Vận dụng quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu MCQ trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng mcq trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10 – chương trình nâng cao).pdf (Trang 48)

trong dạy học Sinh học tế bào

Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi xin giới thiệu kết quả kiểm định độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi MCQ trong đề kiểm tra trắc nghiệm số 02. Đề kiểm tra gồm 40 câu MCQ và đƣợc phân loại theo 3 mức độ: ghi nhớ, hiểu biết và vận dụng.

Đề kiểm tra số 02 thuộc nội dung chƣơng II - Cấu trúc của tế bào ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM SỐ 02

Hãy chọn câu trả lời đúng hoặc đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau.

1/ Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là A. tham gia vào duy trì áp suất thẩm thấu B. giữ hình dạng tế bào ổn định

C. thực hiện quá trình hô hấp D. tham gia vào quá trình phân bào 2/ Tế bào nhân sơ có đặc điểm nổi bật là

A. kích thƣớc nhỏ, có màng nhân, chƣa có hệ thống nội màng. B. kích thƣớc nhỏ, chƣa có màng nhân, chỉ có ribôxôm .

C. kích thƣớc nhỏ, chƣa có màng nhân, vùng nhân chứa ADN kết hợp với Histôn.

D. kích thƣớc nhỏ, chƣa có nhân và các bào quan.

3/ Dựa vào yếu tố nào để chia Vi khuẩn thành 2 nhóm là Gram dƣơng và Gram âm?

A. cấu trúc ADN vùng nhân B. cấu trúc Ribôxôm

C. cấu trúc, thành phần hoá học của thành tế bào D. cấu trúc Plasmit

4/ Màng sinh chất đƣợc gọi là “màng khảm động” vì:

A. Màng đƣợc cấu tạo từ phôtpholipit và prôtêin. Các phân tử phôtpholipit đứng yên tại chỗ, còn prôtêin và các phân tử khác có thể chuyển động trong phạm vi của màng

B. Màng đƣợc cấu tạo chủ yếu từ hai lớp phân tử phôtpholipit trên đó có điểm thêm prôtêin và các phân tử khác. Các phân tử prôtêin không đứng yên tại chỗ mà có thể di chuyển trong phạm vi của màng.

C. Màng đƣợc cấu tạo từ phôtpholipit và prôtêin. Các phân tử phôtpholipit không đứng yên tại chỗ mà có thể di chuyển trong phạm vi của màng.

D. Màng đƣợc cấu tạo từ phôtpholipit và prôtêin. Các phân tử phôtpholipit cũng nhƣ các phân tử prôtêin có thể di chuyển bên trong lớp màng.

5/ Trong cấu trúc màng sinh chất, loại prôtêin giữ chức năng nào dƣới đây chiếm số lƣợng nhiều nhất?

A. Hooc môn B. Enzim C. Vận chuyển D. Cấu tạo

6/ Những chất nào trong các chất sau đƣợc khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phôtpholipit?

A. Glucôzơ, ion Na, O2 B. O2,CO2.

C. Sacarôzơ, glucôzơ, axitamin . D. Ion Na, ion K, ion Cl

7/ Tế bào có nhiều lizôxôm nhất là

A. tế bào bạch cầu B. tế bào cơ C. tế bào hồng cầu D. tế bào thần kinh

8/ Hiện tƣợng có thể xảy ra ở màng tế bào khi lai tế bào của chuột với tế bào ngƣời là:

A. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của chuột nằm ngoài, các phân tử prôtêin của ngƣời nằm trong

B. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin ngƣời và chuột nằm xen kẽ nhau C. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin ngƣời và chuột nằm riêng biệt ở hai phía tế bào

D. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của ngƣời nằm ngoài, các phân tử prôtêin của chuột nằm trong

9/ Cấu trúc có mặt trong tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào vi khuẩn: A. Mạng lƣới nội chất và ti thể B. Mạng lƣới nội chất và lục lạp C. Màng sinh chất và ribôxôm D. Mạng lƣới nội chất và không bào

10/ Đa số tế bào có kích thƣớc rất nhỏ, vì

A. tế bào nhỏ có khả năng phân chia nhanh chóng

B. tế bào nhỏ giúp vận chuyển nhanh chóng các chất trong tế bào

C. tế bào nhỏ có tỷ lệ S/V lớn giúp trao đổi chất với môi trƣờng thuận lợi D. Tất cả đều đúng.

11/ Ribôxôm trong tế bào chất của tế bào nhân chuẩn có: A. thành phần và kích thƣớc giống tế bào nhân sơ.

B. thành phần giống tế bào nhân sơ nhƣng kích thƣớc nhỏ hơn . C. thành phần giống tế bào nhân sơ nhƣng kích thƣớc lớn hơn. D. thành phần khác tế bào nhân sơ nhƣng kích thƣớc thì tƣơng tự.

