Trắc nghiệm và những vấn đề liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng mcq trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10 – chương trình nâng cao).pdf (Trang 25)

1.5.1. Khái niệm về trắc nghiệm

Trắc nghiệm “test” trong tiếng Anh có nghĩa là “sự khảo sát hoặc thử các phẩm chất của một ngƣời hoặc vật” [36]; còn trong tiếng Hán thì “trắc” có nghĩa là “đo lƣờng”, “nghiệm” có nghĩa là “suy xét, chứng thực” [25].

Theo GS Trần Bá Hoành: “Trắc nghiệm trong giáo dục là một phƣơng pháp đo để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của HS nhƣ chú ý, ghi nhớ, tƣởng tƣợng… hoặc để kiểm tra đánh giá một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ của HS” [18].

Theo Dƣơng Thiệu Tống: “Trắc nghiệm là công cụ hoặc quy trình có tính hệ thống nhằm đo lƣờng một mẫu các hành vi. Trắc nghiệm giúp ta trả lời câu hỏi: thành tích của các cá nhân nhƣ thế nào khi so sánh với những ngƣời khác hay so sánh với một lĩnh vực các nhiệm vụ dự kiến?” [25].

1.5.2. Trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm viết gồm hai hình thức: trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan

* Trắc nghiệm tự luận (Essay test).

Trắc nghiệm tự luận bao gồm nhiều dạng khác nhau nhƣng nhìn chung HS có thể diễn đạt tƣ tƣởng, câu văn nhờ kiến thức và kinh nghiệm học tập đã

có. Phƣơng pháp này có thể đo đƣợc khả năng suy luận cũng nhƣ phát huy đƣợc óc sáng tạo, khéo léo khi giải quyết vấn đề của HS, khuyến khích HS thói quen suy diễn, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, tạo điều kiện cho HS luyện cách diễn đạt, sử dụng từ ngữ. Việc soạn các câu hỏi dạng này không mấy khó khăn. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là khó chấm điểm, tính khách quan không cao nên độ tin cậy thấp. Mặt khác, trong một đề thi chỉ kiểm tra đƣợc ít nội dung kiến thức [18],[23].

* Trắc nghiệm khách quan (Objective test).

Trắc nghiệm khách quan là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo những câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho HS một phần hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi HS phải chọn một câu để trả lời hoặc chỉ cần thêm một vài từ. Đây là một phƣơng pháp có khả năng đánh giá đƣợc các mức độ nhận thức. Gọi là khách quan vì hệ thống cho điểm là khách quan. Kết quả của bài trắc nghiệm không phụ thuộc vào việc ai chấm bài trắc nghiệm đó.

Thông thƣờng, một bài TNKQ gồm nhiều câu hỏi hơn một bài trắc nghiệm tự luận; mỗi câu hỏi thƣờng có thể đƣợc trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản. Tuy nhiên, TNKQ chỉ có việc chấm điểm là khách quan, tính chủ quan có thể nằm ở việc lựa chọn nội dung đề kiểm tra và việc định ra câu trả lời. Nhiều ngƣời thƣờng gọi tắt TNKQ là “trắc nghiệm”, do vậy khi dùng từ “trắc nghiệm” mà không nói gì thêm thì chúng ta ngầm hiểu đây là TNKQ. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đến nay các chuyên gia về phƣơng pháp dạy học của nhiều nƣớc trên thế giới đã thừa nhận việc KT - ĐG bằng trắc nghiệm có khả năng đảm bảo tính khách quan cao[7], [12], [26], [27], [34], [40].

Bên cạnh đó, thực tế việc sử dụng hình thức KT - ĐG bằng trắc nghiệm trong dạy học cũng thu đƣợc những hiệu quả rõ rệt, đó là: [48]

- Đối với nhà trƣờng: Tăng uy tín của nhà trƣờng thông qua việc nâng cao năng lực của đội ngũ GV về các phƣơng pháp dạy - học - đánh giá; có các công cụ để kiểm tra nhanh chóng và chính xác thành quả học tập; nâng cao hiệu quả và tiết kiệm thời gian trong việc đánh giá.

- Đối với HS: Tăng thêm lòng tin về tính khách quan của việc đánh giá thành quả học tập; thúc đẩy tính tích cực chủ động và động cơ học tập.

- Đối với GV: Nâng cao năng lực dạy học, đánh giá, tăng hiệu quả dạy học; có phƣơng hƣớng điều chỉnh và cải tiến phƣơng pháp dạy học.

