Các sắc thái giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 53 - 55)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Các sắc thái giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của

Ma Văn Kháng

Như chúng ta đã biết, giọng điệu trong tác phẩm văn chương chính là tiếng nói của tác giả muốn gửi gắm tới bạn đọc thông qua đối tượng được phản ánh trong mỗi tác phẩm. Nó chứa đựng trong đó tất cả thái độ, quan điểm lập trường, tư tưởng của

nhà văn. Chính vì vậy, mỗi tác phẩm văn học chứa đựng những sắc thái giọng điệu riêng của tác giả. Giọng điệu ấy góp phần tạo nên giá trị thẩm mỹ của tác phẩm và là yếu tố quan trọng đặc biệt tạo nên phong c ách nhà văn. Hiểu được vai trò của giọng điệu trong tác phẩm văn chương, các nhà văn khi tạo nên đứa con tinh thần của mình đã phải lựa chọ n giọng điệu phù hợp để chuyển tải tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm. Ma Văn Kháng cũng không nằm ngoài dòng chảy ấy, nhận thấy "giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm", trong quá trình sáng tác của mình Ma Văn Kháng luôn thể hiện một phong cách khá ấn tượng, một giọng điệu khá hấp dẫn qua một hệ thống ngôn từ vô cùng phong phú. Chính điều ấy đã góp phần làm nên một hiện tượngMa Văn Kháng.

Giọng điệu vốn là yếu tố quan trọng khi tạo dựng tác phẩm, thiếu giọng điệu, nhà văn không thể tạo ra tác phẩm dù có đầy đủ các chất liệu cần thiết. Các nhà văn nói chung thường có một giọng điệu chủ đạo phù hợp với tư tưởng nghệ thuật của mình. Nếu giọng điệu nghệ thuật Nguyễn Công Hoan là giọng điệu châm biếm, hài hước nhằm phê phán sự lố bịch, giả dối của xã hội thực dân phong kiến; giọng điệu nghệ thuật của Nam Cao là giọng cay đắng, chua chát trước những bi kịch của con người; giọng điệu nghệ thuật của Nguyên Hồng là giọng cảm thương thống thiết trước sự thống khổ của kiếp người… Khi nghiên cứu giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của Ma Văn Kháng chúng tôi nhận thấy, để chuyển tải nhiều vấn đề đặt ra trong cuộc sống hôm nay, nhà văn đã sử dụng nhiều sắc thái giọng điệu khác nhau. Mỗi sắc thái giọng điệu này vừa tham gia chuyển tải hiện thực cuộc sống nhiều chiều lên trang sách, vừa bày tỏ thái độ của nhà văn trước con người và cuộc sống.

Đến với Ma Văn Kháng ta bắt gặp giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng; giọng điệu triết lý, triết luận; giọng điệu mỉa mai châm biếm và giọng điệu thương cảm xót xa. Cũng giống như bao tác giả khác, Ma Văn Kháng khô ng chỉ có một giọng điệu duy nhất mà ông còn sử dụng rất nhiều giọng điệu khác nhau. Tất cả những giọng điệu ấy, hoà quện trong tác phẩm góp phần quan trọng tạo nên sức hấp dẫn

riêng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của ông, đồng thời còn góp phần quan trọng khẳng định phong cách nghệ thuật Ma Văn Kháng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)