Ngôn ngữ dung dị đời thường tươi rói sự sống

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 88 - 102)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Ngôn ngữ dung dị đời thường tươi rói sự sống

Đến với tiểu thuyết Ma Văn Kháng, đặc biệt là những tiểu thuyết ông sáng tác vào những năm 80 của thế kỷ XX, người đọc như có được cơ hội chiêm ngưỡng tài năng diễn xuất bằng ngô n ngữ của một nghệ sĩ lớn, một người nghệ sĩ có biệt tài cùng lúc sắm vai nhiều nhân vật có tính cách và ngôn ngữ khác nhau. Ở đây, nhà văn như nhập vai, hoá thân vào mỗi nhân vật để ông tho ả mãn tung ho ành trong thế giới nội tâm vô cùng phong phú và phức tạp của từng số phận, từng kiểu loại nhân vật trước hiện thực ngổn ngang, bộn bề của cuộc sống hôm nay.

Một điều dễ nhận thấy trong ngôn ngữ tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ này là, ngôn ngữ sử thi, trang trọng trong những tác phẩm viết dưới cảm hứng sử thi trước đây được thay thế bằng thứ ngôn ngữ dung dị đời thường như chính cuộc sống vậy. Hướng ngòi bút của mình vào việc khám phá mọi mặt của cuộc sống thường nhật ngôn ngữ mang tính sử thi giờ đây khô ng còn phù hợp, mà thay vào đó là ngôn ngữ đời thường. Ngôn ngữ này chính là phương tiện tốt nhất để chuyển tải tư tưởng nghệ thuật của tác giả và đi sâu khắc ho ạ tính cách, cũng như giãi bày tình cảm của con người. Càng đi sâu khám phá hiện thực và đời sống con người, ngôn ngữ tiểu thuyết Ma Văn Kháng c àng trở nên phong phú và đa dạng.

Khai thác một cách triệt để về khả năng miêu tả và biểu hiện của ngôn ngữ dung dị đời thường, Ma Văn Kháng đã mang đến cho người đọc một cái nhìn khá mới mẻ và to àn diện về mọi mặt của đời sống, với đầy đủ cách sống, cách cảm, cách nghĩ trong mỗi cá nhân con người như những gì vốn có. Nó không chỉ là sự trong sáng tươi đẹp, giản dị mà còn cả những cái thô nhám và dung tục. Qua đó thể hiện khát vọng được nói thật, nhìn thẳng vào sự thật của các nhà văn tiên phong trong hàng ngũ lực lượng tiền trạm của nền văn học thời kỳ Đổi mới.

Vốn là một trong số ít nhà văn luôn có ý thức sâu sắc về vai trò quan trọng của thành ngữ, tục ngữ dân gian trong giao tiếp, trong sáng tác của mình Ma Văn Kháng đã sử dụng chúng một cách đậm đặc và hiệu quả. Kết hợp thành ngữ, tục ngữ với

phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày vô cùng phong phú và đa dạng, hệ thống ngôn ngữ của Ma Văn Kháng mang một sắc thái riêng.

Mỗi khi lật những trang văn của Ma Văn Kháng ta dễ nhận thấy một điều, các nhân vật của ông từ già đến trẻ, từ những người thị dân bình thường đến các bậc trí thức đều có khả năng sử dụng ngôn ngữ dân gian một cách nhuần nhuyễn và điêu luyện theo cách riêng của mình. Chính điều đó làm cho hiệu quả biểu đạt của nó được phát huy một cách tối đa, tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ tiếng Việt càng được thể hiện rõ rệt, và nhất là tính cách nhân vật được bộc lộ.

Để miêu tả cuộc sống một cách chân thực nhất trong tác phẩm của mình, Ma Văn Kháng cũng đã khai thác tối đa kho tàng thành ngữ, tục ngữ của nhân dân. Đây vốn là thứ ngôn ngữ suồng sã, thô nhám nhưng rất đỗi gần gũi thân thiết đối với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà vẫn tươi rói sự sống.

Bước đầu khảo sát, thống kê số lượt sử dụng thành ngữ, tục ngữ dân gian trong một số tiểu thuyết tiêu biểu của Ma Văn Kháng và so sánh với một số nhà văn khác, chúng tôi nhận thấy (xem bảng 3.1):

Tác phẩm Tác giả Số trang Thành ngữ, tục ngữ Tỷ lệ tính trê n trang văn bản Số lƣợng Số lần

Mùa lá rụng trong vườn Ma Văn Kháng 359 68 72 0,20

Đán cưới không có giấy giá thú

Ma Văn Kháng

397 165 179 0,45

Côi cút giữa cảnh đời Ma Văn Kháng 278 129 135 0,48

Quê nhà Tô Hoài 290 111 131 0,45

Thời xa vắng Lê Lựu 405 20 22 0,05

Bảng 3.1. Tần số xuất hiện thành ngữ, tục ngữ trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi

mới của Ma Văn Kháng.

