Quy trình chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng mcq trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10 – chương trình nâng cao).pdf (Trang 43 - 48)

Bước 1. Sưu tầm, lựa chọn các câu trắc nghiệm MCQ

Dựa vào các tài liệu tham khảo về TNKQ, GV sƣu tầm, lựa chọn các câu trắc nghiệm MCQ theo từng chủ đề kiến thức.

Bước 2. Soạn đề kiểm tra trắc nghiệm

Sử dụng phần mềm trộn câu trắc nghiệm để soạn các đề kiểm tra trắc nghiệm theo mục tiêu xác định.

Bước 3. Thực nghiệm kiểm chứng các đề kiểm tra trắc nghiệm

Chọn đối tƣợng thực nghiệm phù hợp để kiểm chứng các đề kiểm tra đã soạn

Bước 4. Xử lí số liệu để xác định các đặc trưng của câu hỏi MCQ

Thống kê kết quả bài trắc nghiệm với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Excel. Số liệu thu đƣợc là căn cứ để kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu trắc nghiệm MCQ.

2.3.2. Quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm MCQ trong dạy học Sinh học tế bào nghiệm MCQ trong dạy học Sinh học tế bào

Sau khi đã tìm hiểu khái quát về mục tiêu và nội dung của chƣơng trình Sinh học 10 nâng cao [43],[44], chúng tôi tiến hành kiểm định câu hỏi trắc nghiệm MCQ theo quy trình nhƣ sau:

Bước 1: Sưu tầm, lựa chọn các câu hỏi trắc nghiệm MCQ về Sinh học tế

bào (Sinh học 10 - Chương trình nâng cao)

Phần Sinh học tế bào gồm 4 chƣơng. Việc sƣu tầm, lựa chọn các câu hỏi trắc nghiệm MCQ cũng tập trung vào nội dung của 4 chƣơng đó. Căn cứ để chúng tôi lựa chọn các câu MCQ là nội dung, chƣơng trình và sách giáo

khoa Sinh học 10 nâng cao; kĩ thuật viết câu trắc nghiệm và mục tiêu đánh giá. Tuy nhiên trong quá trình sƣu tầm, chúng tôi cũng gặp một số khó khăn mà chủ yếu là về tài liệu tham khảo. Vì nội dung Sinh học tế bào có nhiều kiến thức mới hơn các phần khác của chƣơng trình Sinh học bậc học THPT nên chƣa có nhiều bộ câu hỏi để chúng tôi tham khảo. Những tài liệu về TNKQ theo chƣơng trình Sinh học 10 đang lƣu hành là của những tác giả đi tiên phong trong việc viết câu hỏi TNKQ cho Sinh học 10.

Với sự cố gắng khắc phục khó khăn, chúng tôi đã sƣu tầm, lựa chọn đƣợc một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm MCQ về Sinh học tế bào gồm 200 câu [13],[22],[24], [29], [30], [32]. (Phụ lục số 02)

Sau khi đã lựa chọn, những câu hỏi MCQ này đƣợc phân loại theo mức độ nhận thức. Đi sâu vào trình độ trí tuệ của câu hỏi, Benjamin Blom (1956) đã đề xuất một thang mức 6 loại câu hỏi tƣơng ứng với 6 mức chất lƣợng lĩnh hội kiến thức, mức độ sau cao hơn và bao hàm các mức độ trƣớc. Đó là: [19],[45]

- Ghi nhớ: có thể nhớ / nhắc lại chính xác những điều đã học. - Hiểu biết: hiểu đƣợc các công thức, lí thuyết, vấn đề…

- Vận dụng: áp dụng những điều đã học để giải quyết một vấn đề hoặc giải thích một tình huống, hiện tƣợng.

- Phân tích: biết phân tích vấn đề thành các yếu tố và xác định đƣợc mối liên hệ giữa các yếu tố đó.

- Tổng hợp: đề xuất phƣơng án hoặc ý kiến mới trên cơ sở những phƣơng án, ý kiến, thông tin, số liệu đã có.

- Đánh giá: đƣa ra đƣợc những nhận xét về vấn đề trên cơ sở những tiêu chí đã có hoặc tự xây dựng, đồng thời cung cấp những bằng chứng cho các nhận xét đó.

Tuy nhiên theo ý kiến của một số chuyên gia, với đặc điểm là các câu hỏi MCQ dùng trong KT - ĐG kết quả học tập của HS trung học phổ thông, chúng tôi chỉ lựa chọn các câu hỏi theo 3 mức độ nhận thức là: ghi nhớ, hiểu biết và vận dụng.

Bước 2: Soạn đề kiểm tra trắc nghiệm

Trong khâu này chúng tôi lần lƣợt tiến hành các hoạt động sau:

 Xác định mục tiêu cần trắc nghiệm và điều kiện trắc nghiệm. - Mục tiêu trắc nghiệm:

+ Về kiến thức: Bài kiểm tra tập trung vào những nội dung chính ở mỗi chƣơng nhƣ sau.

Chƣơng I:

* Cấu tạo và chức năng của các thành phần chính cấu tạo nên tế bào

* Giải thích đƣợc một số hiện tƣợng có liên quan đến các thành phần cấu tạo đó

Chƣơng II:

* Khái quát về tế bào nhân sơ và nhân thực

* Cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào

* Mối liên quan giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan

* Vận dụng kiến thức để giải thích một số quá trình sống trong tế bào, cơ thể cũng nhƣ các hiện tƣợng trong thực tiễn.

