Chủ đề phong cảnh thiên nhiên

Một phần của tài liệu Hệ thống chủ đề trong bạch vân quốc ngữ thi của nguyễn bỉnh khiêm.pdf (Trang 54 - 62)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Chủ đề phong cảnh thiên nhiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51

Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận của các thi sĩ. Bởi vậy, Xuân Diệu đã từng viết:

Là thi sĩ nghĩa là du với gió,

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây.

(Cảm xúc)

Đã là nhà thơ lớn – có tên tuổi, hầu nhƣ ai cũng phải có thơ thiên nhiên, thơ tả cảnh. Chả thế mà khi nói tới nhà thơ nào đó, ngƣời ta thƣờng chú ý đến thơ thiên nhiên, thơ phong cảnh. Thiên nhiên vừa là đối tƣợng miêu tả vừa là đối tƣợng tâm sự của thi nhân. Trong cuộc sống con ngƣời, có hai quan hệ chính: quan hệ với xã hội và quan hệ với thiên nhiên. Quan hệ với xã hội thƣờng đem đến cho ngƣời ta sự ƣu tƣ, buồn chán khi phát hiện ra những điều xấu xa giả dối ở quanh mình. Quan hệ với thiên nhiên làm tâm hồn nhà thơ lắng lại trong sự yên lành đẹp đẽ đến hồn nhiên. Chủ đề thiên nhiên vì thế thuộc chủ đề vĩnh cửu trong thi ca dân tộc.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà văn hóa lớn của đất nƣớc. Những đóng góp của ông trong lĩnh vực chính trị, giáo dục, tôn giáo, chiêm tinh học cũng nhƣ sức ảnh hƣởng của ông tới bầu không khí tâm lý xã hội suốt gần nửa thế kỷ thứ XVI đã đủ để khẳng định tên tuổi ông trong “tốp đầu” những nhân vật lịch sử tiêu biểu mọi thời đại - xét trong tiến trình lịch sử dân tộc. Không chỉ có vậy, giới chuyên môn cũng nhƣ những ngƣời ít có điều kiện đi sâu nghiên cứu còn biết đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tƣ cách một nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung. Trong số những bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm – cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm mà ngày nay chúng ta còn lƣu giữ đƣợc, các bài thơ viết về đề tài thiên nhiên chiếm số lƣợng khá lớn. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của thiên nhiên trong cuộc sống nhà thơ. Riêng trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi, lồng vào các bài thơ viết về chủ đề nhàn dật, khuyên răn con ngƣời hay thế sự thƣòng là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52

những hình ảnh thiên nhiên. Không những thế, xen vào nội dung các bài thơ thuộc các chủ đề khác thì những vần thơ về thiên nhiên cũng chính là phƣơng tiện để tác giả truyền tải thông điệp tƣ tƣởng của mình khi viết về chủ đề đó. Chẳng hạn, viết về cái “nhàn” thì cái “nhàn” ấy cũng bắt nguồn từ thiên nhiên, con ngƣời sống hòa hợp với tự nhiên. Và qua thiên nhiên bình dị, gần gũi trong thơ ông chúng ta mới hiểu phần nào triết lý “nhàn dật” của ông.

Nhƣ vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không nằm ngoài cái quy luật mà chúng ta đã nói ở trên: đã là nhà thơ lớn thì ắt có thơ viết về thiên nhiên. Không những thế, còn phải là những ngƣời viết rất hay, rất gợi cảm nữa. Đúng nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết:

Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp, Mây, núi, trăng, hoa, tuyết, núi, sông.

(Nhật ký trong tù)

Tuy nhiên, mỗi thi nhân đều có một con đƣờng nghệ thuật riêng để đến với thiên nhiên. Do hoàn cảnh sống, tính cách và quan niệm nghệ thuật khác nhau, mỗi nhà thơ sẽ tạo ra một hình tƣợng thiên nhiên độc đáo để qua đó gửi gắm tiếng lòng sâu thẳm của mình. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh thiên nhiên trong Bạch Vân quốc ngữ thi lại thƣờng là những cảnh sắc bình dị, gần gũi với đời sống hàng ngày của nhân dân.

Triều đình nhà Mạc không phải là “thánh triều” đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông muốn “phù nghiêng đỡ lệch” cho đời mà đành bất lực. Trƣớc khi tham gia vào con đƣờng hoạn lộ, ông đã mang trong mình cái chí thích “nhàn”, nay tâm nguyện giúp đời vì hoàn cảnh không thể tiếp tục nhƣ mong muốn, ông trở về quê nhà sống những ngày ung dung tự tại. Từ đây, ông có điều kiện thả lòng mình vui với thiên nhiên, sống cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53 Mượn lấy dành làm của cải ta.