1.5.3. Những nguyên tắc chung của trắc nghiệm

Với những chức năng của mình, trắc nghiệm đƣợc xem là công cụ KT - ĐG kết quả học tập trong dạy học. Đối với ngƣời dạy, sử dụng trắc nghiệm nhằm cung cấp thông tin ngƣợc để điều chỉnh phƣơng pháp, nội dung cho phù hợp, từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy. Đối với ngƣời học, sử dụng trắc nghiệm có thể tăng cƣờng tinh thần trách nhiệm trong học tập, việc học tập trở nên nghiêm túc. Sử dụng trắc nghiệm giúp ngƣời học tự KT - ĐG kiến thức, kĩ năng, phát hiện năng lực tiềm ẩn của mình, vì vậy quá trình tự học có hiệu quả hơn. Mặt khác, sử dụng trắc nghiệm giúp ngƣời học phát triển năng lực tƣ duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tế.

Song trắc nghiệm chỉ thực hiện một cách có hiệu quả khi dựa trên một số nguyên tắc sau: [1],[7]

- Xác định và làm rõ nội dung cần phải đo lƣờng.

- Kĩ thuật trắc nghiệm phải đƣợc lựa chọn dựa trên mục đích của trắc nghiệm. Không nên lựa chọn trắc nghiệm chỉ vì nó thuận tiện, dễ sử dụng, quen thuộc với nhiều ngƣời. Điều quan trọng nhất trong việc lựa chọn một kĩ thuật trắc nghiệm GD là liệu nó có đo đƣợc một cách hiệu quả nhất những gì cần đo hay không.

- Việc đánh giá tổng quát đòi hỏi phải sử dụng nhiều kĩ thuật và phƣơng pháp đánh giá khác nhau vì không có một phƣơng pháp đánh giá nào có thể thực hiện đƣợc toàn bộ những yêu cầu đánh giá.

- Muốn sử dụng một cách thích hợp và hiệu quả hình thức trắc nghiệm thì phải hiểu đƣợc những ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế của nó. Trắc nghiệm cũng nhƣ các phƣơng pháp đánh giá khác luôn có những sai số cho nên không thể gắn cho những kết quả trắc nghiệm giá trị tuyệt đối đƣợc.

- Trắc nghiệm chỉ là một phƣơng tiện đƣợc sử dụng để thu thập thông tin trong quá trình dạy học. Không nên quan niệm là chỉ thông qua trắc nghiệm mà chất lƣợng dạy và học đƣơng nhiên đƣợc cải thiện.

1.5.4. Các loại câu TNKQ

TNKQ có bốn hình thức chủ yếu, mỗi hình thức đều có những ƣu và nhƣợc điểm riêng[7], [18], [35], [40], [51], [52].

* Câu đúng-sai (True-false items)

Loại này đƣợc trình bày dƣới dạng một câu phát biểu và HS phải trả lời bằng cách lựa chọn đúng (Đ) hoặc sai (S). Loại câu hỏi này rất thông dụng vì nó thích hợp với những kiến thức sự kiện, có thể kiểm tra đƣợc nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn. Giáo viên có thể soạn một đề thi trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên loại câu hỏi này khó xác định điểm yếu của HS do yếu tố đoán mò, xác suất đúng - sai là 50%, có độ tin cậy thấp, đề ra thƣờng có khuynh hƣớng trích nguyên văn sách giáo khoa nên khuyến khích thói quen học thuộc lòng hơn là tìm tòi suy nghĩ.

* Câu ghép đôi (Matching items)

Là những câu hỏi có hai dãy thông tin, một bên là các câu hỏi, bên kia là câu trả lời. Số câu ghép đôi càng nhiều thì xác suất may rủi càng nhỏ, do đó càng tăng phần ghép thì chất lƣợng trắc nghiệm càng đƣợc nâng cao. Loại trắc nghiệm này thích hợp với câu hỏi sự kiện, khả năng nhận biết kiến thức hay

thiết lập những mối tƣơng quan, song không thích hợp cho việc áp dụng các kiến thức mang tính nguyên lý, quy luật và mức đo các khả năng trí năng cao. * Câu điền khuyết (Completion items).

Loại này có hai dạng. Chúng có thể là những câu hỏi với câu trả lời ngắn (short answer) hay là những câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống, HS phải điền vào chỗ trống bằng một từ hay một nhóm từ cần thiết. Ƣu điểm của nó là làm mất khả năng đoán mò của HS, họ có cơ hội trình bày những câu trả lời khác, qua đó phát huy óc sáng tạo. Đối với GV, dạng câu hỏi này phù hợp với việc soạn các câu hỏi cho các môn tự nhiên, đồng thời có thể đánh giá mức hiểu biết về các nguyên lý, giải thích các sự kiện, khả năng diễn đạt ý kiến cũng nhƣ thái độ của HS đối với vấn đề đặt ra. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của loại trắc nghiệm này là việc chấm bài mất nhiều thời gian và GV thƣờng không đánh giá cao các câu trả lời sáng tạo tuy khác đáp án mà vẫn có lí.