Chƣơng III:

* Sự chuyển hoá vật chất và năng lƣợng trong tế bào * Cấu tạo và chức năng của ATP

* Vai trò và cơ chế tác động của enzim trong tế bào * Giải thích một số hiện tƣợng trong thực tế

Chƣơng IV:

* Đặc điểm của phân bào ở tế bào nhân sơ và nhân thực * Đặc điểm các pha trong chu kì tế bào

* Cơ chế, diễn biến, ý nghĩa của các quá trình nguyên phân và giảm phân * Hiểu đƣợc một số hiện tƣợng trong thực tế có liên quan đến quá trình phân bào

+ Về mức độ nhận thức: Bài trắc nghiệm kiểm tra kiến thức của HS ở 3 mức độ là: ghi nhớ, hiểu biết, vận dụng.

+ Về kĩ năng: Kiểm tra khả năng phán đoán, suy xét, và phân tích câu hỏi - Điều kiện trắc nghiệm: Thời gian làm bài: 45 phút

Số lƣợng câu hỏi: 40 câu

Cách thức làm bài: Sử dụng phiếu TLTN

 Lập bảng trọng số và ma trận đề chi tiết cho từng chƣơng

Bảng trọng số và ma trận đề chi tiết đã đƣợc các chuyên gia đánh giá cao, nó giúp cho GV xác định giới hạn kiến thức cần kiểm tra (chủ đề), các mức độ cần kiểm tra [51],[52].

- Bảng trọng số:

Tiêu chí

Các mức độ nhận thức

Tổng số Ghi nhớ Hiểu biết Vận dụng

Tỉ lệ 0,5 0,3 0,2 1,0

Số câu 20 12 8 40

- Ma trận đề chi tiết: Chƣơng Chủ đề Các mức độ nhận thức Tổng số Ghi nhớ Hiểu biết Vận dụng Thành phần hoá học của tế bào Nguyên tố hoá học và nƣớc

5 câu 3 câu 2 câu 10 câu

Cacbon hiđrat và Lipit 7 câu 3 câu 2 câu 12 câu

Prôtêin và Axit nuclêic 8 câu 6 câu 4 câu 18 câu

Tổng số 20câu 5 điểm 12 câu 3 điểm 8 câu 2 điểm 40 câu 10 điểm Cấu trúc của tế bào

Cấu trúc tế bào nhân sơ 2 câu 2 câu 2 câu 6 câu

Cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực

14 câu 8 câu 4 câu 26 câu

Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

4 câu 2 câu 2 câu 8 câu

Tổng số 20 câu 5 điểm 12 câu 3 điểm 8 câu 2 điểm 40 câu 10 điểm Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào

Khái niệm- Vai trò của enzim trong chuyển hoá vật chất và năng lƣợng

4 câu 2 câu 2 câu 8 câu

Hô hấp tế bào 6 câu 4 câu 2 câu 12 câu

Hoá tổng hợp và quang tổng hợp

12 câu 4 câu 4 câu 20 câu

Tổng số 20 câu 5 điểm 12 câu 3 điểm 8 câu 2 điểm 40 câu 10 điểm

Phân bào Chu kì tế bào 2 câu 2 câu 2 câu 6 câu

Quá trình nguyên phân 8 câu 4 câu 2 câu 14 câu

Quá trình giảm phân 10 câu 6 câu 4 câu 20 câu

Tổng số 20 câu 5 điểm 12 câu 3 điểm 8 câu 2 điểm 40 câu 10 điểm

- Soạn đề kiểm tra trắc nghiệm.

Dựa trên ma trận đề chi tiết, đề kiểm tra đƣợc soạn theo từng chƣơng. Việc soạn đề đƣợc thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm EMP - test. Đây là một phần mềm gồm 6 chƣơng trình đơn sẽ hỗ trợ thực hiện chức năng riêng ở từng khâu trong quy trình tổ chức thi, kiểm tra và tƣơng tác liên kết với nhau để hoàn thành toàn bộ các thao tác cần thiết của quy trình KT - ĐG kết quả học tập. Ƣu điểm của phần mềm này là rất dễ sử dụng. Mặt khác, dùng phần mềm này còn có thể tiến hành kiểm tra trắc nghiệm trên máy vi tính. Điều này vừa đảm bảo tính khách quan, chính xác mà lại tiết kiệm thời gian, kinh phí [20]. Các câu hỏi trong một đề kiểm tra đƣợc trộn trên phần mềm và soạn thành 6 mã đề.

Bước 3: Thực nghiệm kiểm chứng các đề kiểm tra trắc nghiệm đã soạn

Các đề kiểm tra đã soạn đƣợc bố trí thực nghiệm ở một số trƣờng THP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bài kiểm tra đƣợc chấm trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN).

Bước 4: Xử lí số liệu để xác định các đặc trưng của câu hỏi MCQ

Sau khi đã có kết quả trắc nghiệm, chúng tôi tổng hợp điểm số của từng bài kiểm tra. Các số liệu này đƣợc sử dụng để kiểm định độ khó, độ phân biệt của từng câu hỏi trắc nghiệm MCQ đã đƣa vào thực nghiệm. Việc thống kê cũng nhƣ kiểm định các đặc trƣng của mỗi câu hỏi MCQ đƣợc thực hiện trên phần mềm máy tính Microsoft Office Excel [11].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng mcq trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10 – chương trình nâng cao).pdf (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)