7. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Giọng điệu triết lý, triết luận
Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, Ma Văn Kháng là nhà văn luôn dị ứng với kiểu viết công thức, rập khuôn theo những lối mò n quen thuộc. Ông không bằng lòng với chính mình và luôn tự đổi mới để vượt lên chính mình. Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, Ma Văn Kháng đã mạnh dạn đổi mới tư duy nghệ thuật, chuyển mạch văn ngợi ca giàu chất trữ tình, rưng rưng hào sảng sang khuynh hướng phê phán. Chính vì vậy, khi đến với tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới ta còn bắt gặp giọng điệu mang đậm tính triết lí, triết luận. Cũng như nhiều cây bút văn xuôi thời kỳ này, Ma Văn Kháng luôn có xu hướng tìm kiếm ý nghĩa triết lí nhân sinh qua việc miêu tả hiện thực cuộc sống đem lại cho tác phẩm chiều sâu chính luận, triết luận.
Sau 1975, đặc biệt là sau 1986, đất nước ta có nhiều đổi thay. Những cách viết đơn giản, công thức, sơ lược như trước đây không còn được độc giả chấp nhận. Sứ mệnh của nhà văn lúc này là phải tự đổi mới mình để làm mới văn học. Vì thế, trong sự nghiệp đổi mới văn học nói chung, đổi mới tư duy tiểu thuyết nói riêng, cảm hứng khám phá, suy ngẫm, tìm kiếm những vẫn đề có ý nghĩa triết lý nhân sinh trở thành dòng mạch chính của văn xuôi Việt Nam đương đại. Không ít sáng tác của Lê Lựu, Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp… mang tính triết lý sâu sắc. Chính chất triết lý, triết luận trong sáng tác của Ma Văn Kháng đã đem đến cho ông một giọng điệu riêng (giọng tranh luận, tranh biện) góp phần quan trọng tạo nên phong cách nghệ thuật văn xuôi Ma Văn Kháng.
Giọng điệu triết lý, triết luận là thế mạnh của văn xuôi Ma Văn Kháng. Bằng giọng điệu này, tác giả đã đặt ra trong tác phẩm của mình hàng loạt các vấn đề cuộc sống hôm nay để nhân vật, nhà văn và độc giả cùng bình luận: vấn đề truyền thống
và hiện đại, vấn đề cá nhân - gia đình, vấn đề lý tưởng và hiện thực, vấn đề đạo đức giữa con người với con người… Bởi với Ma Văn Kháng, bạn đọc không phải là người tiếp thu một cách thụ động, không phải là đối tượng để "mách nước", "chỉ bảo" mà là đối tượng độc thoại chân lý. Mặt khác chân lý cũng chỉ có thể nảy sinh trong quá trình cọ sát, va xiết giữa các ý kiến khác nhau. Điều này đã tạo nên tính chất dân chủ, bình đẳng, gần gũi trong mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc, một sự đổi mới so với văn học giai đoạn trước.
Với Ma Văn Kháng, văn chương là "chuyện đời", là "dòng đời, mạch sống với những dòng chìm nổi, mạch ngầm, mạnh lộ thiên". Để nắm bắt được chiều sâu hiện thực ấy, nhà văn luôn có ý thức nâng cao tầm triết luận trong sáng tác của mình.
Đã từng sống và làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, hơn ai hết Ma Văn Kháng là người chứng kiến những éo le trái ngang của cuộc đời nên ông hiểu sâu sắc những nghịch cảnh trong xã hội đương thời. Mỗi chi tiết của câu chuyện, mỗi lời nhân vật hay chính toàn bộ tác phẩm là sự khái quát về một khía cạnh nào đó của cuộc sống. Giọng điệu triết lý, triết luận được thể hiện hầu hết qua c ác tác phẩm thời kỳ Đổi mới Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú… Thời kỳ này quan điểm nghệ thuật của Ma Văn Kháng đã có sự chuyển biến rõ rệt. Không gồng mình lên để phê phán cái ác, cái xấu ở đời như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan…, Ma Văn Kháng đã theo một cách riêng của chính mình để suy ngẫm về lẽ đời, về cuộc sống, để bảo vệ những giá trị thiêng liêng của cuộc sống.