12/ Cấu trúc của mạng lƣới nội chất là

A. một hệ thống ống phân nhánh trong tế bào nhân chuẩn

B. một hệ thống xoang dẹt thông với nhau trong tế bào nhân chuẩn

C. một hệ thống ống và xoang dẹt xếp cạnh nhau và tách biệt trong tế bào nhân chuẩn

D. một hệ thống ống và xoang dẹt thông với nhau trong tế bào nhân chuẩn

13/ Thành tế bào nhân sơ đƣợc cấu tạo từ những thành phần nào là chủ yếu? A. Peptiđôglican B. Kitin C. Axit nuclêic D. Lipit

14/ Tại sao nói tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ? A. Vì chƣa có ribôxôm

B. Vì chỉ có một chuỗi ADN dạng thẳng, mạch kép C. Vì có ADN ở ngoài nhân

D. Vì chƣa có màng nhân

15/ Cho tế bào thực vật vào trong nƣớc cất, một thời gian sau thấy có hiện tƣợng gì?

A. Một số chất khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài làm tế bào nhỏ đi. B. Tế bào không thay đổi hình dạng.

C. Nƣớc cất thấm vào tế bào làm tế bào trƣơng lên nhƣng không bị vỡ vì có thành tế bào vững chắc.

D. Nƣớc cất thấm vào tế bào làm tế bào trƣơng lên và bị vỡ.

16/ Trong các đặc tính sau, đặc tính nào không đúng với màng sinh chất?: A. Lớp kép phôtpholipit của màng có tính lỏng.

B. Các phân tử prôtêin có thể xuyên sâu vào lớp kép phôtpholipit

C. Trên màng có các phân tử côlestêrôn làm tăng tính ổn định cấu trúc. D. Cho tất cả các chất đi vào tế bào.

17/ Cho tế bào hồng cầu vào nƣớc cất, một lúc sau thấy hiện tƣợng gì?

A. Nƣớc sẽ thấm vào tế bào làm tế bào trƣơng lên đến một mức độ nhất định thì tế bào sẽ bị vỡ.

B. Tế bào không thay đổi kích thƣớc.

C. Nƣớc sẽ thấm vào tế bào làm tế bào trƣơng lên nhƣng không bị vỡ vì có thành cứng rắn

D. Các chất có kích thƣớc nhỏ sẽ khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài làm tế bào nhỏ đi.

18/ Sự vận chuyển các chất dinh dƣỡng sau quá trình tiêu hoá từ lông ruột vào máu của ngƣời theo phƣơng thức nào?

A. Vận chuyển chủ động B Vận chuyển thụ động C. Vận chuyển thụ động và chủ động D. Thực bào.

19/ Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Các chất hoà tan trong nƣớc sẽ đƣợc vận chuyển qua màng theo građien nồng độ (nồng độ cao đến nồng độ thấp) gọi là sự khuếch tán

B. Dựa vào tốc độ khuếch tán, ngƣời ta chia dung dịch thành ba loại khác nhau (đẳng trƣơng, ƣu trƣơng, nhƣợc trƣơng)

C. Những chất trao đổi giữa tế bào với môi trƣờng thƣờng hoà tan trong dung môi

D. Nƣớc thấm qua màng theo građien nồng độ (thế nƣớc cao đến thế nƣớc thấp) gọi là hiện tƣợng thẩm thấu.

20/ Khi vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất, mỗi loại prôtêin có thể:

A. Vận chuyển một chất riêng

B. Vận chuyển một lúc hai chất ngƣợc chiều C. Vận chuyển một lúc hai chất cùng chiều D. Tất cả đều đúng

21/ Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đƣờng saccarôzơ không thể đi qua màng, nhƣng nƣớc và urê thì đi qua đƣợc. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch nào sau đây ?

A. Dung dịch saccarôzơ ƣu trƣơng B. Dung dịch urê nhƣợc trƣơng C. Dung dịch urê ƣu trƣơng

D. Dung dịch saccarôzơ nhƣợc trƣơng

22/ Sự thực bào là:

A. là hiện tƣợng các phân tử lớn bị tế bào hút vào cùng chiều građien nồng độ

B. là hiện tƣợng màng tế bào hấp thụ các chất lỏng

C. là hiện tƣợng các chất rắn đƣợc màng tế bào phân huỷ thành các chất đơn giản lọt vào tế bào

D. hiện tƣợng các phân tử lớn (hoặc các chất rắn) không lọt qua các lỗ màng, khi tiếp xúc với màng thì đƣợc màng tạo nên bóng bao bọc lại và tiêu hoá trong lizôxôm.

