GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHU DU LỊCH LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG.
3.1.1. Những định hướng chung.
- Trong chiến lược phát triển du lịch Hà Tây cũng như trong chiến lược phát triển của vùng Du lịch đồng bằng Bắc Bộ, khu Du lịch chùa Hương được xác định là khu Du lịch văn hoá - tín ngưỡng, sinh thái lớn của Hà Tây nói riêng và cả nước nói chung. Phát triển nhanh và bền vững của khu Du lịch chùa Hương sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, góp phần đa dạng hoá các sản phẩm Du lịch, phát triển và tăng tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp trong cơ cấu kinh tế nên khu du lịch chùa Hương cũng như các điểm du lịch khác phải có quan hệ chặt chẽ với các ngành khác như: Giao thông, Thuế, Điện ,Văn hoá… Phải xác định phát triển du lịch chùa Hương là nhiệm vụ chung của các ngành các cấp có liên quan đồng thời cần có sự thống nhất cao và phối hơp chặt chẽ để phát huy một cách có hiệu quả.
- Thực hiện theo chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh nhưng các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, thông qua hoạt động của mình để các hoạt động Du lịch phát triển.
- Khai thác hiệu quả tài nguyên Du lịch tự nhiên và nhân văn gắn liền với bảo vệ, giữ gìn phát hy truyền thống dân tộc, ý nghĩa tôn giáo, các di tích lịch sử văn hoá, môi trường cảnh quan, sinh thái tạo ra các sản phẩm đặc trưng của khu du lịch chùa Hương có sức thu hút khách du lịch.
- Khắc phục được tính thời vụ không chỉ có loại hình du lịch lễ hội mà còn phải xây dựng các loại hình du lịch khác cho đa dạng phong phú: du lịch sinh thái, thể thao, thám hiểm, nghỉ dưỡng để không chỉ thu hút khách trong nước mà khách quốc tế với quy mô lớn và ổn định.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, đội ngũ lao động có tay nghề cao,
văn minh, lịch sự trong hoạt động du lịch để phục vụ khách ngày tốt hơn.