Biểu trƣng hóa đối tƣợng miêu tả

Một phần của tài liệu Hệ thống chủ đề trong bạch vân quốc ngữ thi của nguyễn bỉnh khiêm.pdf (Trang 90 - 96)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Biểu trƣng hóa đối tƣợng miêu tả

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Biểu trưng hóa đối tượng miêu tả là một hình thức nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn lưu lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta chấm dứt”

[11, 33].

Để thực hiện chức năng thẩm mỹ của mình, văn học thƣờng tạo ra những hình ảnh biểu trƣng. Những hình ảnh biểu trƣng đó sau khi đƣợc độc giả tiếp nhận, tái tạo lại và giải mã sẽ tạo nên những hình tƣợng và biểu tƣợng văn học. Và khi đó, hình ảnh biểu trƣng mà ngƣời nghệ sĩ tạo ra mới có sức sống. Sự tiếp nhận các hình ảnh biểu trƣng của độc giả và quá trình chuyển mã nó thành hình tƣợng và cao hơn là biểu tƣợng văn học chứa đựng một thông điệp nào đó là một cơ chế phức tạp nhiều khi không tuân theo quy luật nhận thức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87 “Theo nghĩa rộng nhất, biểu tượng (symbol) là một loại tín hiệu mà mặt hình thức cảm tính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người: cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng) mang tính có lí do, tính tất yếu” [11, 34].Nhƣ vậy, mặt thể hiện của biểu tƣợng văn học mà chúng ta có thể nhận biết trƣớc hết là cái biểu trƣng tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong đầu óc con ngƣời. Quá trình biểu trƣng hóa đối tƣợng miêu tả đã thực hiện thao tác trừu tƣợng hóa, khái quát hóa những hình ảnh sự vật, hiện tƣợng, những ấn tƣợng chung nhất về thế giới thành một hình hài cụ thể. Cách làm này đã thoát khỏi nhận thức cảm tính và vƣơn đến tƣ duy trừu tƣợng ở mức độ cao. Bởi nó đã gạt bỏ những cái không phải là bản chất, những cái hiện tƣợng bên ngoài và chỉ giữ lại những cái cốt lõi, có tính chất căn bản, lặp đi lặp lại mà khi không còn tiếp xúc với sự vật hiện tƣợng cụ thể, ta vẫn có thể tái hiện lại trong đầu óc mình hình ảnh về sự vật hiện tƣợng ấy, thậm chí có thể biểu hiện ra bên ngoài thành những biểu tƣợng có ý nghĩa ám dụ cao.

Đến thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ vịnh vật đã phát triển và đạt đến độ phong phú, đa dạng. Ngay trong thơ chữ Hán của ông, chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều những vần thơ vịnh vật. Và có thể nói, chƣa tác giả thơ chữ Hán nào vịnh sự vật nhiều nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong Bạch Vân quốc ngữ thi có cả một tập hợp những bài thơ vịnh vật với những chủ đề về bầu trời, về thời tiết khí hậu, về mặt đất, về nơi ở của ngƣời, về cầm thú, về cây cối hoa quả và thậm chí về cả các loại sự vật và đồ vật thƣờng dùng…Cho đến trƣớc thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ vịnh vật đã có sự thay đổi nhiều cả về hình thức lẫn nội dung so với thời kỳ khởi thủy của nó. Khi mới bắt đầu xuất hiện, thơ vịnh vật thƣờng miêu tả dáng vẻ bề ngoài của cảnh vật để làm nền cho tiếng nói của sự vật và vẻ đẹp bên ngoài sự vật vẫn đƣợc chú ý nhiều hơn bản chất bên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 88

trong. Sự miêu tả ấy thƣờng cũng rất chân thực theo lối “tả chân” sự vật, hiện tƣợng. Ví dụ: Vịnh trăng non:

Ngọc đúc mười phân vưỡn chửa đầy, Nửa vầng rầng rậng mé phương tây. Bên loan chúc nữ cài vòng lược, Dấu cũ khai nguyên bấm móng tay. Cá ngỡ câu chì xui bạn lánh,

Chim ngờ cung bắn bảo nhau bay. Khi này tuy hãy còn rằng bé, Có thuở vầng ra thiên hạ bay.