23/ Chức năng của lục lạp là

B. chuyển hoá năng lƣợng mặt trời thành hoá năng trong chất hữu cơ C. sản xuất hyđratcacbon từ các nguyên liệu CO2 và H2O

D. Tất cả đều đúng

24/ Tế bào nào sau đây trong cơ thể ngƣời chứa nhiều ti thể nhất? A. tế bào xƣơng. B tế bào cơ tim.

C. tế bào thần kinh D. tế bào biểu bì

25/ Các lỗ nhỏ trên màng sinh chất:

a đƣợc hình thành trong các phân tử prôtêin nằm xuyên suốt chiều dày của chúng

b hình thành do sự tiếp giáp của hai lớp màng sinh chất

c là các lỗ nhỏ hình thành trong các phân tử lipit

d là nơi duy nhất xảy ra quá trình trao đổi chất của tế bào

26/ Bộ máy Gôngi có cấu tạo là

A. một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau và thông với nhau

B. một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau và không thông với nhau C. một hệ thống túi dẹt tách biệt nhau và xếp song song với nhau D. một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau

27/ Nhận định không đúng với ribôxôm là A. là nơi sinh tổng hợp prôtêin cho tế bào B. đính ở mạng lƣới nội chất hạt

C. đƣợc bao bọc bởi màng đơn

D. thành phần hoá học gồm ARN và Prôtêin

28/ Chức năng của mạng lƣới nội chất trơn là A. tổng hợp prôtêin, phôtpholipit, axit béo

B. tổng hợp photpholipit và côlestêrôn, gắn đƣờng vào prôtêin, khử độc C. phân huỷ phôtpholipit, lipôprôtêin, glicôgen

29/ Trong tế bào, ti thể có đặc điểm:

A. có số lƣợng khác nhau ở các loại tế bào B. trong cấu trúc có ADN, ARN, ribôxôm C. đƣợc bao bọc bởi màng kép

D. Tất cả các phƣơng án trên đều đúng

30/ Số lƣợng lục lạp trong tế bào lá của cây trồng trong bóng râm so với cây cùng loài trồng ngoài nắng là

A. bằng nhau B. ít hơn

C. nhiều hơn D. có lúc nhiều hơn có lúc ít hơn

31/ Tế bào nhân sơ đƣợc phân biệt với tế bào nhân chuẩn bởi dấu hiệu: A. có hay không có thành tế bào

B. có hay không có các bào quan đƣợc bao bọc bởi lớp màng C. có hay không có ribôxôm

D. có hay không có lông và roi.

32/ Đặc điểm chung của tế bào nhân thực là A. hình dạng có thể giống nhau hay khác nhau

B. thành phần chính một tế bào gồm: màng, tế bào chất và các bào quan, nhân C. là đơn vị cơ bản xây dựng nên cơ thể đa bào

D. Tất cả các phƣơng án trên đều đúng

33/ Nhận định nào sau đây không đúng về thành tế bào vi khuẩn? A. Cấu tạo bởi những sợi cacbonhiđrat liên kết với nhau bằng sợi peptit ngắn B. Khác nhau ở vi khuẩn Gram âm và Gram dƣơng

C. Nằm bên ngoài lớp vỏ nhầy của tế bào vi khuẩn

D. Có chức năng quy định hình dạng của tế bào vi khuẩn 34/ Đặc điểm của perôxixôm trong tế bào nhân chuẩn: A. có màng đơn bọc

C. đƣợc hình thành từ bộ máy Gôngi D. Tất cả các phƣơng án trên đều đúng

35/ / Nếu phá huỷ nhân của tế bào trứng ếch loài A, sau đó lấy nhân của tế bào sinh dƣỡng thuộc loài B cấy vào. Con ếch con sinh ra sẽ có những đặc điểm chủ yếu của loài nào?

A. Đặc điểm của loài A nhiều hơn loài B B. Loài A C. Cả hai loài A và B D. Loài B

36/ Khi cho tế bào thực vật vào một loại dung dịch, một lát sau tế bào có hiện tƣợng co nguyên sinh. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là

A. dung dịch có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ dịch bào B. dung dịch có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ dịch bào C. dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ dịch bào D. phản ứng tự vệ của tế bào trong môi trƣờng lạ

37/ Nếu lizôxôm trong tế bào bị vỡ thì điều gì sẽ xảy ra? A. Tế bào mất chức năng tiêu hoá nội bào

B. Tế bào sẽ tổng hợp lizôxôm khác

C. Tế bào vẫn bình thƣờng D. Tế bào sẽ bị phá huỷ

38/ Điều kiện cơ bản để xảy ra cơ chế vận chuyển chủ động là A. có sự biến dạng màng

