Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của Chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su (Trang 67 - 69)

2. Các giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của chi nhánh

2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên làm du lịch

Trước hết, cần đào tạo và nâng cao nghiệp vụ quản lý của chính các cán bộ cấp cao trong chi nhánh. Bởi một trong những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế mà chi nhánh đang gặp phải hiện nay là trình độ tổ chức quản lý chưa cao, chưa chuyên nghiệp.

Sau đó Chi nhánh cần phải bồi dưỡng nghiệp vụ, ngoại ngữ ngay trong năm để phục vụ cho nhu cầu phát triển chung trong công ty, bằng các hình thức sau:

- Một là, do trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng đều nên công ty có thể áp dụng hình thức “kèm cặp trực tiếp” nghĩa là ai có trình độ cao chỉ bảo, hướng dẫn cho người có trình độ kém hơn. Đây là biện pháp nên áp dụng đầu tiên vì tiết kiệm được chi phí, thời gian mà còn tạo ra bầu không khí học tập, giúp đỡ lẫn nhau góp phần tạo ra một tập thể đoàn kết, vững mạnh.

- Hai là, thuê giảng viên có uy tín, kinh nghiệm trong du lịch tại tổng cục du lịch hay tại một số trường đại học có uy tín trong cả nước như khoa Quản trị kinh doanh du lịch khách sạn của Đại học kinh tế quốc dân, đại học mở Hà Nội. Sau đó, công ty tiến hành mở các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên ngành du lịch và khách sạn các cán bộ công nhân viên ngay tại chi nhánh. Hoặc công ty có thể cử cán bộ chủ yếu theo học các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ được tổ chức ngoài công ty.

- Ba là, nâng cao trình độ ngoại ngữ ( đặc biệt là tiếng Trung) của công ty bằng cách khuyến khích nhân viên đi học thêm các lớp ngắn hạn, hoặc dài hạn về ngoại ngữ tại các trung tâm ngoại ngữ có uy tín.

Hàn quốc nên công ty cần đội ngũ hướng dẫn viên thông thạo các thứ tiếng trên, giải pháp cho vấn đề này là cử các nhân viên trước đây dã học ngoại ngữ tương ứng đi học thêm nghiệp vụ du lịch.

- Để khuyến khích họ, công ty nên có chính sách hỗ trợ về tài chính ( học phí) tạo điều kiện thuận lợi về thời gian để nhân viên có thể đi học thêm dễ dàng nhưng vẫn đảm bỏ thực hiện đầy đủ, tốt các công việc được giao tại công ty.

- Sau khi công ty đã tạo điều kiện hỗ trợ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngũ, công ty nên phối hợp với tổng cục du lịch Việt Nam đánh giá lại trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên làm du lịch lữ hành trong công ty qua hệ thống các tiêu chuẩn nghề nghiệp hiện nay đang được áp dụng. Mặt khác, hoạt động kiểm tra trình độ của cán bộ công nhân viên nên được tiến hành thường xuyên để nhân viên không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ của mình. Đối với nhân viên nào chưa có ý thức tự nâng cao trình độ của mình, hoặc không đáp ứng được yêu cầu lao động thì công ty nên sa thải và tuyển nhân viên khác thay thế.

Trẻ hóa đội ngũ làm du lịch

Tuổi đời trung bình của của nhân viên làm du lịch và cán bộ trong chi nhánh có thể nói là khá cao vì thế yêu cầu đặt ra với sự phát triển của công ty trong những năm tới là yêu cầu đòi hỏi phải trẻ hóa đội ngũ. Công ty nên xác định nhân viên đã nhiều tuổi, không đáp ứng được yêu cầu công việc nên phải tuyển ngay đội ngũ những người trẻ tuổi, nhiệt huyết, năng động, sáng tạo để kế cận. Công ty cần thực hiện các giải pháp sau:

- Một là, yêu cầu sự giúp đỡ từ phía tổng cục du lịch tiến hành kiểm tra trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, sàng lọc ra những nhân viên cao tuổi không còn đáp ứng nhu cầu, tiêu chuẩn của công việc.

- Hai là, tuyển chọn thêm những người tài, còn trẻ bằng 2 cách:

o Cách thứ nhất là đến các trường Đại học đào tạo đúng chuyên ngành yêu cầu sự giúp đỡ từ phía nhà trường tuyển chọn ra

những sinh viên xuất sắc, tuyển dụng họ trong tương lai. Sau khi tuyển chọn xong công ty phải tiến hành đào tạo học.

o Cách thứ hai, công ty liên hệ với các nhà tuyển dụng tìm ra những người đáp ứng được yêu cầu công việc mà công ty đề ra. Cách này có phần tốn kém chi phí ban đầu hơn nhưng xét về lâu dài công ty lại không mất phí đào tạo, mà lại tìm được người có trình độ cao ngay.

Hoàn thiện đội ngũ marketing du lịch của công ty.

Do đội ngũ làm marketing của công ty còn rất yếu vì thế mà thị trường của công ty phát triển chậm vì lẽ đó mà yêu cầu đặt ra ở đây là:

- Phải phân rõ trách nhiệm cho từng bộ phần, cá nhân làm marketing, tránh hiện tượng chồng chéo làm giảm hiệu quả công việc. Vấn đề được quan tâm nhất là trong nghiên cứu thị truơngf. Cụ thể, ai làm thị trường inbound, ai làm outbound, ai làm nội địa.

- Tuyển chọn nhân viên marketing phải giỏi trên cả 4 tiêu chuẩn là: chuyên môn, ngoại ngữ, giao tiếp, tin học. Có như vậy công ty mới khai thác được nguồn khách lớn qua internet.

Hoàn thiện hình thức trả lương tại công ty.

Hiện nay, công ty đang áp dụng chế độ trả lương khoán theo doanh số và thưởng bằng hiện vật cho người lao động cho người lao động làm việc trong lĩnh vực lữ hành, về cơ bản hình thức này là hợp lý. Tuy nhiên, công ty cũng nên áp dụng thêm hình thức thưởng vượt doanh số (tiền thưởng tính theo các mức vượt 20% doanh số khoán thì thưởng 1% giá trị tour chẳng hạn) để tạo động lực hơn nữa cho người lao động làm việc. Ngoài ra, công ty nên xây dựng quỹ khuyễn khích động viên những nhân viên có thành tích xuất sắc. Mỗi tháng nên trích ra một phần lợi nhuận công ty vào việc khen thưởng, cũng như bổ sung ngân quỹ qua hình thức phạt tài chính đối với những nhân viên chưa đủ doanh số theo tháng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của Chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w