(Hồng Đức Quốc âm thi tập- bài số 18) Nhƣng đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, giống nhƣ một số tác giả khác, ông thƣờng mƣợn sự vật trong thiên nhiên và đồ vật trong sinh hoạt hằng ngày để ngụ một tƣ tƣởng triết học nào đó. Mục đích chính miêu tả bản thân sự vật hiện tƣợng vì thế ít đƣợc chú ý.

Nhƣ vậy, ta có thể thấy từ lối vịnh nhằm vào bản thân sự vật hiện tƣợng với những nét miêu tả có phần chân thực ở giai đoạn khởi thủy thì sang giai đoạn sau, nhất là đến thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, xu hƣớng“nắm bắt cái thần”của sự vật, hiện tƣợng để phản ánh trở nên phổ biến. Xu hƣớng này còn là xu hƣớng chung của văn học khi yêu cầu chuẩn mực của văn chƣơng là “văn dĩ tải đạo”, “lời ít, ý nhiều”.

Bạch Vân quốc ngữ thi là tập thơ chứa đựng nhiều tƣ tƣởng, quan điểm cũng nhƣ triết lý sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để thể hiện điều đó, ông sử dụng phổ biến lối biểu trƣng hóa đối với đối tƣợng miêu tả. Khi tiếp xúc với sự vật, hiện tƣợng dƣờng nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn có xu hƣớng nắm bắt cái thần thái, cái bản chất của chúng rồi mới ghi lại những nét phác họa nhƣng vô cùng xác đáng vào trong thơ. Chỉ cần những nét rất nhỏ ấy cũng đã bộc lộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 89

rõ bản chất của sự vật hiện tƣợng. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn dùng những khái quát về các sự vật hiện tƣợng để biểu hiện một ý nghĩa khác mà chúng ta thƣờng dùng thuật ngữ ẩn dụ để chỉ hiện tƣợng này.

Trƣớc hết, khi miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm thƣờng chú ý ghi lại những nét đơn sơ nhất, bình dị nhất nhƣng lại có sức gợi nhất. Đó có thể là một làn hƣơng, một bóng hoa, một vầng trăng làm bạn đối ẩm:

Nương song ngày tiếc mùi hương lọt, Nối chén đêm âu bóng quế tan.

(Bài số 23) Hay:

Đêm đợi trăng cài bóng trúc, Ngày chờ gió thổi tin hoa.

(Bài số 17) Hoặc:

Bến nguyệt thuyền kề hai bãi mía, Am mây cửa khép một cần pheo.

(Bài số 35)

Tất cả những ấn tƣợng mơ hồ, những cảnh đẹp nhƣ chốn bồng lai tiên cảnh ấy đã đƣợc tác giả khắc họa thành hình hài và chuyển thành những ý thơ đầy chất lãng mạn: nào là “ Đợi trăng cài bóng trúc”, “chờ gió thổi tin hoa”, “bến nguyệt - am mây”... Chính nhờ nghệ thuật biểu trƣng hóa đối tƣợng miêu tả mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “thơ hóa” những ấn tƣợng rất lãng mạn, bay bổng ẩn sâu trong tâm thức của mình thành những hình ảnh giàu sức gợi tả, đáng yêu. Động từ “cài”, “thổi” đã khiến thiên nhiên nhƣ ngƣời bạn tâm tình đem đến niềm vui, tin vui chia sẻ, gần gũi với con ngƣời. Không chỉ có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 90

vậy, “bến nguyệt”, “am mây” đã trở nên có hình hài khi có thêm “ thuyền kề” bến ấy, “cửa” ấy!

