Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Ma Văn Kháng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 87 - 88)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Ma Văn Kháng

Chuyển đổi từ đề tài dân tộc miền núi sang đề tài đời sống đô thị, thành công của tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới là một bước chuyển đổi mạnh mẽ, bắt đầu bằng tư duy nghệ thuật. Sự chuyển hướng trong tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng không chỉ dừng lại ở đề tài, thể loại, cấu trúc, điểm nhìn… mà còn đổi mới trong việc sử dụng ngôn ngữ. Việc đổi mới tư duy nghệ thuật ấy đã tạo nên trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng nhiều giọng điệu khác nhau. Để thể hiện các sắc thái giọng điệu của mình, Ma Văn Kháng đã nỗ lực tìm tòi và sáng tạo một hệ thống ngôn ngữ phong phú, đa dạng.

Cùng với sự đổi mới về cái nhìn và giọng điệu nghệ thuật, ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới cũng đã có những chuyển biến tích cực góp phần làm nên một tên tuổi Ma Văn Kháng. Nói đến nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, chúng ta không thể không nói đến ngôn ngữ nghệ thuật - một trong những thành tựu đặc sắc góp phần không nhỏ cho sự nghiệp đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Điều đáng nói là kể từ Mưa mùa hạ trở về sau Ma Văn Kháng đã làm nên một dấu ấn riêng khu biệt với nhiều người, một chất liệu hiện thực kiểu Ma Văn Kháng, một cách khai thác kiểu Ma Văn Kháng, một giọng điệu riêng và ngôn ngữ riêng của Ma Văn Kháng. Đặc biệt là ngôn ngữ, nghiên cứu về phương diện này Giáo sư Phong Lê trong cuốn "Người trong văn" đã khẳng định: "Nếu muốn tìm đến sự phong phú của ngôn ngữ - áp cận được vào thì hiện tại tôi nghĩ cần đọc Ma Văn Kháng và trước đó là Tô Hoài. Đó là hai trong số ít người viết có được cả một kho chữ thật rủng rỉnh để tiêu dùng. Và do có cả một cái kho, nên anh là người không ưa dùng chữ mòn. Dẫu là quen hay lạ, chữ nghĩa khi đã qua tay Ma Văn Kháng là cứ ánh chói lên cái nội lực bên trong c ủa nó".

Quả đúng như vậy, giở những trang tiểu thuyết của Ma Văn Kháng người đọc như được lặn ngụp, thoả thích trong dòng ngôn ngữ vô cùng phong phú mà không hề thấy trùng lặp. Ngôn ngữ tiểu thuyết Ma Văn Kháng không cầu kỳ, hoa mỹ, diễm lệ mà

là thứ ngôn ngữ ngồn ngộn chất sống dung dị đời thường. Đời thường là thế nhưng lại luôn tươi rói sự sống, giàu tính biểu cảm giản dị mà trong sáng một cách lạ lùng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới.pdf (Trang 87 - 88)