Cải tiến phƣơng pháp kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu trắc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng mcq trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10 – chương trình nâng cao).pdf (Trang 40 - 43)

trắc nghiệm MCQ

2.2.2.1. Phƣơng pháp kiểm định độ khó của các câu trắc nghiệm MCQ Theo trắc nghiệm truyền thống, độ khó đƣợc tính theo công thức (2.1). Tuy nhiên, theo công thức đó câu hỏi càng khó thì FV càng nhỏ. Điều này chƣa thực sự phù hợp với thói quen tƣ duy. Vì vậy, để thuận tiện cho GV khi kiểm định câu trắc nghiệm, chúng tôi đã xây dựng công thức tính độ khó của câu hỏi MCQ nhƣ sau:

Số thí sinh trả lời đúng

x 100% (2.1’)

Tổng số thí sinh làm bài FV = 100% -

Độ khó của một câu hỏi trắc nghiệm là chỉ số thể hiện phần bù tỉ lệ HS trả lời đúng câu trắc nghiệm đó.

Theo công thức, thang phân loại độ khó đƣợc quy ƣớc: - Câu dễ có FV từ 0 → 30%

- Câu khó trung bình có FV từ 30 → 69% - Câu khó có FV từ 70 → 100%

Câu hỏi có độ khó dao động trong khoảng 30% - 70% là thích hợp và trong một bài trắc nghiệm nên có khoảng 10 - 20% câu hỏi có độ khó trên 70%. Bài trắc nghiệm khách quan chỉ đáng tin cậy khi có số câu hỏi ít nhất là 30 câu MCQ trở lên [26],[27],[28].

2.2.2. 2. Phƣơng pháp kiểm định độ phân biệt của câu hỏi MCQ

Nhƣ đã trình bày ở trên, độ phân biệt của câu hỏi MCQ đƣợc tính theo công thức (2.2). Nhƣng trong dạy học ở trƣờng phổ thông, số HS tham gia trả lời trắc nghiệm không lớn. Vì vậy, lựa chọn ra 27% HS trong tổng số HS đƣợc trắc nghiệm để kiểm định độ phân biệt thì khó có thể đạt đƣợc độ tin cậy.

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đề xuất phƣơng pháp kiểm định độ phân biệt của câu hỏi MCQ nhƣ sau: thống kê kết quả trả lời của HS, dùng phần mềm Microsoft Excel lọc kết quả đó thành ba nhóm: nhóm khá - giỏi (đạt điểm từ 7,0 trở lên); nhóm trung bình (đạt từ 5,5 đến 6,5); nhóm yếu - kém (điểm dƣới 4,0).

Độ phân biệt đƣợc tính nhƣ sau:

DI = (Tỉ lệ nhóm K-G trả lời đúng) – (Tỉ lệ nhóm Y-Kém trả lời đúng) (2.2’)

Độ phân biệt của một câu trắc nghiệm là hiệu số tỷ lệ học sinh trả lời đúng câu trắc nghiệm đó ở nhóm học sinh khá - giỏi với nhóm học sinh

yếu - kém; đó là chỉ số xác định chất lƣợng của câu trắc nghiệm, có tác dụng

+ Nếu tỉ lệ HS hai nhóm trả lời đúng nhƣ nhau thì độ phân biệt bằng Không (DI = 0%).

+ Nếu tỉ lệ HS nhóm giỏi - khá trả lời đúng nhiều hơn HS nhóm yếu - kém thì độ phân biệt là Dƣơng (0% < DI < 100%).

+ Nếu tỉ lệ HS nhóm 1 trả lời đúng ít hơn HS nhóm 2 thì độ phân biệt là Âm. Những câu hỏi có DI bằng 0 hoặc Âm thì đều không đạt yêu cầu sử dụng. Với độ phân biệt dƣơng thấp ( 0% → 20%), việc sử dụng cần có sự điều chỉnh.

Chúng tôi xin giới thiệu phƣơng pháp kiểm định DI của câu trắc nghiệm sau: Màng sinh chất đƣợc gọi là màng “khảm - động” vì:

A. màng đƣợc cấu tạo từ phôtpholipit và prôtêin. Các phân tử phôtpholipit không đứng yên mà có thể di chuyển trong phạm vi của màng.

B*. màng đƣợc cấu tạo chủ yếu từ hai lớp phân tử phôtpholipit trên đó có điểm thêm phân tử prôtêin và các phân tử khác. Các phân tử prôtêin không đứng yên tại chỗ mà có thể di chuyển trong phạm vi của màng.

C. màng đƣợc cấu tạo từ phôtpholipit và prôtêin. Các phân tử phôtpholipit đứng yên tại chỗ còn prôtêin có thể chuyển động trong phạm vi của màng. D. màng đƣợc cấu tạo từ phôtpholipit và protein. Các phân tử phôtpholipit cũng nhƣ prôtêin không thể di chuyển trong phạm vi của màng

(Phương án có dấu * là phương án đúng)

Bằng phần mềm Microsoft Excel, lệnh {=COUNTIF($B$4;$B$73,1)}, chúng tôi đã thống kê đƣợc có 46/70 HS trả lời đúng câu trắc nghiệm và phân loại các nhóm HS khá - giỏi (42 HS); HS trung bình (12 HS); HS yếu - kém (16 HS), trong đó 34/42 HS nhóm giỏi - khá trả lời đúng; 5/16 HS nhóm yếu - kém trả lời đúng. Theo công thức (2.1’) và (2.2’) thì FV và DI của câu hỏi này lần lƣợt là 34,3% và 49,8%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng mcq trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10 – chương trình nâng cao).pdf (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)