Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm giản dị mà trong sáng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 102 - 119)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm giản dị mà trong sáng

Như chúng ta đã biết, văn học vốn là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn ngữ văn học không chỉ giúp nhà văn xây dựng xây dựng hình tượng, miêu tả đời sống và con người mà còn là công cụ của tư duy, là phương tiện truyền đạt tư tưởng tình cảm của nhà văn.

Tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới chúng tôi thấy, bên cạnh việc tận dụng triệt để vai trò và tác dụng của ngôn ngữ dung dị, đời thường, Ma Văn Kháng cò n sử dụng một hệ thống ngô n ngữ giàu tính biểu cảm giản dị mà trong s áng vô ngần. Ngô n ngữ giàu tính biểu cảm, giản dị mà trong sáng trong tác phẩm của Ma Văn Kháng trước hết được biểu hiện ở việc xuất hiện hàng lo ạt những từ ngữ lạ và khả năng làm mới chữ tiếng Việt. Điều mà cho đến nay, dường như ít có nhà văn nào có được hoặc nếu có thì cũng chỉ là một vài trường hợp nhỏ lẻ và ít ỏi, chứ chưa thể dày dặn và nhuận nhị, đạt trình độ nghệ thuật cao như Ma Văn Kháng .

tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ này, nhiều từ ngữ vốn đã quen thuộc, thậm chí còn cũ kỹ, nhưng qua bàn tay c ủa người nghệ sĩ tài năng này từ ngữ đó lại trở nên mới mẻ, vừa có sức hấp dẫn ấn tượng vừa tạo ra những nét đặc sắc và giàu tính sáng tạo và biểu cảm cao. Điều này góp phần khẳng định tài năng nghệ thuật và sự giàu có về ngôn ngữ của Ma Văn Kháng trong đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết.

Ma Văn Kháng vố n là một trong số ít tác giả không ưa dùng chữ mòn, bởi vậy, từ ngữ khi qua tay ô ng, dẫu quen hay lạ vẫn cứ "ánh chói lên cái nội lực bên trong của nó".

Đúng vậy, đến với tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, người đọc như lạc vào vườn hoa ngô n ngữ đa hương sắc, được lặn ngụp tho ả thích và không khỏi không sửng sốt, ngỡ ngàng trước thế giới ngôn ngữ vô cùng phong phú, mới lạ, vừa dung dị, vừa rạng rỡ, long lanh. Có lẽ, với Ma Văn Kháng, việc giữ gìn sự trong sáng và làm giàu thêm cho tiếng Việt là một việc làm vô cùng cần thiết và thường xuyên. Vì thế, hầu hết sáng tác của Ma Văn Kháng, người đọc dễ dàng nhận thấy số lượng từ ngữ lạ và những từ ngữ thông dụng được làm mới không ngừng tăng lên. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới và nhận thấy (xem bảng 3.3):

Tác phẩm Tác giả Số trang Từ lạ Tỷ lệ tính trên trang văn bản Số lƣợng Số lần Mùa lá rụng trong vườn Ma Văn Kháng 359 99 106 0,29 Đán cưới không có

giấy giá thú Ma Văn Kháng 397 108 125 0,31

Côi cút giữa cảnh đời Ma Văn Kháng 278 79 82 0,29

Ngược dòng nước lũ Ma Văn Kháng 497 139 162 0,32

Thời xa vắng Lê Lựu 405 17 17 0,04

Nhìn vào bảng khảo sát chúng tôi thấy, cứ trung bình khoảng 3,2 trang văn bản lại thấy xuất hiện một từ lạ. Ở đây chúng tôi khảo sát bốn cuốn tiểu thuyết tiêu biểu:

Mùa lá rụng trong vườn - 1985; Đám cưới không có giấy giá thú - 1989; Côi cút giữa cảnh đời - 1989; Ngược dòng nước lũ - 1999 và nhận thấy tỷ lệ tính trên trang văn bản ở tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn là 0,29; ở Đám cưới không có giấy giá thú là 0,31; ở Côi cút giữa cảnh đời là 0,29; ở Ngược dòng nước lũ là 0,32. Như vậy, càng trong những sáng tác về sau tần số xuất hiện của lớp từ ngữ này càng không ngừng tăng lên. Sự xuất hiện và không ngừng tăng lên của từ ngữ lạ và những từ ngữ thông dụng được làm mới, điều này chứng tỏ đây không phải là sự ngẫu hứng, tuỳ tiện, mà nó là một sự ý thức lớn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Đồng thời, nó cũng góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật cho tác phẩm để làm nên một thương hiệu mới - thương hiệu Ma Văn Kháng.

