Chủ đề ngôn chí

Một phần của tài liệu Hệ thống chủ đề trong bạch vân quốc ngữ thi của nguyễn bỉnh khiêm.pdf (Trang 31 - 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Chủ đề ngôn chí

Ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, tuỳ theo sự biến chuyển của xã hội mà nhu cầu thẩm mỹ cũng nhƣ các “Tiêu chuẩn” về cái đẹp cũng có sự thay đổi khác nhau. Thời trung đại, quan niệm văn chƣơng có giá trị là phải phản ánh đƣợc chí hƣớng của con ngƣời. Quan niệm "Thi dĩ ngôn chí”, “Văn dĩ tải đạo” đã trở thành chuẩn mực sáng tác cũng nhƣ đánh giá đối với các tác phẩm thời kì này. Và vì thế, thơ văn nói chí chiếm số lƣợng rất lớn trong số các tác phẩm văn học trung đại. Trƣớc thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Ngôn chí”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28

Thơ văn nói chí có lẽ đã xuất hiện từ khá sớm, song mạnh mẽ, nổi bật hơn cả mà cho đến nay chúng ta còn lƣu giữ đƣợc chính là bắt đầu từ thơ Thiền thời Lý- Trần trở về sau.

Nhƣ chúng ta đã biết, đạo Phật vào nƣớc ta từ rất lâu đời (thế kỷ I tr. CN). Trong thời kỳ Bắc thuộc, Phật giáo đã rất phát triển ở Việt Nam. Từ thế kỷ X, khi giành đƣợc quyền tự chủ, Phật giáo trở thành quốc giáo trong hơn hai thế kỷ nhà Lý. Đến thời Trần, tuy không còn giữ vai trò lớn nhƣ thời Lý nhƣng đạo Phật vẫn có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc. Phật giáo đã trở thành một chủ đề, làm nên một loại hình sáng tác tiêu biểu, đậm nét trong văn học, tạo ra dòng thơ Thiền thời Lý - Trần.

Thời Lý - Trần đã sinh thành một đội ngũ tác giả thơ Thiền lớn nhất trong lịch sử văn học nƣớc nhà. Đó là các nhà sƣ - thi sĩ tiêu biểu nhƣ Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Không Lộ, Mãn Giác, Quang Nghiêm, Trần Tung, Pháp Loa, Huyền Quang...; và một số vị vua - Thiền sƣ nhƣ Lý Thái Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Thánh Tông... Thơ Thiền thƣờng hƣớng về những triết lý Đạo - Đời, hƣớng đến những thuyết giáo tu hành.

Đạo Thiền lấy việc tâm định, tƣ duy làm phép tu luyện. Thiền sƣ Nguyện Học (đời Lý) đã nói: “Đạo không có hình ảnh, ở ngay trước mắt, không phải ở xa. Mình phải suy cầu đạo ấy ở mình, chứ đừng cầu ở người” (Dẫn theo Bùi Văn Nguyên) [28, 64]. Các nhà thơ Thiền cũng hƣớng tới tìm chân lý ngay trong lòng mình thông qua những bài kệ cô đọng, giàu hình ảnh.

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố uý, Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Dịch:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29

Cây cối xuân tƣơi thu não nùng. Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi, Kìa kìa ngọn cỏ giọt sƣơng đông.)

(Thị đệ tử - Vạn Hạnh)

Qua những hình ảnh thay đổi, vận hành vô tận của đất trời, cỏ cây, nhà thơ đã thể hiện sự thể ngộ Thiền lý về thân kiếp con ngƣời. Từ đó, ông đề xuất một lối sống tự do, vô vi, tự tại. Cũng mạch cảm hứng này, Ngôn hoài

của Không Lộ Thiền sƣ thể hiện tinh thần “vô chấp giới” khi ngƣời tu hành đạt tới tự do hoàn toàn, giải phóng bản thể để hoà nhập “vô phân biệt” với vũ trụ trong tinh thần “vạn vật nhất thể”, khẳng định sự trƣờng tồn của mình và một “thi hứng siêu thoát, trầm hùng”:

Trạch đắc long xà địa khả cư, Dã tình chung nhật lạc vô dư.

Hữu thời trực thướng cô phong đính, Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

Dịch:

(Kiểu đất long xà chọn đƣợc nơi, Tình quê lai láng suốt ngày vui. Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng, Một tiếng kêu vang lạnh cả trời.)

(Ngôn hoài – Không Lộ Thiền sƣ) Trƣớc khi viên tịch, Mãn Giác thiền sƣ có làm bài kệ Cáo tật thị chúng

bảo với đệ tử rằng:

Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai. Sự trục nhãn tiền quá, Lão tòng đầu thượng lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. Dịch:

(Xuân qua, trăm hoa rụng, Xuân tới, trăm hoa nở, Việc trôi qua trƣớc mắt, Cái già đến trên đầu.

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Trƣớc sân, đêm qua nở một nhành mai.)