Trong c ác sáng tác viết về gia đình, Ma Văn Kháng đã khai thác thành công ngôn ngữ độc thoại nội tâm để nhân vật bộc lộ tình cảm, nghĩ suy, quan niệm về cuộc sống của mình. Nắm vững quy luật phát triển, nhà văn để cho nhân vật lý giải các mối quan hệ trong cuộc sống gia đình. Luận (Mùa lá rụng trong vườn)khi bàn về tương lai của gia đình đã khẳng định: "Gia đình, cái hình thái kết hợp lạ nhất của loài người, hình ảnh thu nhỏ của đời sống xã hội, rồi đây trong bước phát triển vũ bão của cuộc sống còn nảy nở thêm bao sắc thái mới mẻ trong các mối quan hệ,
nhưng với nó, ước mong no ấm, yên vui, hạnh phúc có bao giờ thôi là ước mong muôn thủa vĩnh hằng" [22,63].
Giọng điệu triết lý, triết luận của đoạn văn trước hết được tạo bởi sự am hiểu sâu sắc của tác giả về gia đình. Theo ông, gia đình - "Cái hình thái kết hợp lạ nhất của loài người" ấy luôn vận động và phát triển khô ng ngừng. Chính nó là tiêu điểm đánh dấu sự vận động của xã hội loài người. Nhưng cái đích cuối cùng mà nó hướng tới bao giờ cũng là sự yên ấm hạnh phúc.
Khi chứng kiến tấn bi kịch gia đình, nhìn thấy những thay đổi ngoài xã hội đường phố, Luận đã tỏ rõ cơn bi phẫn từ vị trí nạn nhân "Có bao giờ con người hài lòng với mặt tối của hịên thực. Căm phẫn là cần nhưng không khó với bất cứ ai có lương tri. Chửi rủa càng là sự dễ dàng. Một chỗ đứng cao hơn, mà vẫn không là kẻ trong cuộc, mà không phải là bàng quan, là chai lỳ, vô cảm là thế nào" [22,266]. Trong cơn nhiễu loạn nhiều chiều của cuộc sống, Luận điềm nhiên phân tích và có những kết luận thuyết phục từ sự đối chiếu giữa hai thái độ ở hai hoàn cảnh khác nhau "Cái thiện, cái hợp lý bao giờ cũng có sức mạnh tự thân. Và thiên hướng trở về với cái thiện cái hợp lý là mạnh mẽ, ở ngay cả trong lúc cái xấu còn mạnh" [22,267]. Trước bất kỳ sự việc gì Luận cũng dành thời gian để suy ngẫm và rút ra một điều gì đó, một kết luận nào đó cho riêng mình. Mỗi một sự quan sát của Luận đều có thể trở thành một trải nghiệm, một kinh nghiệm quý báu đối với anh. Luôn luôn phân tích, lý giải là cách để Luận tìm ra những biện pháp tốt nhất, hữu ích nhất cho công việc của mình cũng như cho những vấn đề của anh và gia đình.
Trong sáng tác của mình, Ma Văn Kháng thường sử dụng giọng điệu triết lý, triết luận rất tự nhiên. Giọng điệu đó có khi từ lời của người kể chuyện, có khi từ chính nhân vật trong chuyện. Qua đó làm tăng ý vị hấp dẫn và chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.
Không phải là thường xuyên, nhưng có lúc Ma Văn Kháng còn sử dụng giọng điệu triết lý triết luận để bộc lộ quan điểm của mình về nghề văn. Ông cho rằng, "Văn là văn. Văn không phải là chính trị, kinh tế học được hình ảnh hoá. Văn cũng chẳng phải là cỗ đại xa mang nhãn hiệu Komatsu hay Côccum có sức chở ba chục
tấn hay chiếc xe bò bánh gỗ chở lổng chổng trên nó mấy thứ hàng tư tưởng rẻ tiền hay đắt giá. Văn là chính nó, ở chỗ nó chỉ có mỗi một nhiệm vụ là miêu tả con người một cách văn chương. Nó tự nhiên như đời sống vì chính nó là đời sống. Chi phối nó chỉ có một sức mạnh duy nhất của đời sống" [26,149]. Tác phẩm văn học vố n là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, bởi vậy, theo Ma Văn Kháng văn học phải phản ánh cuộc sống nhưng phản ánh theo kiểu của nó. Cái lối thưởng thức tác phẩm dùng gương soi vào đời sống để xem nó đúng hay sai với nguyên mẫu rồi từ đó định giá cho nó giờ không còn phù hợp nữa. Ma Văn Kháng đã thực hiện những điều tâm niệm của mình, thông qua việc bày tỏ quan niệm về văn chương và nghề văn. Ông luôn nỗ lực sống thực với cuộc sống, dùng ngay đời sống, chứ không phải một cái gì khác ở ngoài đời sống. Chính điều đó đã đem lại cho văn chương của Ma Văn Kháng sự gần gũi với cuộc đời và con người.