Nhìn vào bảng thống kê, chúng tôi thấy, tần số hệ thống thành ngữ, tục ngữ và cách nói dân gian trong sáng tác của Ma Văn Kháng xuất hiện tương đối dày đặc và

tăng lên không ngừng. So với nhà văn Tô Hoài tần số ấy chưa phải là cao, nhưng so với Lê Lựu thì tần số xuất hiện hệ thống thành ngữ, tục ngữ mà Ma Văn Kháng sử dụng nổi trội hơn hẳn. Trong khi Lê Lựu cứ 18,1 trang văn bản lại xuất hiện một thành ngữ, tục ngữ; thì Ma Văn Kháng trung bình cứ khoảng 2,6 trang văn bản ta lại thấy xuất hiện một thành ngữ, tục ngữ. Tuy nhiên, vấn đề chúng tôi quan tâm chưa hẳn là tần số xuất hiện và sự gia tăng không ngừng của thành ngữ, tục ngữ. Điều đáng chú ý là không những tần số xuất hiện thành ngữ, tục ngữ khá đậm đặc mà những thành ngữ, tục ngữ dưới ngòi bút của Ma Văn Kháng mang một giá trị sử dụng cao. Nó luôn là phương tiện đắc địa để nhà văn phản ánh hiện thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ và sự đa dạng trong tính cách con người.

Cũng như Tô Hoài, Ma Văn Kháng sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao và lối nói dân gian để góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật cho tác phẩm, đồng thời phản ánh bức tranh hiện thực muôn màu muôn vẻ của cuộc sống sinh hoạt, tạo ngữ cảnh cho câu chuyện, cũng như để khắc hoạ cá tính nhân vật, nhưng cách sử dụng của hai nhà văn lại khác nhau. Nếu Tô Hoài sử dụng một cách nhuần nhuyễn và linh hoạt các thành ngữ, tục ngữ để miêu tả cuộc sống lam lũ, vất vả và số phận của những người dân lao động thủ công nghèo qua "những thành ngữ có trong tiếng phổ thông đến những thành ngữ chỉ dùng trong tiếng nói hàng ngày ở vùng Nghĩa Đô, từ đó "tạo màu sắc bình dị, gần gũi trên từng trang sách của nhà văn" [62,160], thì Ma Văn Kháng với cái nhìn hiện thực ở tầng sâu nhân bản, ông đã sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ để phản ánh nhiều phương diện với những gam màu tối sáng khác nhau của con người và cuộc sống. Qua đó, người đọc thấy được hiện thực nhức nhối trong cuộc sống đầy biến động của cơ chế thị trường hôm nay.

Trong Đám cưới không có giấy giá thú, chúng tôi thấy có 179 lượt thành ngữ, tục ngữ được sử dụng. Tuy nhiên mức độ sử dụng ấy lại không hề gây cảm giác khó chịu cho người đọc, ngược lại nó còn tạo nên sự cuốn hút hấp dẫn, lôi cuốn riêng. Trên nhiều trang văn của mình, Ma Văn Kháng đã đưa hệ thống thành ngữ, tục ngữ vào lời ăn tiếng nói của từng nhân vật để họ có thể tự giãi bày tình c ảm và tâm tư tình c ảm của mình. Bộc lộ tâm trạng xót xa cao độ của Tự trước hiện thực khắc

nghiệt của cuộc sống với khát vọng anh hằng đeo đuổi tác giả viết: "Chao ôi! vào cái thời buổi gạo châu củi quế, người người đang lao đầu quyết tử vào cuộc giành giật danh lợi hỗn mang, ở cái gác xép chật chội… mà lại còn cao đàm khoát luận về cái sâu xa, thâm thuý của văn chương lại còn say sưa, mày mò tìm kiếm cái gọi là ngữ pháp nghệ thuật…" [21,7]. Chỉ trong một câu văn mà tác giả dùng tới hai thành ngữ: gạo châu củi quếcao đàm khoát luận. Thành ngữ gạo châu củi quế nói về giá cả đắt đỏ qua đó thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của Tự về cuộc sống thiếu thốn của gia đình; thành ngữ cao đàm khoát luận để chỉ tâm hồn người thưởng thức vẻ đẹp văn chương trong những giây phút thăng hoa.