Khi kể cho Phượng về nhan sắc của mình đã một thời làm nghiêng ngả cả ông giám đốc đã có cháu nội, Lý (Mùa lá rụng trong vườn) đã nói: "… Ông không một lời nói quyến rũ, không một cử chỉ bờm xơm… "[22,122]; khi miêu tả hành động của nhân vật: "Lý ve vé đi tới nghiêng xuống giữa Luận và ông Bằng" [22,72]; hoặc khi miêu tả thói cầu toàn đến mức thái quá của người vợ đối với chồng, bà trưởng phòng của Phượng đã mỉa mai: "Thế nào con mẹ kia nó bắt phải mua đường phên để làm bánh trôi bánh chay à! Rõvõng hãnh quá!" [22,146].

Ở tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn loại từ ngữ này xuất hiện khá nhiều chẳng hạn; đầu ghếch, con mắt lờ ngờ, xong xóc, lúi xùi, hốc xì, hào hển, nhạt nhếch, võng hãnh, ỏn thót, phô phang, bờm xơm, khủng khỉnh, sắc lẻm, i uôm, tươi mưởi, nồng nã, giọng ngột, phì phịt, nhợt sám… Còn đến với Đám cưới không có giấy giá thú lớp từ này tăng lên rõ rệt, theo thống kê khảo sát chúng tôi thấy, nếu

Mùa lá rụng trong vườn lớp từ này xuất hiện 106 lần thì Đám cưới không có giấy giá thú có 125 lần xuất hiện từ lạ và từ mới. Đó là những từ như; oe ngửa, sinh toả, rông rỡ, tằng hắng, len lách, khinh khích, rơn rởn, nôn nức, rổn rang, nguyên thuần, khảng lảng, hý lộng, khuôn mức, tươi mưởi…; Ở tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đờichúng tôi nhận thấy, lớp từ này xuất hiện 82 lần trên 278 trang văn bản, ví

dụ như; xút xít, lắp tự, chằm bặm, thẽ thọt, bè nhè, loạc choạc, chèm chép, cái nhìn xoi xói, mắt ậng nước, chong chóc, mắt óng ánh, chộn rộn, rún rín, nắc nỏm, lón chón, lí láu, hùn hạp, ngún khói…

Như vậy, ta thấy Ma Văn Kháng không những không ngừng sáng tạo trong nghệ thuật, không ngừng làm mới kho chữ vốn đã quen thuộc, mà còn là một trong số ít nhà văn có được năng lực đáng vị nể trong việc sáng tạo những từ ngữ mới lạ chưa có trong từ điển tiếng Việt.

Trong Côi cút giữa cảnh đời, Ma Văn Kháng đã tái hiện lại cuộc trò chuyện của bà Lãng với các cụ tổ hưu tại thư viện của cụ Hồn Nhiên:

"Cụ Hồn Nhiên nở bừng hai con mắt óng ánh dưới hai vệt mày bạc phếch: - Đây là chứng cứ thực nhé - cụ chỉ bà tôi.

- Nào, cụ cho tôi biết ai là kẻ hậm hực với việc tôi mở thư viện phường để nâng cao dân trí? Nào, ai là kẻ chửi bóng chửi gió tôi tuyên truyền cho Tàu? Nào, ai dám nói Tây du ký là chuyện Đặng Tiểu Bình sang Mỹ, hử?

Bấy giờ tiếng cười lại còn tung toá to hơn lúc nãy. Lợi dụng lúc chộn rộn, cụ Xương, nhà văn lão thành mon men dịch ghế tới cạnh bà tôi khe khẽ…" [23,94]. Chỉ một đoạn hội tho ại ngắn mà ta thấy xuất hiện ba từ ngữ mới lạ mắt óng ánh,

tung toá, chộn rộn điều đó cho thấy Ma Văn Kháng luôn có ý thức trong việc làm giàu cho kho tàng ngôn ngữ quý báu của dân tộc. Với việc xuất hiện lớp từ ngữ này, khi đọc tiểu thuyết Ma Văn Kháng người đọc có cảm giác mới lạ thích thú và hấp dẫn, bởi họ như thường xuyên được thay đổi khẩu vị và lặn ngụp tho ả thích trong dòng ngôn ngữ vô cùng phong phú và không trùng lặp của nhà văn.

So với sáng tác của Lê Lựu, chúng tôi nhận thấy, tác giả cũng dùng một số từ ngữ lạ chưa có trong từ điển tiếng Việt, nhưng số lượng từ ngữ đó lại rất ít ỏi và ý nghĩa giá trị cuả các từ ngữ đó còn đơn giản mờ nhạt, chứ chưa mang lại hiệu quả nghệ thuật cao như trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới.