B. kích thƣớc các chất cần vận chuyển nhỏ hơn đƣờng kính lỗ màng, nồng độ chất tan phía trong màng phải nhỏ hơn ngoài màng

C. có ATP và kênh vận chuyển dặc hiệu

D. kích thƣớc các chất cần vận chuyển nhỏ hơn đƣờng kính lỗ màng 39/ Một nhà Sinh học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật, sau đó đem li tâm thu đƣợc một số bào quan. Các bào quan này hấp thu CO2 và giải phóng O2. Các bào quan này có nhiều khả năng là

A. bộ máy Gônghi B. nhân C. lục lạp D. ti thể 40/ Đặc điểm của màng nhân là

A. Lỗ nhân gắn với nhiều phân tử prôtêin cho phép các phân tử nhất định đi qua

B. Gồm màng trong và màng ngoài, mỗi màng dày 6- 9 nm C. Trên bề mặt màng nhân có nhiều lỗ nhân

D. Tất cả đều đúng

Đề kiểm tra trắc nghiệm này đã đƣợc tiến hành thực nghiệm ở 3 trƣờng THPT, đó là: Chuyên Thái Nguyên, Gang Thép, Đồng Hỷ.

Kết quả bài trắc nghiệm và kiểm định câu MCQ đƣợc thể hiện ở phần phụ lục

(phụ lục số 03)

Thống kê kết quả kiểm định độ khó và độ phân biệt của các câu MCQ trong đề kiểm tra này, chúng tôi thu đƣợc số liệu nhƣ sau:

Có 37,5% → 52,5% câu MCQ có FV và DI nhỏ hơn 30%, điều này có nghĩa là trong đề trắc nghiệm số 02 có 47,5% → 63,5% câu trắc nghiệm có giá trị sử dụng.

Tuy nhiên, những câu MCQ mà chúng tôi sƣu tầm đã có sự lựa chọn theo một số căn cứ nhất định. Thực tế, không ít câu trắc nghiệm MCQ trong các tài liệu tham khảo cần phải đƣợc viết lại.

Đối chiếu với các nguyên tắc kiểm định và kĩ thuật viết câu trắc nghiệm, chúng tôi đã tiến hành phân tích một số câu MCQ về phần Sinh học tế bào. Kết quả nhận thấy còn có những tồn tại, nhất là về kĩ thuật viết câu trắc nghiệm MCQ.

Trƣớc hết, yêu cầu đầu tiên đối với câu trắc nghiệm là các thông tin đƣa ra phải chính xác, mỗi câu MCQ chỉ có một đáp án đúng. Nhƣng một số câu vẫn chƣa đáp ứng nguyên tắc này.

Ví dụ 1.

Dạng axit nuclêic nào dƣới đây có ở nhóm sinh vật nhân thực? A. ADN kép, dạng thẳng

B. ADN kép, dạng vòng C. ADN đơn, dạng thẳng

D. ADN đơn, dạng vòng

Theo đáp án của tác giả, phƣơng án đúng là (A). Tuy nhiên, trong tế bào chất của tế bào nhân thực có một số bào quan (ti thể, lạp thể) cũng có ADN kép, dạng vòng. Vì vậy, để đạt yêu cầu sử dụng, câu dẫn cần phải giới hạn lại, chỉ xét riêng axit nuclêic trong nhân tế bào, hoặc có thể viết lại các phƣơng án lựa chọn.

Bên cạnh đó, có rất nhiều câu hỏi MCQ đƣợc viết mới chỉ kiểm tra kiến thức ở mức độ ghi nhớ, đó là những câu hỏi dễ. Điều này làm cho HS có thể có xu hƣớng “học vẹt”. Những câu hỏi nhƣ thế này sẽ có độ khó thấp, vì vậy khó có thể phân biệt năng lực HS. Lý thuyết trắc nghiệm đã chỉ ra rằng: các câu trắc nghiệm nên có độ khó và độ phân biệt nằm trong khoảng 30% < FV (DI) < 70%.

Ví dụ 2.

Kì trung gian bao gồm mấy pha?

A. 1 pha; B. 2 pha; C. 3 pha; D. 4 pha Ví dụ 3.

Hô hấp hiếu khí diễn ra trong

A. lizôxôm; B.ti thể; C. lạp thể; D. lƣới nội chất

Những câu trắc nghiệm kiểu nhƣ trên rất đơn giản, vụn vặt, làm cho HS nhớ kiến thức một cách máy móc.

Ví dụ 4.

Đặc điểm cho phép xác định tế bào có nhân chính thức hay chƣa có nhân chính thức là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng mcq trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10 – chương trình nâng cao).pdf (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)