Với những chức năng của mình, trắc nghiệm đƣợc xem là công cụ KT - ĐG kết quả học tập trong dạy học. Đối với ngƣời dạy, sử dụng trắc nghiệm nhằm cung cấp thông tin ngƣợc để điều chỉnh phƣơng pháp, nội dung cho phù hợp, từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy. Đối với ngƣời học, sử dụng trắc nghiệm có thể tăng cƣờng tinh thần trách nhiệm trong học tập, việc học tập trở nên nghiêm túc. Sử dụng trắc nghiệm giúp ngƣời học tự KT - ĐG kiến thức, kĩ năng, phát hiện năng lực tiềm ẩn của mình, vì vậy quá trình tự học có hiệu quả hơn. Mặt khác, sử dụng trắc nghiệm giúp ngƣời học phát triển năng lực tƣ duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tế.
Song trắc nghiệm chỉ thực hiện một cách có hiệu quả khi dựa trên một số nguyên tắc sau: [1],[7]
- Xác định và làm rõ nội dung cần phải đo lƣờng.
- Kĩ thuật trắc nghiệm phải đƣợc lựa chọn dựa trên mục đích của trắc nghiệm. Không nên lựa chọn trắc nghiệm chỉ vì nó thuận tiện, dễ sử dụng, quen thuộc với nhiều ngƣời. Điều quan trọng nhất trong việc lựa chọn một kĩ thuật trắc nghiệm GD là liệu nó có đo đƣợc một cách hiệu quả nhất những gì cần đo hay không.
- Việc đánh giá tổng quát đòi hỏi phải sử dụng nhiều kĩ thuật và phƣơng pháp đánh giá khác nhau vì không có một phƣơng pháp đánh giá nào có thể thực hiện đƣợc toàn bộ những yêu cầu đánh giá.
- Muốn sử dụng một cách thích hợp và hiệu quả hình thức trắc nghiệm thì phải hiểu đƣợc những ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế của nó. Trắc nghiệm cũng nhƣ các phƣơng pháp đánh giá khác luôn có những sai số cho nên không thể gắn cho những kết quả trắc nghiệm giá trị tuyệt đối đƣợc.
- Trắc nghiệm chỉ là một phƣơng tiện đƣợc sử dụng để thu thập thông tin trong quá trình dạy học. Không nên quan niệm là chỉ thông qua trắc nghiệm mà chất lƣợng dạy và học đƣơng nhiên đƣợc cải thiện.