Thực ra không phải đến Ma Văn Kháng tính triết lý trong văn chương mới xuất hiện. Tính triết lý trong văn chương đã xuất hiện ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt là giai đoạn 1930 - 1945. Các nhà văn thường qua hình tượng nhân vật của mình để phát biểu những chiêm nghiệm, những nhân sinh quan, những khát vọ ng lý tưởng mà họ đam mê ôm ấp, ước mơ. Lý tưởng ước mơ vốn đẹp mà cuộc đời lại khắc nghiệt vô cùng. Trong số những nhà văn giai đoạn này, Nam Cao được coi là người thành công hơn cả. Xoáy sâu vào bi kịch tinh thần của những con người trí thức, những con người có tài năng, có nhân cách, có lý tưởng xã hội cao cả, muốn sống bằng lao động sáng tạo của mình, nhưng vì gánh nặng cơm áo mà cuộc sống của họ trở nên vô nghĩa, họ đều phải trăn trở, xót xa vì cho đến chết mà vẫn chưa làm được gì cả "Chết mà vẫn chưa sống".
Nhân vật Thứ trong Sống mòn từng ôm mộng vào Đại học, được sang Tây, được nhìn xa biết rộng, để tu luyện thành tài và phụng sự cái lý tưởng của mình - lý tưởng đó "đem những sự thay đổi lớn lao cho c ái xứ sở của mình". Bao nhiêu ước mơ, mộng tưởng đẹp đẽ, cao xa là thế, vậy mà, Thứ cũng chỉ là ông giáo nghèo khổ sống lay lắt. Có những lúc Thứ phải thốt lên một cách đau đớn "Sao mà cái đời nó tù túng, chật hẹp, nó bần tiện thế! Không bao giờ dám nhìn cao một tí. Chỉ những lo
ăn, lo mặc. Hình như tất cả nguyện vọng, tất cả mong ước, tất cả mục đích của đời chỉ là mỗi ngày hai bữa. Bao nhiêu tài trí, sức lực đều chỉ dùng vào việc ấy, khổ sở cũng vì thế, mòn mỏi tài năng cũng vì thế nốt" [5].
Nếu trong các sáng tác của Nam Cao giọng điệu triết lý của ông tập trung đi sâu phản ánh và tố cáo bản chất của xã hội cũ, bằng cách để những nhân vật này rơi vào bi kịch đứng giữa ngã ba đường, giữa lý tưởng nghề nghiệp và nhu cầu cơm áo, gạo tiền, thì ở Ma Văn Kháng, ông đã để cho nhân vật của mình được soi chiếu nhiều chiều, nhiều góc độ trong nhiều mối quan hệ của đời sống. Nhân vật của Ma Văn Kháng nhiều khi trở thành nạn nhân của cái ác, cái xấu, cái bỉ ổi đê tiện và quyền lực. Chính vì vậy, giọng điệu triết lý, triết luận của Ma Văn Kháng mang một sắc thái mới với một độ sâu lắng cần thiết trong tác phẩm.
Ma Văn Kháng đã mở rộng, đào sâu bằng những trực cảm, dự báo những suy tư triết luận về cuộc đời về số phận trí thức Việt Nam. Tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng ngay từ đầu đã cuốn hút người đọc bởi những suy nghĩ, những chi tiết mới mẻ, sống động, qua cách thể hiện đầy tâm huyết của nhà văn. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là thầy giáo dạy giỏi văn - Đặng Trần Tự. Trải qua hai mươi năm thực hiện cuộc hành trình tâm hồn để đi tới ngày "thành hôn" của mình với những điều mình tôn thờ, Tự đã phải trải qua bao gian truân vất vả, Ma Văn Kháng nhiều lần triết luận về vấn đề này: "Cuộc hoà hợp của thi sĩ với đối tượng yêu dấu của mình là một cuộc hôn phối tuyệt đẹp. Đó là cuộc hôn nhân của thi sĩ với lý tưởng"; "Vì sao Tự không gặp được lý tưởng, cuộc kết hôn của anh với cái đẹp của chủ nghĩa mà anh tôn thờ không thành? Một đám cưới không thành một hành trình trắc trở" [21,331]. Trước số phận, bi kịch của mỗi nhân vật trí thức trong tác phẩm, nhà văn không tố khổ, không kêu cứu một chiều mà ông đã đối thoại với bạn đọc: "Trách ai bây giờ. Phải ngồi lại với nhau để bàn bạc cho ra nhẽ. Vở bi kịch còn đang tiếp diễn và không chỉ là cá biệt. Việc này có quan hệ với tất cả. Mỗi người trong tất cả, hãy cất tiếng nói của mình từ thực nghiệm của chính mình" [21,367].
