Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương dự báo phát triển toàn khu đến năm 2010 (Trang 39 - 42)

- UBND tỉnh Hà Tây quản lý tầm vĩ mô về tình hình phát triển khu du lịch chùa Hương nói riêng và toàn tỉnh Hà Tây nói chung

UBND tỉnh trực tiếp giao cho UBND huyện Mỹ Đức khai thác và quản lý khu du lịch chùa Hương.

Sở Thương mại, Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Du lịch, công an tỉnh cùng các ban ngành khác có nhiệm vụ quản lý khu du lịch về chuyên môn, lĩnh vực của ngành.

UBND huyện Mỹ Đức theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tây trực tiếp quản lý khu du lịch chùa Hương trong và ngoài hội. Trực tiếp chỉ đạo cho ban quản lý khu du lịch chùa Hương thực hiện hoàn thành các kế hoạch đã đề ra.

Ban quản lý khu du lịch chùa Hương trực thuộc UBND huyện Mỹ Đức đồng thời chịu sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật của Bộ văn hóa thông tin, sự kiểm tra giám sát của các ngành chức năng có liên quan. Ban quản lý khu du lịch chùa Hương là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Ban quản lý phối hợp với các đơn vị thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra :

+ Ban quản lý khu du lịch chùa Hương phối hợp với UBND xã Hương Sơn cùng các ngành có liên quan lập phương án giám định giám sát các hoạt động như xây dựng, phát triển khu du lịch chùa Hương.

+ Phối hợp cùng các xã, thôn trong khu vực quản lý các phương tiện chở khách và tổ chức các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, hàng hóa trên địa bàn khu du lịch:

+ Phát hành tổ chức bán vé theo quy định của huyện

+ Phối hợp với Sở tài chính - Vật giá, cục thuế xác định mức thu phí tham quan.

+ Thực hiện nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, huyện và Bộ văn hóa thông tin giao.

Ngoài mùa lễ hội, khu du lịch chùa Hương chịu sự quản lý của rất nhiều cơ quan quản lý theo chuyên môn và theo địa bàn. Nhà chùa quản lý việc chi tiêu, hương

khói và các hoạt động trong chùa. Nhưng nhà chùa cũng chịu quản lý giám sát tình hình chi tiêu của sở tài chính, và quản lý về mặt chuyên môn của sở văn hoá trực thuộc Bộ Văn Hoá. Nhà chùa có nguồn thu từ việc công đức của khách thập phương nhưng nếu muốn tu sửa hay xây dựng thêm cũng phải xin phép của bộ văn hoá.

Huyện quản lý khu du lịch trực tiếp theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh Hà Tây và huyện cũng lại giao nhiệm vụ cho Ban quản lý khu di tích .

Sở văn hoá trực tiếp quản lý về chuyên môn, cách ứng xử văn hoá và quản lý trực tiếp việc xây dựng các chùa trong khu du lịch .

Sở lao động và thương binh xã hội cũng muốn tham gia vào quản lý khu du lịch và có nhiệm vụ phân công lao động trong khu du lịch

Các cơ quan quản lý mang tính chất chồng chéo lên nhau, cơ quan nào cũng muốn mình có quyền lực cao nhất nhưng hiện tại các cơ quan quản lý này cũng chưa có đủ thẩm quyền để đưa ra các quyết định lớn

Xã Hương Sơn được UBND huyện Mỹ Đức giao cho quyền phân bổ, quản lý các hộ lái đò, kinh doanh trong khu vực xung quanh chùa cùng tình hình trật tự trị an và cũng muốn có các quyền được xây dựng các chùa.

Tuy nhiên khu du lịch chùa Hương có đặc điểm đặc biệt là thời gian hội kéo dài 3 tháng, lượng khách đông nhất các lễ hội khác trong tỉnh và vùng Bắc Bộ nên cơ cấu quản lý có điều đặc biệt. Vào mùa lễ hội Ban tổ chức lễ hội được thành lập trực thuộc UBND huyện Mỹ Đức. Khi hết hội ban tổ chức tự động giải tán và được thành lập mỗi năm một khác.

Ban tổ chức gồm trưởng ban, các phó trượng ban, uỷ viên thường trực, uỷ viên ban tổ chức và lực lượng nhân viên được biên chế thành các tiểu ban.

Sơ đồ 1: Mô hình quản lý khu du lịch Chùa Hương vào mùa hội

UBND Tỉnh Hà Tây

Ban tổ chức lễ hội có nhiệm vụ tổ chức lễ hội và quản lý thắng cảnh, phục vụ khách tham quan thắng cảnh và lễ hội an toàn, văn minh, lịch sự đúng quy chế lễ hội của Bộ văn hóa - thông tin, chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tây, nghị quyết của Ban thường vụ huyện ủy, kế hoạch quản lý tổ chức lễ hội chùa Hương của UBND huyện Mỹ Đức đề ra.

Trong đó các tiểu ban đều phải thực hiện các nhiệm vụ của mình:

* Tiểu ban kinh tế - tài chính:

- Chỉ đạo UBND xã Hương Sơn chủ động phối hợp với Ban quản lý, các cơ quan chức năng huyện, tổ chức khảo sát vẽ sơ đồ quy hoạch tổng thể, chi tiết mặt bằng bố trí kinh doanh dịch vụ, mức thuế, lệ phí trình UBND huyện phê duyệt.

- Tổ chức thu phí, thuế nộp đủ vào ngân sách.

- Giao cho UBND xã Hương Sơn bán vé và thanh toán vé tiền bán vé nộp đủ vào kho bạc nhà nước trong ngày

- Hướng dẫn nhà chùa quản lý việc thu chi tiền công đức, quỹ két theo quy BTC Lễ hội Chùa Hương

Tiểu ban văn hoá - xh TB quản lý thắng cảnh Tiểu ban Tài chính. Tiểu ban Giao thông . Tiểu ban An ninh trật tự

định hiện hành.

* Tiểu ban giao thông bến trạm:

- Phối hợp với công an, ban tài chính UBND các xã quản lý về cơ sở hạ tầng, vấn đề giao thông và các khu bến trạm.

* Tiểu ban an ninh trật tự:

- Xây dựng phương án bảo vệ lễ hội, giữ gìn an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Phối hợp với chính quyền xã thực hiện giải quyết nhanh gọn có hiệu quả các vụ việc xảy ra.

* Tiểu ban quản lý di tích thắng cảnh:

Bố trí lực lượng bảo vệ thường xuyên, kiểm tra, giữ gìn di tích thắng cảnh và cảnh quan và khu vực. Đề xuất tu bổ tôn tạo bảo vệ xây dựng và tuyên truyền ý nghĩa giá trị khu du lịch.

* Tiểu ban văn hóa xã hội: quản lý về mặt văn hóa, văn minh trong du lịch.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương dự báo phát triển toàn khu đến năm 2010 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w