* Câu nhiều lựa chọn ( Multiple choice question- MCQ)

Dạng câu hỏi này gồm hai phần: phần dẫn và phần lựa chọn. Phần dẫn là một câu hỏi hay một câu trả lời chƣa hoàn chỉnh; phần lựa chọn gồm một số phƣơng án (thƣờng là 4 - 5) để trả lời cho câu hỏi hay phần bổ sung cho câu đƣợc hoàn chỉnh. Phần lựa chọn chỉ có một phƣơng án đúng, những phƣơng án còn lại gọi là phƣơng án “nhiễu”. HS phải cân nhắc để chọn ra phƣơng án trả lời đúng nhất hay hợp lí nhất. Điều quan trọng là phải làm sao cho phƣơng án “nhiễu” hấp dẫn nhƣ nhau đối với những HS chƣa nắm rõ vấn đề.

Hiện nay, loại câu hỏi MCQ đƣợc dùng nhiều hơn vì nó có một số ƣu điểm sau: [2],[16], [35], [37], [50]

- Có thể đo đƣợc khả năng tƣ duy khác nhau. Với sự phối hợp của nhiều phƣơng án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi, GV có thể dùng loại trắc nghiệm MCQ để KT - ĐG những mục tiêu giảng dạy, học tập khác nhau.

- Độ tin cậy cao hơn. Yếu tố đoán mò, may rủi giảm đi so với các loại TNKQ khác khi số phƣơng án lựa chọn tăng lên. Đó cũng là lý do các nhà soạn trắc nghiệm chuẩn thích loại câu hỏi MCQ hơn các loại câu hỏi khác.

- HS phải xét đoán và phân biệt rõ ràng khi trả lời câu hỏi. Tính chất tuyệt đối trong loại “đúng - sai” nhƣờng chỗ cho tính chất tƣơng đối khi HS phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất trong số các phƣơng án trả lời đã cho.

- Tính chất giá trị tốt hơn. Loại trắc nghiệm này có độ giá trị cao hơn nhờ tính chất có thể dùng đo những mức tƣ duy khác nhau. Với một bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời cho sẵn để chọn, ngƣời ta có thể đo đƣợc khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, suy diễn, tổng quát hoá… rất hữu hiệu.

- Có thể phân tích đƣợc tính chất mỗi câu hỏi. Dùng phƣơng pháp phân tích tính chất câu hỏi (items analysis), chúng ta có thể xác định câu hỏi nào quá dễ, câu hỏi nào quá khó, câu nào mơ hồ hay không có giá trị đối với các mục tiêu cần trắc nghiệm. Bên cạnh đó, chúng ta có thể xét xem câu trả lời cho sẵn nào không ích lợi hoặc làm giảm giá trị câu hỏi. Phƣơng pháp phân tích này không thực hiện đƣợc với loại câu hỏi tự luận hay khó thực hiện đối với các loại trắc nghiệm khác.

- Tính chất khách quan khi chấm. Cũng nhƣ các loại TNKQ khác, trong loại trắc nghiệm MCQ điểm số không phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: phẩm chất chữ viết, khả năng diễn đạt…

- Có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình thu thập và xử lý kết quả.

Ngoài ra, bộ môn Sinh học cũng có những thuận lợi riêng khi sử dụng hình thức kiểm tra TNKQ vì:

- Sử dụng hình thức kiểm tra TNKQ là đáp ứng xu thế chung hiện nay trong công tác thi - kiểm tra theo định hƣớng của Bộ GD-ĐT.

- Nội dung môn Sinh học phù hợp với việc ra đề kiểm tra trắc nghiệm. - Thời lƣợng môn học theo phân phối chƣơng trình ít nên bằng hình thức này có thể kiểm tra đƣợc kiến thức trên một phạm vi rộng.

- Hình thức kiểm tra này còn có thể thực hiện trên máy vi tính nên tiết kiệm đƣợc thời gian.