Khi Sài - nhân vật chính trong tác phẩm Thời xa vắng buông ra những lời khuyên răn, bảo ban đứa cháu gái, Lê Lựu miêu tả: "Nào, đã bảo làm việc gì xong việc ấy mới làm việc khác, ai khiến cái kiểu nhanh nhảu đoảng như thế. Nào, quen

thói toạ tệch, đểnh đoảng ở nhà đến đây phải học hỏi, phải rèn luyện làm ăn nề nếp chứ" [306]. Từ toạ tệch chưa có trong từ điển tiếng Việt. Đặt trong văn cảnh này Lê Lựu sáng tạo từ toạ tệch là ý muốn nói về thói cẩu thả, qua loa, đại khái, lôi thôi, bừa bãi của đứa cháu gái. Có thể nói, đây cũng là một sự sáng tạo tuy nhiên chưa có sức khái quát cao, c ũng như hiệu quả nghệ thuật của nó chưa mang ý nghĩa lớn.

Trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, những từ ngữ lạ được nhà văn sáng tạo có hệ thống nhờ vậy nó mang một ý nghĩa sâu sắc, bao quát được nội dung của các sự vật, sự việc mà nhà văn muốn diễn tả. Đó chính là giá trị nghệ thuật mà nhà văn muốn hướng tới. Khi miêu tả khuôn mặt của Thuật trong Đám cưới không có giấy giá thú - một thầy giáo tài năng nhưng tính cách lại chông chênh, ngạo ngược nhà văn miêu tả: "khuôn mặt Thuật sạch không một nét ngạo ngược, tàn ác"… "Nghe tiếng gày đá bóng cậm cạch và tiếng nói hý lộng của Thuật ở phía sau, Tự quay lại…".

Từ cậm cạchhý lộng là những từ ngữ mới lạ. Theo chúng tôi từ cậm cạch

trong ngữ cảnh này được nhà văn miêu tả được nhà văn miêu tả bước đi chậm, có một chút gì đó ngông ngáo. Còn từ hý lộng là lộng ngôn, lời nói cho sướng miệng không có văn ho á. Với việc sử dụng hai từ lạ này, con người và tính cách của Thuật đã được cụ thể hoá một cách sinh động và dễ hiểu.

Khi diễn tả tâm trạng thành kính của Tự trong đêm Giáng sinh Ma Văn Kháng đã viết "Đêm Nôen rét buốt chưa từng. Mưa mây thả bụi phủ màn hư ảo lên thị trấn từ lúc chiều buông. Cái rét giá và niềm xác tín kích thích con người đến với nhau tìm hơi ấm trong hội đoàn, thúc dục cả chính Tự". Chỉ ba câu văn nhưng tác giả sử dụng tới hai từ ngữ mới. Từ "rét giá" theo chúng tôi đây không phải là từ lạ, mà là từ rất thông thường nếu không muốn nói là cũ kĩ. Nhưng qua bàn tay của Ma Văn Kháng, bằng cách sử dụng từ ngữ linh hoạt, sáng tạo nhà văn đã đảo đổi các từ tố để tạo ra một ngôn từ thật mới mẻ, mang lại hiệu quả nghệ thuật cao. Nếu chúng ta để một từ thông thường "giá rét" ở vị trí của câu văn thì không có gì là mới lạ và cũng chưa mang lại giá trị sâu xa mà tác giả muốn diễn tả. Nhưng nếu dùng từ "rét giá" để diễn tả thời tiết đêm Nôen năm ấy, thì độc giả không những cảm nhận được khí trời lạnh mà còn diễn tả trạng thái của thời tiết lạnh, rất lạnh, đồng thời làm mới cho câu văn.

Từ xác tín cũng là một từ lạ. Xá c tín được hiểu theo nghĩa đơn thuần: xác định điều đó có thật. Trong văn cảnh này, từ xác tín được tác giả sử dụng là rất hợp lý và đắc địa. Xác tín trong trường hợp này chính là niềm tin của con người, một niềm tin trong sáng, không chút hoài nghi. Đó là niềm tin trong sáng tột cùng. Chính niềm tin ấy đã thúc đẩy, đã kích thích con người đến với tín ngưỡng, đến với nhau.