Với dụ ý: vũ trụ bao la luân chuyển theo quy luật tạo hoá. Sự biến động, chuyển dời không ngừng của thế giới hữu hình trong đó có con ngƣời là thuận theo lẽ tự nhiên, có sinh ắt sẽ có diệt và ngƣợc lại, cứ nhƣ vậy tuần hoàn đắp đổi. Bậc tu hành giác ngộ lẽ đạo thì có thể vƣợt qua cái vòng luân hồi của pháp tƣớng, của thế giới hữu hình, giống nhƣ nhành mai kỳ diệu kia vẫn nở trong khi muôn hoa đã rụng hết trong buổi xuân tàn! Đó có lẽ là chủ ý khuyên răn của một vị thiền sƣ cao minh với các đệ tử của mình. Nó đồng thời thể hiện cái chí của một bậc chân tu đã giác ngộ quy luật sinh, trụ, dị, diệt của sự sống vĩnh hằng.

Theo xu hƣớng chung, khi nhà nƣớc phong kiến đã khẳng định đƣợc sức mạnh, vai trò của tầng lớp quan lại đƣợc nâng lên, đến thời Trần, văn chƣơng đã dần dần thoát khỏi hơi hƣớng Thiền tông, cái chí của nhà Phật để chuyển sang phản ánh sâu sắc hơn cái chí của nhà Nho, của đấng nam nhi đại trƣợng phu muốn đem sức mình để phò vua, giúp đời. Từ đó, tạo nên cái khát vọng mà ngày nay chúng ta vẫn ngƣỡng vọng tôn xƣng là “Hào khí Đông A”…

Với Phạm Ngũ Lão - một danh tƣớng hiển hách đời Trần, ta bắt gặp tinh thần khát khao lập công danh phò vua, giúp nƣớc:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31

...Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.

Dịch:

(Làm trai chƣa trả xong nợ nƣớc, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.)

(Thuật hoài)

Với Trần Nhân Tông, ta lại thấy niềm tin tƣởng không gì lay chuyển đƣợc vào sự trƣờng tồn vững chắc của vận mệnh của đất nƣớc:

Xã tắc lưỡng hồi lao bạch mã, Sơn hà thiên cổ điện kim âu.

Dịch:

(Xã tắc hai phen bon ngựa đá,

Non sông nghìn thủa vững âu vàng.)

Hay đó là cái chí của một danh tƣớng chủ chốt với nguyện ƣớc hoà bình an lạc cho nhân dân:

Nam vọng lang yên vô phục khởi, Đồi nhiên nhất tháp mộng thiên an.

Dịch:

( Phúc Hưng viên -Trần Quang Khải) (Trông về phía Nam không có hiệu báo giặc đến,

Nghiêng mình trên tấm phản ngủ yên giấc.)

Chủ đề ngôn chí cũng là nội dung bao trùm của nhiều tác phẩm thơ ca của Chu Văn An, Nguyễn Trung Ngạn, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh… đặc biệt, Nguyễn Cảnh Tuân. Nhà thơ này cho đến cuối đời vẫn tỏ rõ chí đi theo lý tƣởng vì dân vì nƣớc:

Thân tuy lão hĩ, tâm nhưng tráng, Nghĩa hữu đương nhiên tử bất từ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32

Dịch:

(Thân ta dẫu già rồi, nhƣng lòng ta vẫn còn hăng hái, Việc nghĩa đáng làm thì dù chết cũng chẳng từ.)

Đến thơ Nguyễn Trãi, chủ đề ngôn chí càng đƣợc quan tâm hơn. Trong Quốc âm thi tập của ông có chia hẳn mục Ngôn chí, suốt đời ông luôn tâm niệm:

Bui một tấc lòng ưu ái cũ,

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

(Thuật hứng 5) Và rồi ông mơ ƣớc:

Rẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Cái “Chí quân, trạch dân” của ngôi sao Khuê ấy cho dù trải bao thăng trầm, đau khổ vẫn vằng vặc sáng cho tới hôm nay. Thơ là ngƣời. Qua thơ, ta thấy tấm lòng yêu nƣớc sâu sắc của Ức Trai.

Ở giai đoạn sau, trong các sáng tác của Hội Tao đàn và Lê Thánh Tông chủ đề ngôn chí cũng rất đƣợc quan tâm. Những bài thơ thể hiện cái chí của bậc quân vƣơng, cái chí của ngƣời quân tử mong muốn đem lại cuộc sống thái bình, thịnh trị cho nhân dân đã trở thành những bài thơ phổ biến.

Có thể nói, ngôn chí là một chủ đề lớn, xuyên suốt thời kỳ văn học trung đại. Cho đến trƣớc Nguyễn Bỉnh Khiêm, những vần thơ nói chí vẫn là những vần thơ mang nặng tâm tƣ, chí hƣớng, mong ƣớc của những bậc trƣợng phu nam tử hán. Nó đã để lại những vệt sáng chói ngời tiêu biểu cho lý tƣởng của những con ngƣời thời đại phong kiến thịnh trị trong nền văn học trung đại Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33

Một phần của tài liệu Hệ thống chủ đề trong bạch vân quốc ngữ thi của nguyễn bỉnh khiêm.pdf (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)