KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương dự báo phát triển toàn khu đến năm 2010 (Trang 62 - 64)

Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu vấn đề quản lý khai thác khu du lịch chùa Hương có thể rút ra một số kết luận sau:

- Khu du lịch chùa Hương có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh Hà Tây nói riêng và của vùng du lịch Bắc Bộ nói chung, đặc biệt trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của trung tâm du lịch Hà Nội và các vùng phụ cận.

- Khu du lịch chùa Hương là nơi tập chung nhiều tiềm năng du lịch phong phú và có giá trị về mặt tự nhiên và nhân văn trong đó đặc biệt phải kể đến hoạt động lễ hội, các di tịch lịch sử văn hoá, các di tích khảo cổ, hệ sinh thái, cảnh quan với nhiều hang động đẹp và hấp dẫn. Các lợi thế trên cho phép khu du lịch chùa Hương có thể phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn mà tiêu biểu là du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cú , nghỉ dưỡng,thể thao, đặc biệt là du lịch lễ hội.

- Trong thời gian qua mặc dù đã có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương tuy nhiên do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan về cơ chế nên chu có sự phối hợp chặt chẽ giữu các ban ngành trong phát triển du lịch Hà Tây nói chung và khu du lịch chùa Hương nói riêng. Sự phát triển của khu du lịch chùa Hương chưa tương xứng với tiêm năng. Hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp, nhiều khu vực đã có dấu hiệu xuống cấp của hệ thống cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của khu du lịch ảnh hưởng xấu đến hoạt động phát triển kinh tế đặc biệt là du lịch.

- Trong điều kiện hiện nay, việc tìm ra một mô hình quản lý khai thác khu du lịch chùa Hương để tăng khả năng thu hút khách và thu hút vốn đầu tư du lịch trên địa bà là yêu cầu thực tế và là một cơ hội phát triển.

- Để thực hiện tốt mô hình quản lý khai thác khu du lịch chùa Hương kiến nghị với uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, các ban ngành địa phương một số đề nghị cụ thể sau:

*Đối với UBND tỉnh Hà Tây

+ Nhanh chóng thành lập công ty cổ phần du lịch chùa Hương , xác định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận cũng nh thiết lập mối quan hệ với các ngành chức năng đặc biệt là sở du lịch, sở văn Hoá thông tin, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở địa chính cũng nh với chính quyền địa phương nhằm đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của ban qủan lý.

+ Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ban quản lý khu du lịch chua Hương đề nghị uỷ ban nhân dân tỉnh Hà tây ngoài việc chỉ đạo trực tiếp và tạo môi trường pháp lý thuận lợi, cần xem xét phương án hỗ trợ tài chính trong đó có thể tái đầu tư toàn bộ diện tích du lịch của khu trong thời gian từ 3 -5 năm. Kinh phí này ngoài việc để trả lương nhân viên hợp đồng còn được đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ nh giao thông nội bộ, điểm sử lý rác thải, trồng cây cảnh quan

sinh thái .

+ Đề nghị UBND tỉnh Hà Tây cần xem xét và có những chính sách u đãi đối với các nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển cụ thể theo quy hoạch.

+ Cần xây dựng công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia các hoạt động của khu du lịch bảo vệ cảnh quan tự nhiên các công trình di tích lịch sử văn hoá văn minh trong du lịch. Ngoài ra cũng cần có những biện pháp khiên quyết đối với những hành vi làm tổn hại đến lợi ích chung của khu du lịch .

*Đối với Tổng cục du lịch

+ Ban hành biện pháp cụ thể về phát triển du lịch tại khu vực chùa Hương. + Phối hợp với UBND tỉnh Hà Tây nghiên cứu quy hoạch tổng thể du lịch phù hợp với tình hình thực tế khu du lịch .

+ Phối hợp với Sở du lịch Hà Tây để có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ lao động trực tiếp tham gia công tác quản lý và hoạt động ở khu du lịch để nâng cao hiệu quả công tác hoạt động kinh doanh du lịch.

* Đối với UBND huyện Mỹ Đức

+ Chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc các tiểu ban thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

+ Phối hợp với công an tỉnh và công an huyện thực hiện tốt về vấn đề an ninh trật tự đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho khách du lịch, đặc biệt là tình trạng môi giới khách, theo khách mời đi đò tạo cho khách cảm giác khó chịu và bắt ép giá khách.

+ Chỉ đạo các xã, thôn thực hiện nhiệm vụ quản lý khu du lịch .

+ Ban hành các quy định về khai thác khu du lịch đặc biệt là các hộ kinh doanh du lịch , có biện pháp sử lý các cá nhân, tập thể vi phạm.

Tài liệu tham khảo

1. PGS-TS Nguyễn Văn Đính, thạc sỹ Nguyễn Văn Mạnh -Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng sử trong kinh doanh du lịch, nhà xuất bản Thống kê -Hà Nội năm 1996.

2. PTS Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý du lịch,nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh 1997

3. Thích Viên Thành, Kỷ niệm Chùa Hương, nhà xuất bản văn hoá thông tin 2001.

4. Thích Viên Thành, Chùa Hương ngày nay, nhà xuất bản văn hoá thông tin. 5. Nguyễn Quang Thành ,Lịch sử Chùa Hương , nhà xuất bản văn hoá thông tin1999.

6. Sở du lịch Hà Tây, đề tài cấp tỉnh: “ Xác định những luận cứ để phát triển du lịch Hà Tây 2001”.

7. Sở du lịch Hà Tây và viện nghiên cứu phát triển du lịch, 1997, “Quy hoạch phát triển khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn(1997-2010)”

8. UBND tỉnh Hà Tây 2000,Chương trình phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2005.

9. Sở du lịch Hà Tây và viện nghiên cứu phát triển du lịch, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Tây (1996-2010)”.

10. Bài giảng môn học quản trị du lịch. 11. Bài giảng môn Tổng quan du lịch.

12. Nguyễn Văn Hoà, Văn hoá 2001 ngày 5/1, Ba chuyện ghi ở Chùa Hương , 13. Phương Mai, Báo Giáo dục Thời đại Chủ nhật số 8, năm 2001 Chùa Hương mùa lễ hội .

14. Ngọc Tiến - Hải Chi, Báo tin tức sự kiện ngày 8/2/2001,Chùa Hương mùa lễ hội.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương dự báo phát triển toàn khu đến năm 2010 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w