Cây tĩnh, chim về xanh loáng khói, Ao thanh, cá lội nước tuôn là. Han chữ cũ, ba thằng nhỏ, Chực am không, một mụ già…

(Bài số 117)

Theo quan niệm của cổ thi, đề tài sáng tác và chất liệu thơ thƣờng phải là những điều cao quý. Chẳng hạn khi muốn nói về đạo lý, về những sự kiện chính trị hay sự nghiệp “kinh bang tế thế” thì họ thƣờng hay viết bằng chữ Hán vì nhà nƣớc phong kiến coi đó là văn tự chính thức, sang trọng. Còn khi viết về thiên nhiên, thi nhân cổ thƣờng chọn những hình ảnh cao quý giàu biểu tƣợng nhƣ: sơn, thuỷ, yên, hoa, phong, nguyệt, tùng, cúc, trúc, mai,…Trí thức phong kiến quan niệm thơ là tiếng nói của tầng lớp trên trong xã hội nên thƣờng tránh những cái dung tục tầm thƣờng của cuộc sống. Tuy nhiên, quan niệm này đến thời của Nguyễn Trãi đã ít nhiều có sự thay đổi. Không chỉ bằng việc đƣa chữ Nôm trở thành phƣơng tiện sáng tác có vị trí “bình đẳng” với chữ Hán, Nguyễn Trãi còn đƣa vào thơ mình, đặc biệt là thơ Nôm những cái mà giai cấp phong kiến cho là quê mùa, tầm thƣờng. Đặc biệt, ông còn tỏ thái độ yêu mến, gần gũi với nó, xây dựng nó thành những hình tƣợng thơ mang hồn dân tộc:

Cây rợp, tán che am mát,

Hồ thanh, nguyệt hiện bóng tròn. Cò nằm, hạc lặn nên bầu bạn, Ủ ấp cùng ta làm cái con.

(Ngôn chí, bài 20) Hay:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54 Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm.

Tình thư một bức phong còn kín, Gió nơi đâu, gượng mở xem!

(Ba tiêu)

Một thế kỷ sau, Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng với một số nhà thơ tiến bộ khác đã nối tiếp con đƣờng còn dang dở mà đại thi hào Nguyễn Trãi đã đi.

Hình ảnh con ngƣời ẩn dật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn chặt với hình ảnh quê hƣơng đất nƣớc. Ông vui với cảnh thiên nhiên sẵn có, có khi là đơn sơ, tầm thƣờng nhƣng với nhà thơ đó lại là cái đẹp, là niềm vui thú hồn nhiên:

Lẻ tẻ bên giang bảy tám nhà,

Thú nhàn mừng thấy bạn ngâm nga. Thơ nên, ngồi đợi vừng đan quế,

Rượu chuốc, han thầm ngõ Hạnh Hoa. Lục ỷ tiếng thanh, đêm tựa ngọc, Lan châu chèo vỗ, nước bằng là.

(Bài số 120) Hay:

Đêm đợi trăng cài bóng trúc, Ngày chờ gió thổi tin hoa.

(Bài số 17)

Cái tôi trữ tình trong Bạch Vân quốc ngữ thi bên cạnh phong thái của một ẩn sĩ, ta còn bắt gặp hình ảnh của một cụ già nông dân bình dị và dân dã. Nổi bật lên đó là sự hài hòa giữa con ngƣời đời thƣờng và cảnh sắc thiên nhiên thôn quê gần gũi. Cũng nhƣ nhà thơ Nguyễn Trãi, ông bầu bạn với gió trăng, vui với thơ rƣợu giữa khung cảnh thôn quê có rặng tre, bãi mía:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 55 Nẻo được nhàn thì kẻo có nghèo.

Bến nguyệt thuyền kề hai bãi mía, Am mây cửa khép một cần pheo. Cá tôm tối chác bên kia bến, Củi đuốc ngày mua mé nọ đèo. Khách đến hỏi: nào song viết, Nữa rằng: còn một túi thơ treo.

(Bài số 35)

Các cụ xƣa ngoài thú vui ngâm vịnh, thƣởng trăng, còn có thú vui làm bạn với sông nƣớc. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng lấy sông nƣớc làm thú vui cho cuộc đời ẩn dật của mình. Ông đã nhiều lần đắm chìm trong cảnh sắc của thiên nhiên, yêu quý đến tiếc thƣơng cái đẹp mong manh của một làn hƣơng hoa, một bóng trăng vàng:

Nương song ngày tiếc mùi hương lọt, Nối chén đêm âu bóng quế tan.