Sử dụng thành ngữ, tục ngữ này nhà văn tiếp tục để Tự thể hiện suy nghĩ và hoàn cảnh nghiệt ngã của bản thân: "Nhưng cái gì có thể cưỡng lại sự thắng thúc ghê gớm của miếng cơm manh áo lúc này? Giá cả tăng như nhảy cóc. Đồng tiền cháy vèo trên lòng bàn tay. Chẳng ngày nào Xuyến không lời ra tiếng vào". Đứng trước muôn ngả của dòng đời xuôi ngược, trước sự phát triển phong phú phức tạp của đời sống xã hội, con người phải đối mặt với biết bao nỗi lo lắng đời thường, nỗi lo ấy, lúc nào cũng thường trực trong cuộc sống của họ. Trước sức ép của cuộc sống áo cơm trước giá cả ngày một tăng cao "tăng như nhảy cóc" Tự thấy rõ sự vất vả trong cuộc mưu sinh. Chính vì điều này, mà Xuyến - vợ Tự suốt ngày cằn nhằn, chì chiết, đay nghiến "lời ra tiếng vào " với Tự. Nhưng không vì thế mà anh tỏ ra bất bình, rồi buông ra những lời lẽ thô lỗ, tục tằn. Mà trái lại, anh vẫn đức độ, vẫn nhẹ nhàng, hiểu và cảm thông những khó khăn của vợ. Có thể nói, bằng việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ phù hợp với văn cảnh nhà văn đã phản ánh bức tranh hiện thực của cuộc sống một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc đồng thời qua đó tính cách của nhân vật được bộc lộ rõ.

Không chỉ sử dụng thành ngữ, tục ngữ để phản ánh cuộc sống ngày một khó khăn vật chất, không chỉ sử dụng thành ngữ để bộc lộ tâm trạng và sự bất lực của nhân vật hiện thực, tác giả còn dùng ngôn ngữ này đề khắc hoạ tính cách nhân vật một cách hiệu quả. Có thể nói trong quá trình xây dựng nhân vật, nhà văn đã sử dụng nó như một trong những thủ pháp đắc địa nhất.

(Mùa lá rụng trong vườn) vốn là một phụ nữ thành thị, xuất thân từ một cô gái thôn quê nghèo, ít học nhưng lại sắc sảo và nhanh nhạy bén với thời cuộc. Người phụ nữ ấy "cứ như từ cuộc đời bước vào trang s ách và từ trong trang s ách bước ra thế giới". Để khắc ho ạ nhân vật này, nhà văn đã cho nhân vật sử dụng khá đậm đặc thành ngữ, tục ngữ và lời nói thông tục. Hơn nữa với mỗi đối tượng, Lý lại sử dụng thành ngữ, tục ngữ một cách linh hoạt và uyển chuyển. Khi nói chuyện với chồng - thiếu tá Đông trong ngày tết, Lý xới xới, bốp chát: "Quý hoá chưa kìa! Ngủ như hổ ngủ... Năm hết tết đến rồi không dậy nhúc nhắc chân tay một tý, còn định nằm ăn vạ đến bao giờ? Rõ thật hết ngày dài lại đến đêm thâu" [22,17]. Khi nói chuyện giá cả chợ búa với Phượng, ngôn ngữ chợ búa cũng được chị sử dụng rất tự nhiên: "Năm ngàn rưỡi, giá hữu nghị đấy. Nó hò một câu, mình hét một tiếng"; "Cô gói bánh hộ lão cột nhà cháy đấy à"; "Thế là đi đời nhà ma cả bộ comple giờ phải đến ngàn bạc. Ông Đông thì cứ như ngậm hột thị"; "Rõ đau đẻ còn chờ sáng trăng"; Chị em chúng tôi đang bận, sẽ quyết định ăn chơi xả láng, ông có chịu không? Còn cười, cười cái lão rậm râu sâu mắt"…

Còn khi cong cớn với Luận thì ngôn ngữ của Lý đúng là ngôn ngữ của kẻ vô học, vô văn hoá: "Vểnh tai mà nghe cho rõ nhé. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Anh có biết rằng, con vợ anh nó có được chỗ chui ra chui vào là nhờ cái con quỷ sa tăng nào không? Và vợ anh cùng với anh đã ăn cháo đá bát như thế nào không? Định mồi chài ai?... Đừng nên có cơm lại muốn ăn quà nhé! Đừng khỏi vòng cong đuôi

nhé!… Bỏ tao ra!... Đồ chó ghẻ có mỡ đằng đuôi"… [22,255-256].

Có thể thấy, ngôn ngữ của Lý không phải là thứ ngôn ngữ quan phương mà là thứ ngôn ngữ phồn tạp, thô ráp trong cuộc sống sinh ho ạt đời thường vô cùng sặc sỡ sắc màu và đầy góc cạnh. Với cách sử dụng ngôn ngữ này, tính cách của Lý đã được bộc lộ rõ nét.