Nghệ thuật biểu trƣng hóa đối tƣợng miêu tả còn đƣợc tác giả sử dụng rất thành công khi đi vào khai thác các chủ đề cụ thể khác:

Khi nói về cái thú “nhàn”, hình ảnh nhàn của mình, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khéo léo ghi lại những chi tiết “đắt giá” nhất, tiêu biểu nhất, có tính chất khái quát nhất nhƣng thể hiện đầy đủ, ấn tƣợng về một cách sống, một triết lý sống của mình:

Tóc đã thưa, răng đã mòn, Việc nhà đã phó mặc dâu con. Bàn cờ, cuộc rượu vầy hoa trúc, Bó củi, cần câu chốn nước non. Nhàn được thú vui hay nấn ná, Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon. Chín mươi thì kể xuân đã muộn, Xuân ấy qua thì xuân khác còn.

(Bài số 32)

Chỉ qua vài nét “chấm phá”, ông đã ghi lại một cách chân thực hình dáng “tóc thƣa, răng mòn” nhƣng vẫn vô cùng lạc quan, yêu đời của một con ngƣời sống trọn vẹn với triết lý nhàn, tìm niềm vui trong cảnh vật “bàn cờ, cuộc rƣợu, bó củi, cần câu,” “chốn nƣớc non”. Một vài nét đó thôi nhƣng đã thấy cả một niềm vui sống, ham sống, lạc quan sống: “Xuân ấy qua thì xuân khác còn”! Ở đây nghệ thuật biểu trƣng hóa tỏ ra rất đắc dụng trong việc lột tả tâm trạng, lối sống và quan niệm sống của một con ngƣời.

Đi vào chủ đề thế sự, khuyên răn con ngƣời, nghệ thuật biểu trƣng hóa càng có cơ hội phát huy và đây cũng là điểm đặc sắc tạo nên cái khúc triết, sâu sắc của Bạch Vân quốc ngữ thi. Khi viết về những kẻ tham lam, xu phụ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 91

chạy theo đồng tiền dần đánh mất những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp đã gìn giữ bao đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khéo léo sử dụng những hình ảnh có tính chất biểu trƣng cao. Do đó, chỉ cần ông nói ít mà lại gợi rất nhiều:

Tiền ròng bạc chảy, tưng bừng đến, Nhà khó tay không, linh lỉnh đi. Miệng nói sau lưng như dao nứa, Lưỡi đưa trước mặt giống kim chì.

(Bài số 102)

Cách biểu trƣng hóa khái niệm giàu sang thành những hình ảnh cụ thể: “tiền ròng, bạc chảy” và thói đời xu phụ thành hình ảnh “tƣng bừng đến”; tâm lý “tham phú, phụ bần” thành “nhà khó tay không, linh lỉnh đi”, đặc biệt là cách sử dụng từ láy “ tƣng bừng”‟, “linh lỉnh” đã khắc họa vô cùng rõ nét bộ mặt những kẻ hám lợi, trở mặt nhƣ trở bàn tay. Không chỉ có vậy, những kẻ xu nịnh: Trƣớc mặt thì thơn thớt nói cƣời ra sức bợ đỡ nhƣng sau lƣng lại mƣu mô nham hiểm còn đƣợc tác giả “biểu trƣng hóa” thành những hình ảnh cụ thể, chính xác trên cơ sở đối lập: “sau lƣng”/ “trƣớc mặt”, “dao nứa/ “kim chì”. Chỉ cần bằng ấy từ, bằng ấy câu nhƣng Nguyễn Bỉnh Khiêm với tài năng độc đáo của mình đã lột tả sâu sắc bộ mặt của những kẻ tham lam, nịnh hót, tráo trở trong xã hội lúc bấy giờ.

Qua những ví dụ trên, chúng ta có thể thấy, một trong những nghệ thuật đặc sắc mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dụng thành công khi thể hiện các chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi chính là nghệ thuật biểu trƣng hóa đối tƣợng miêu tả. Nhờ sử dụng rất thành công nghệ thuật này mà sự khắc họa của ông đối với đối tƣợng miêu tả trở nên sắc nét, có chiều sâu hơn, có sức gợi hơn, đảm bảo “lời ít” mà “ý nhiều”, hình ảnh thơ cũng trở nên gần gũi, dễ hiểu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 92

Một phần của tài liệu Hệ thống chủ đề trong bạch vân quốc ngữ thi của nguyễn bỉnh khiêm.pdf (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)