Trong cái nhìn của Ma Văn Kháng, cuộc sống hôm nay còn nhiều điều bất ổn, cái xấu đang xâm nhập vào từng gia đình, từng cá nhân làm ảnh hưởng khô ng ít đến sự phát triển chung của dân tộc. Trước sự thật nhức nhối, Ma Văn Kháng luôn trăn trở day dứt về những thực trạng đau lòng: "Học sinh cứ đỗ nhiều đi, nhưng kỹ sư ra trường xây cầu thì đổ. Huân chương thì mỗi năm một nhiều, nhưng xã hội mỗi năm một thêm suy đồi, thân phận con người bé nhỏ vẫn không thoát khỏi vòng khốn đốn" [21,331].
Khái quát cuộc sống bằng giọng điệu triết lý, triết luận với những lý giải sâu sắc, chứng tỏ trách nhiệm của các nhà văn trước cuộc đời. Nỗi trăn trở lớn nhất của nhà văn là căn bệnh thành tích. Ma Văn Kháng nhìn thấy rõ hậu quả khôn lường của nó. Sự phân tích lý giải của ông như một lời cảnh báo cho tất cả chúng ta. Tác giả muốn cùng người đọc nhìn nhận lại hiện thực của cuộc sống từ đó nhìn lại chính con người mình, xét lại toàn bộ những suy nghĩ, hành động của mình, để thay đổi theo tinh thần mới của Đảng.
Vốn là một nhà văn luôn có xu hướng tăng cường đậm đặc giọng điệu triết lý, đối thoại trong sáng tác của mình, trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng nhiều khi người đọc bắt gặp từ những câu chuyện tưởng chừng như rất vặt vãnh, bé nhỏ nhưng qua sắc thái giọng điệu triết lý, bàn luận, nhận xét của nhà văn hay của nhân vật trong tác phẩm, đã làm tư tưởng, chủ đề mở rộng, tầm triết lý, khái quát của tác phẩm được nâng cao. Đúng như Phó giáo sư - Tiến sĩ Lã Nguyên từng nhận xét: "Mang chiều sâu của triết luận nhân bản về đời sống, nội dung xã hội của tác phẩm Ma Văn Kháng bao giờ cũng vượt ra ngo ài ý nghĩa đề tài, chất liệu".
Bên cạnh những vấn đề được phản ánh trong các tác phẩm, Ma Văn Kháng còn chú ý đến những nghịch cảnh ở đời, từ đó nhà văn suy nghĩ, nghiền ngẫm về những lẽ đời trớ trêu vô nghĩa. Giọng điệu triết lý trong sáng tác thời kỳ này của Ma Văn Kháng đã mang lại những hiệu quả thể hiện cao.
Trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời ngoài sự thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật bà Lãng, Ma Văn Kháng còn đặt ra nhiều vấn đề khác: vấn đề đạo đức, đạo lý truyền thống, vấn đề "bung ra" c ủa cơ chế mới, vấn đề đồng
tiền trong các mối quan hệ. Để được cùng độc giả luận bàn, thể hiện suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình về những vấn đề đó, Ma Văn Kháng đã cho nhân vật người bà một giọng điệu triết lý sắc sảo: "Giàu có mà không dạy nhau ăn ở cho ra con người thì cũng dễ tan cửa nát nhà"; "Hoàng kim hắc thế tâm", Các cụ đã dạy như vậy, "Còn nghèo túng mà không giữ lòng kiên trinh thì thành phường luồn cúi, nô bộc cả". Đó là những vấn đề rất xưa nhưng không bao giờ cũ cả.
Trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời tác giả đã cho nhân vật bà Lãng cùng gia đình chịu đựng biết bao nhiêu khó khăn, cùng cực. Có nhiều lúc bà đã phải phẫn uất kêu trời vì nỗi cơ cực ở đời, mọi cơ cực ấy đều đè nặng trên đôi vai gầy mỏng manh của bà. Ở cái tuổi gần bẩy mươi bà phải cưu mang hai đứa trẻ côi cút, chấp nhận mọi nỗi tủi nhục nhưng không bao giờ tuyệt vọng vì bà luôn tin rằng: "Ở hiền gặp lành" và quả thật trong quãng đời khốn khó của bà, bà luô n được giúp đỡ, cảm thông của những người lương thiện, nhân hậu. Cho dù có những lúc bà cùng hai đứa cháu côi cút sống trong giây phút cảm tưởng không thể vượt qua được để giành giật