Với kẻ ít học, thực dụng trắng trợn bỉ bai chồ ng - nhà giáo nghèo, như Xuyến trong Đám cưới không có giấy giá thú nhà văn tiếp tục sử dụng thành ngữ, tục ngữ để khắc hoạ nhân vật và bộc lộ bản chất của nhân vật. Hãy nghe Xuyến đay nghiến, mỉa mai chồng: "Người ta khôn cậy khéo nhờ. Mình thì cứt nát còn đòi có chóp.

Đói dài đói rạc lại còn xe với pháo" [21,78]. Có thể thấy Ma Văn Kháng đã rất chủ động lựa chọn thành ngữ, tục ngữ phù hợp cho từng nhân vật của mình. Để bộc lộ sự vô học, kém hiểu biết của Xuyến tác giả dùng thành ngữ cứt nát còn đòi có chóp, ngo ài ra, thông qua những thành ngữ, tục ngữ, Xuyến đã hiện lên một cách đầy đủ và rõ ràng là một con người xấu xa, thô lỗ. Chị chê bai, dè bỉu, khinh miệt, coi thường chồng, thành ngữ khôn cậy khéo nhờ, đói dài đói rạc một phần nào đó đã thể hiện được tính cách của cô ta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khác với Xuyến, nhân vật bà Xuất trong tác phẩm Quê nhà của nhà văn Tô Hoài cũng vào tình cảnh éo le - chồ ng, con chết trận, một mình đứng mũi chịu sào đảm đang công việc nuôi con, nuôi cháu, tiếp tục sự nghiệp của chồng con để lại. Bà không khỏi lo lắng, trăn trở. Dưới đây là lời tâm sự của bà với ông Tư: "Tôi bây giờ ngổn ngang quá ông ạ. Bố con ông nó thế là đi việc nước cả rồi. Trong nhà chỉ còn lại hai mẹ con với thím nó và một lũ cháu dại, có nhớn chưa có khôn. Nhà thì vừa việc ruộng vườn, vừa canh cửi, đằng nào cũng phải có người chạy chợ, người hồ cháo. Việc trong nhà không như việc đồng còn mùa bận mùa nhàn, lúc nào cũng

tối mặt tối ngày. Từ khi thằng cả nó đi việc nước với bố nó, khung cửi đành để trống đấy. Buổi đực buổi cái, nhà đã neo lại càng neo. Mà trời còn tao loạn thế này…". Đoạn văn có 8 câu mà tác giả sử dụng 5 thành ngữ. Mỗi thành ngữ, thể hiện nỗi lo lắng, trăn trở của bà Xuất trước bao công việc ngổn ngang bộn bề, qua đó độc giả thấy được bản chất nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam.

Trở lại với nhân vật Xuyến trong Đám cưới không có giấy giá thú, trước cuộc sống khó khăn chị đã khô ng tránh khỏi sự cám dỗ của vật chất. Chính vì thế mà chị đã phá tan mái ấm gia đình. Đã thế khi phản bội chồng, chị còn la ối, quát tháo và nói những lời lẽ thật thô thiển, trắng trợn của kẻ vô học, vô giáo dục. "Im đi để ông vu vạ tôi, hả! Sao cái thân tôi khốn khổ khốn nạn thế này! Một thân tôi lo toan gánh vác. Một thân tôi đầu tắt mặt tối để cái quân ăn cháo đá bát nó chửi rủa, móc máy tha hồ. Này, tôi truyền đời báo danh cho ông biết từ nay ông đi đâu thì cứ đi! Của anh anh mang. Của nàng nàng xách. Ông đừng bén mảng đến cái nhà này nữa" [21, 296]. Mỗi thành ngữ trong đoạn văn đó đều rất quen thuộc, nhưng chỉ thích hợp cho

những loại người xỉa xói, móc máy, đanh đá, chua ngoa. Từng lời Xuyến nói ra như muốn nuốt chửng Tự, cô ta đ ay nghiến, chì chiết chồng không tiếc lời. Từ những lời nói ấy Xuyến hiện nguyên hình là một người đàn bà thực dụng, lăng loàn vô lối. Đó quả thật là một sự tha hoá rất đáng buồn.

Trong Chó Bi - đời lưu lạc ở một cuộc đối thoại với ông Mệnh, chỉ một câu đối đáp phóng viên Đạt đã vận dụng triệt để vai trò của thành ngữ, tục ngữ: "Tôi thì tôi lại quý chó ta. Nó là con chó đẹp, con chó khôn, con chó hiếm, con chó thảo . Con chó đã đi vào đời sống người mình. In dấu vào cả văn chương trở thành ẩn dụ, kinh nghiệm của bao kinh nghiệm nhân sinh: Chó đâu chó có sủa không. Chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày. Chó chê nhà giột ra nằm bụi tre. Chó quê đòi ăn

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 88 - 102)