giải trí, thương mại tạo được sản phẩm chất lượng tốt và giá thành cạnh tranh. Tăng trưởng hàng năm của Công ty đạt khoảng 15%. Năm 2012 trở thành một đơn làm du lịch có uy tín trong và ngoài nước, góp phần tăng trưởng GDP và nâng vị thế của Tổng công ty Cao su trên trường quốc tế.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2012

Công ty tiếp tục đẩy mạnh, phát triển du lịch dựa trên nền tảng của Tổng công ty. Đồng thời, phải nâng lên một bước về chất lượng, đẩy du lịch lữ hành phát triển thành ngành mũi nhọn của Công ty, kinh doanh tăng trưởng cao.

Trong giai đoạn này, du lịch lữ hành phải đạt được 3 yêu cầu chủ yếu: Thứ nhất, Chi nhánh có đội ngũ cán bộ thị trường, hướng dẫn, điều hành, marketing giỏi và thành thạo cả chuyên môn và ngoại ngữ, đảm đương được cả 3 nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ khách du lịch Quốc tế vào Việt Nam (inbound), khách du lịc Việt Nam tham quan, khảo sát học tập ở nước ngoài (outbound) và khách du lịch nội địa.

Thứ hai, yêu cầu về sản phẩm du lịch phải xây dựng và củng cố toàn diện các loại hình sản phẩm phù hợp mọi tầng lớp xã hội kể cả trong nước và quốc tế.

Thứ ba, phát triển đồng bộ có chọn lọc các dịch vụ dựa trên tiềm năng của Tổng công ty để đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Dự kiến năm 2012 đạt khoảng 26000 lượt khách. Trong đó: + Đi nước ngoài : 4000 lượt người

+ Nội địa : 20000 lượt người + Nước ngoài vào Việt Nam : 2000 lượt người.

1.2.3. Các chỉ tiêu kinh doanh lũ hành giai đoạn 2008 – 2012

Bảng 17: Các chỉ tiêu kinh doanh cụ thể cho giai đoạn 2008 – 2012

TT Chỉ tiêu Đvt 2008 2009 2010 2011 2012

1 Doanh thu Tỷ.đ 35,65 40,41 46,64 55,24 66,92 2 Giá vốn Tỷ.đ 34,05 38,61 44,54 52,74 63,11

3 Lợi nhuận Tỷ.đ 1,6 1,8 2,1 2,5 3,81

(Nguồn: Đề án phát triển của chi nhánh giai đoạn 2008-2012)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của Chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w