1.6. Tình hình sử dụng câu trắc nghiệm MCQ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở trƣờng trung học phổ thông kết quả học tập ở trƣờng trung học phổ thông

Để tìm hiểu về tình hình sử dụng TNKQ, chúng tôi đã tiến hành điều tra ở một số trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đó là các trƣờng: Chuyên Thái Nguyên; Đồng Hỷ; Gang Thép. Hình thức điều tra là sử dụng phiếu thăm dò (Phụ lục số 01). Đối tƣợng điều tra là các GV đang trực tiếp giảng dạy, trong đó có cả các GV dạy môn Sinh học. Các GV này đều có trình độ Đại học và có từ 5 năm công tác trở lên. Phiếu thăm dò đƣợc thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu hƣớng dẫn về kĩ thuật TNKQ [7], [38] và thực tế giảng dạy. Qua điều tra chúng tôi thu đƣợc một số thông tin nhƣ sau: Về mức độ sử dụng hình thức kiểm tra TNKQ trong KT - ĐG:

Mức độ Số lƣợng Tỉ lệ (%) Không sử dụng 0 0 Thỉnh thoảng 8 26,7 Thƣờng xuyên 22 73,3 Loại TNKQ đƣợc sử dụng nhiều nhất: Loại câu TNKQ Số lƣợng Tỉ lệ (%) Đúng - sai 4 13,3 Ghép đôi 3 10 Điền khuyết 6 20 Nhiều lựa chọn (MCQ) 17 56,7

Khó khăn chủ yếu mà GV gặp phải khi sử dụng câu hỏi MCQ trong KT - ĐG:

Khó khăn chủ yếu Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Xác định mục tiêu kiểm tra 2 6,6

Xây dựng bảng trọng số 7 23,4

Xây dựng câu hỏi 9 30

Kiểm định chất lƣợng câu hỏi 12 40

Kết quả thăm dò cho thấy, có 73,3 % GV thƣờng xuyên sử dụng hình thức kiểm tra TNKQ trong đó dạng câu hỏi đƣợc dùng phổ biến nhất là MCQ (56,7%) vì những lí do nhƣ: có thể kiểm tra kiến thức trên một diện rộng mà lại tốn ít thời gian, tính khách quan khi chấm bài, thời gian chấm bài nhanh hơn, khả năng đoán mò của HS thấp hơn. Điều này cũng có nghĩa là đa số GV đã thấy đƣợc vai trò của hình thức kiểm tra TNKQ trong đánh giá kết quả học tập cũng nhƣ những ƣu điểm của câu hỏi dạng MCQ.

Đối với câu hỏi: Thầy (Cô) có thường xuyên tự viết câu hỏi TNKQ dùng trong kiểm tra không?, 63 % GV đƣợc hỏi cho biết họ không tự viết câu hỏi mà chủ yếu là sƣu tầm, chọn lọc từ các tài liệu tham khảo rồi soạn thành đề trắc nghiệm theo mục đích kiểm tra. Nguyên nhân của thực tế này chủ yếu là do GV chƣa có nhiều tài liệu hƣớng dẫn, không đƣợc rèn luyện kĩ năng viết câu hỏi TNKQ một cách cụ thể, có hệ thống khi còn học trong trƣờng Sƣ phạm. Vì đa số các câu hỏi sử dụng trong đề kiểm tra trắc nghiệm của GV là sƣu tầm nên khó khăn chính mà GV gặp phải là vấn đề kiểm định chất lƣợng câu hỏi (40%).

Từ những kết quả thăm dò, chúng tôi thấy thực tế việc sử dụng TNKQ (mà chủ yếu là MCQ) trong KT - ĐG kết quả học tập ngày càng phổ biến trong các trƣờng THPT, nhƣng xu hƣớng chính vẫn là sử dụng câu hỏi trong các tài liệu có sẵn. Tuy nhiên, không phải tất cả các câu MCQ hiện nay đang sử dụng đều đạt yêu cầu, kể cả những câu MCQ đã đƣợc sử dụng trong các kì

thi cấp Quốc gia. Qua tìm hiểu đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (năm học 2007 - 2008), chúng tôi thấy vẫn còn một số tồn tại sau: [6]

Một là: Phần lớn các câu hỏi trong đề thi quá dễ.

Có nhiều câu hỏi chỉ yêu cầu ngƣời học ở mức độ ghi nhớ (là mức thấp nhất về mục tiêu kiến thức mà ngƣời học cần đạt đƣợc), thậm chí ngƣời học chỉ cần nhớ đƣợc đề mục lớn trong sách giáo khoa là đủ. Với những câu hỏi kiểu này, khó có thể kiểm tra đƣợc ngƣời học về các nguyên lý, quá trình và quy luật Sinh học. Vì thế, ít có khả năng phân biệt đƣợc năng lực của HS.

Ví dụ 1 (câu 1)

Theo quan điểm hiện đại, các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống trên Quả đất lần lƣợt là:

A. tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học B. tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá sinh học C. tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học - tiến hoá tiền sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng mcq trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10 – chương trình nâng cao).pdf (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)