Như vậy trong cùng một ngữ cảnh, nhưng chỉ cần có sự sáng tạo của nhà văn thì câu văn sẽ trở nên sâu sắc, hấp dẫn và ấn tượng hơn. Ma Văn Kháng đã đem đến cho người đọc những từ ngữ mới lạ mà rất hàm súc được đặt trong một ngữ cảnh phù hợp, tạo nên nhiều nét nghĩa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi nhìn nhận về ông Thống, tác giả viết: "Ông không phải là người blăng tông, tạp vụ, thủ trống mang bóng hình mờ mờ xo xúi vô nghĩa ở mái trường nho nhỏ này". Từ xo xúi theo chúng tôi mang ý nghĩa giống với từ xo - tả dáng vẻ co người, cố thu nhỏ mình lại, nhưng dưới bàn tay sáng tạo của nghệ sĩ Ma Văn Kháng tạo ra những nét nghĩa mới, đặc sắc ấn tượng. Trong trường hợp này từ xo xúi

không chỉ nói về sự nhỏ bé, mà còn nói về sự yếu đuối mờ nhạt, mà tác giả sử dụng từ này nhằm mục đích khẳng định hình ảnh của ông Thống - ngoài tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ tha thiết ông còn là một nhân cách đàng hoàng.

Với một giờ dạy "không thuận buồm xuôi gió " của Tự, tác giả miêu tả: "Anh không tạo lập được sự ho à đồng. Lớp học là một môi trường khảng tảng, đầy mâu thuẫn, mập mờ những ẩn ngữ không sao hiểu nổi". Còn căn gác xép nhỏ của Tự, nơi hiện diện sự vượt tho át của anh trong những vây bủa của hoàn cảnh lại được nhà văn miêu tả: "Con người ngoài ăn mặc, yêu đương, còn cần một không gian sinh toả. Cái không gian sinh toả của Tự là ở đây. Đây là thiên đường…". Ở đây, tác giả đã sử dụng hai lần từ ngữ lạ sinh toả. Từ sinh toả chưa có trong từ điển tiếng Việt. Theo chúng tôi trong trường hợp này từ sinh toả được hiểu không chỉ là không gian sinh sống, sinh tồn, môi trường sống, từ sinh toả còn được hiểu theo ý nghĩa là không gian để ở đó Tự phát tiết anh minh, toả ra cái tinh tuý nhất của mình để thoả chí lặn ngụp trong văn chương. Nếu như thay thế từ sinh toả bằng từ ngữ khác như

khắc ho ạ nhân vật Tự. Bởi ở anh, không gian sinh sống không có ý nghĩa lắm, điều mà anh mong ước là cần một nơi để Tự chiếm lĩnh được những ý tưởng, những vẻ đẹp cao quý thanh khiết của văn chương. Chỉ có không gian sinh toả ấy nó mới cần cho Tự và chỉ có cái không gian sinh toả ấy anh mới tho át khỏi sự bủa vây tù túng của ho àn cảnh. Vì thế nơi đây đã trở thành tháp ngà, thành thiên đường của Tự. Đây quả là những lớp từ ngữ mới, được tác giả sử dụng một cách đắc địa, được đặt trong một ngữ cảnh rất phù hợp đem lại giá trị thể hiện cao.

Quả thật, khi đến với tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ này, người đọc đi hết ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác trước vườn hoa ngôn ngữ lung linh sắc màu, không ngừng biến hoá, cải tiến của tác giả. Hệ thố ng từ ngữ ấy đã tạo đà cho nhà văn thoả sức tung hoành trong thế giới riêng mà mình đã được sở hữu. Chính nhờ vào tài năng sáng tạo nghệ thuật ngôn ngữ tiểu thuyết, mà Ma Văn Kháng đã khẳng định một thương hiệu riêng khu biệt với nhiều nhà văn cùng thời.

Như đã nói ở trên, ngôn ngữ văn học là một phương tiện truyền đạt tư tưởng, tình cảm của nhà văn nên Ma Văn Kháng đã vận dụng nó một cách triệt để và sáng tạo để làm nên một nét riêng trong văn phong của mình.

Đến với kho ngôn ngữ "rủng rỉnh" của Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy nhà văn còn sử dụng nhiều từ ngữ bộc lộ cảm xúc tâm trạng của nhân vật - đó là lớp ngôn ngữ mềm mại, hiền ho à, duyên dáng, trong sáng, tình ý đắm sâu trong từng câu chữ thể hiện một phong c ách trữ tình, trầm lắng.

Cần phải thừa nhận ngôn ngữ tiểu thuyết Ma Văn Kháng là một thứ ngôn ngữ được nhà văn trau chuốt, vừa giàu tính biểu cảm vừa rất mực trong sáng, giản dị. Đặc biệt ở những đoạn văn chứa đựng những từ ngữ dãi bày cảm xúc tâm trạng, Ma Văn Kháng đã thực sự lôi cuốn người đọc bằng những nét bút tinh tế.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 102 - 119)