(Bài số 23)

Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mở ra một thế giới trong lành, đầm ấm và vô cùng thân thiết. Nếu nhƣ các nhà thơ lớp trƣớc khi viết về chủ đề thiên nhiên còn hay chú ý đến những hình ảnh cao quý nhƣ: Tùng, Cúc, Trúc, Mai,…mà ít quan tâm tới những hình ảnh bình dị, dân dã xung quanh mình, thì Nguyễn Bỉnh Khiêm ngƣợc lại. Ông viết nhiều và viết rất sinh động về những hình ảnh dân dã vốn gắn bó và tiêu biểu của đồng quê:

Phơ phơ đầu bạc ông câu cá, Leo lẻo dòng xanh con mắt mèo. Âu lộ cùng ta dường có ý,

Đến đâu thời của cũng theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56

Bức tranh về ngƣời ẩn sĩ gắn bó với thiên nhiên là bức tranh ta vẫn gặp trong thơ cổ. Nhƣng ở Bạch Vân quốc ngữ thi, ngƣời ẩn sĩ đã có thêm đàn cò, bầy hạc, chim âu làm bạn để tạo ra nét mới trong thú vui ẩn sĩ nơi thôn dã. Con cò, con hạc vốn là những hình ảnh quen thuộc trong ca dao tục ngữ, qua thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, những con vật bình dị ấy đã trở nên thân thiết và gắn bó với thế giới tâm hồn bậc tao nhân mặc khách. Dƣờng nhƣ nhà thơ đã thổi hồn mình vào chúng để chúng trở nên có tình, có ý với con ngƣời, đƣa tâm hồn thanh cao của nhà thơ bay xuống cuộc đời bình dị.

Nếu nhƣ thơ thiên nhiên của Nguyễn Trãi có cái rực rỡ tƣơi tắn của những thiếu nữ tuổi mƣời tám đôi mƣơi căng tràn sức sống thì thơ thiên nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm lại có cái mặn mà, sâu sắc, nhƣng vẫn rất nhẹ nhàng cuốn hút của ngƣời phụ nữ đã bƣớc vào “độ chín”. Tuy nhiên, thật khó để khẳng định thơ thiên nhiên của ai quyến rũ hơn, đẹp hơn. Bởi cũng nàng thiếu nữ đó nhƣng khi ở tuổi đôi mƣơi thì có một vẻ đẹp khác, sức quyến rũ khác và khi đã bƣớc vào “độ chín” thì rất có thể sẽ có một sức cuốn hút lớn hơn mà tuổi đôi mƣơi không dễ có đƣợc:

Bến nguyệt thuyền kề hai bãi mía, Am mây cửa khép một cần pheo.

(Bài số 35) Hoặc:

Hoa nở luống hay tin gió,

Đầm thanh còn thấy triều trăng.

(Bài số 18)

Đó là hình ảnh những bức tranh quê giản dị đậm đà phong vị nông thôn mà vẫn tình tứ trong nét đẹp chiều sâu. Bến nƣớc trăng soi với hình ảnh con thuyền đậu kề bên hai bãi mía, có một cành tre nghiêng bóng am mây là những hình ảnh thật gần gũi với mỗi ngƣời dân Việt, mang đậm hồn cốt Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57

Nam. Chính cuộc sống bên lũy tre xanh đã giúp hồn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có những nét đẹp riêng, không lẫn với các tác giả khác trong nền văn học Trung đại.

Thiên nhiên trong thơ ông còn là nguồn nuôi sống con ngƣời - mà có lẽ chính nhờ “thiên chức” cao cả này mà bà mẹ thiên nhiên bao đời vẫn đƣợc các nhà thơ ca tụng. Đi sâu vào Bạch Vân quốc ngữ thi, ta bắt gặp những vần thơ mộc mạc, thanh khiết về những sản vật, những món ăn bình dị, dân dã mà thiên nhiên trao tặng cho con ngƣời. Con ngƣời đến với thiên nhiên là đến với niềm vui sống, an hƣởng những lạc thú “nho nhỏ” ở đời. Vì thế mà cuộc sống trở nên có ý nghĩa và đáng sống biết bao:

Nhá rau lại tiếc mùi canh ngọt, Nếm ếch còn thèm có giống măng

(Bài 89) Hay:

Bếp chè hâm đã, sôi măng trúc, Nương cỏ cày thôi, vãi hạt muồng. Cửa vắng ngựa xe không quýt ríu, Cơm no tôm cá kẻo thèm thuồng.

(Bài số 38)

Và nhất là mùa nào thức nấy “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá”. Không chỉ có vậy, còn thú nào hơn cái thú “Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”; “Khát, uống chè mai, hơi ngọt ngọt”, “Sốt, kề hiên nguyệt, gió hiu hiu”. Có lẽ sau thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, đến chúng ta và cả thế hệ sau này, những câu thơ trên vẫn là minh chứng “sống” cho chân lý thiên nhiên là bà mẹ vĩnh hằng, đến với thiên nhiên là đến với tất cả những gì tƣơi mát và bình yên nhất…Dƣ âm đó có lẽ là lý do lớn nhất để ngày nay chúng ta không chỉ nhớ đến mà còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58

yêu quý mảng thơ viết về thiên nhiên trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Một phần của tài liệu Hệ thống chủ đề trong bạch vân quốc ngữ thi của nguyễn bỉnh khiêm.pdf (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)