Gia tăng chất trữ tình trong miêu tả

Một phần của tài liệu Hệ thống chủ đề trong bạch vân quốc ngữ thi của nguyễn bỉnh khiêm.pdf (Trang 96 - 110)

7. Cấu trúc luận văn

3.4. Gia tăng chất trữ tình trong miêu tả

Theo quan niệm của các nhà thơ xƣa thì “Thi dĩ ngôn chí”, “Văn dĩ tải đạo”. Quan điểm đó bắt nguồn từ quan niệm chung của mỹ học phƣơng Đông coi cái đẹp gắn với nội dung đạo đức giáo huấn, thể hiện chí hƣớng của ngƣời quân tử. Trong các sách cổ nghiên cứu về văn chƣơng thì Văn tâm điêu long

của Lƣu Hiệp đƣợc nhắc đến nhiều hơn cả. Ở cuốn này, Lƣu Hiệp cũng nói rõ: “Văn bắt nguồn từ đạo (…) Đạo nhờ thánh nhân được nêu rõ trong văn chương, và thánh nhân nhờ văn chương mà làm sáng tỏ đạo”. Nhƣ vậy, văn chƣơng theo quan niệm các nhà nho xƣa gắn chặt với đạo lý nói chung. Sau này, các nhà lý luận phƣơng Đông có đƣa ra khái niệm “chân - thiện - mỹ” để làm tiêu chuẩn của cái đẹp nhƣng quan niệm đó về cơ bản vẫn xoay quanh trục đạo lý của Nho giáo. Tuy nhiên, điểm nổi bật trong triết lý về cái đẹp của các nhà thơ xƣa chính là cái đẹp dựa trên cơ sở giá trị thẩm mĩ của thiên nhiên. Hƣớng về thiên nhiên, những vần thơ nói chí cũng trở nên chứa chan tình cảm!

Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm giống nhƣ các nhà thơ xƣa, thƣờng là thơ triết lý, mang ý nghĩa giáo huấn kín đáo. Nhƣng nói nhƣ vậy không có nghĩa thơ ông khô khan, cứng nhắc mà trái lại có rất nhiều câu, nhiều bài tƣơi tắn, mát lành, bộc lộ nhiều cung bậc phức tạp của tình cảm. Đặc biệt trong thơ Nôm, khi miêu tả nhân tình thế thái, khi khuyên răn con ngƣời hay thả lòng với thiên nhiên cho thỏa cái chí thích nhàn dật thì những vần thơ của ông vẫn hết sức trữ tình, đằm lắng cảm xúc, sự suy tƣ. Đặc biệt hơn nữa, đọc những vần thơ miêu tả của ông - về cảnh vật thiên nhiên hay con ngƣời, thời thế thì ta vẫn bắt gặp một Nguyễn Bỉnh Khiêm chứa chan tình cảm. Và cũng chính nhờ yếu tố trữ tình này mà thơ ông trở nên giản dị, gần gũi, thân thiết, có sức sống lâu bền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 93

Dù ra làm quan hay đã lui về ở ẩn thì canh cánh trong lòng ông trạng đƣợc ngƣời đời kính nể ấy luôn là tâm sự “ƣu thời mẫn thế”, nỗi lòng thƣơng dân, lo cho dân không khi nào nguôi. Lẽ thƣờng “ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cảnh vật vui hay buồn, tƣơi tắn có sức sống hay ảm đạm thê lƣơng…hầu hết đều do tâm trạng của ngƣời thƣởng ngoạn quyết định. Ngƣời vui thì cảnh cũng vui mà ngƣời buồn thì cảnh cũng buồn. Trong cảnh có tình là vì thế. Cũng có khi cái trong lành, căng tràn sức sống của thiên nhiên lại tác động vào tâm trạng con ngƣời khiến cho đổi sầu làm vui, chán nản thành có sức sống. Thiên nhiên luôn là ngƣời bạn tốt, liều thuốc bổ của tâm hồn cũng nhƣ sức khỏe của con ngƣời cũng chính là vì vậy. Khi đi vào thơ văn, thiên nhiên càng nhuốm màu tâm trạng, và ngƣợc lại, tâm trạng con ngƣời cũng đƣợc nuôi dƣỡng bởi thiên nhiên.

Đọc những vần thơ viết về thiên nhiên, miêu tả cảnh sắc thiên nhiên hay những sản vật bình dị nơi thôn dã của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong Bạch Vân quốc ngữ thi, chúng ta luôn cảm nhận một niềm hân hoan, một tâm thế cởi mở của một con ngƣời sống cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên, tạo vật. Cho nên cảnh sắc trong thơ ông không đơn thuần là bức tranh chết cứng hay sao chụp từ hiện tại mà là bức tranh sống động, tƣơi vui, đôi khi mang màu sắc lãng mạn, đậm đà hơi thở của cuộc sống thƣờng ngày. Làm đƣợc điều đó chính là vì thi sỹ đã khéo léo đƣa vào trong thơ bầu tâm trạng háo hức của mình. Cái tài này của ông cũng giống nhƣ cái tài của Nguyễn Trãi vậy. Nếu nhƣ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi chúng ta bắt gặp những hình ảnh đầy sức sống của thiên nhiên, tạo vật, mang đậm hơi thở cuộc sống và lồng vào đó là bức tranh tâm trạng thể hiện mong ƣớc của thi nhân:

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên, trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá, làng ngư phủ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 94 Dặng dõi cầm ve lầu tịch dương.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ, khắp đòi phương.

(Quốc âm thi tập, bài 170) Thì trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm bên cạnh bức tranh về cảnh vật, chúng ta còn cảm nhận rõ cái tình cảm ấm áp, tâm hồn trong trẻo trong sự gắn bó giữa con ngƣời và cảnh vật:

Non nước có mùi lòng khách chứa, Trúc mai làm bạn hứng thơ nồng.

(Bài số 33) Hay:

Trăng thanh gió mát là tương thức, Nước biếc non xanh ấy cố tri.

(Bài số 90) Và :

Giang sơn tám bức là tranh vẽ, Hoa cỏ tư mùa, ấy gấm thêu.

(Bài số 3)

Dƣờng nhƣ trong cảnh đã có cái tình. Đó là cái thú vui, sự mãn nguyện khi có “nƣớc biếc non xanh” là bạn tâm tình, tri kỷ. Sự tƣơi đẹp giản dị của bức tranh giang sơn có đƣợc ấy là vì tâm trạng thi nhân luôn có cái khoáng đạt của cảm hứng. Rõ ràng, nhờ gửi vào bức tranh phong cảnh niềm yêu mến thiết tha đối với thiên nhiên đất nƣớc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đem lại cho khẩu khí câu thơ cái hồn hậu, tƣơi mát. Cảnh vật nhờ đó mà ăm ắp cái tình lai láng của thi nhân.

Có những tứ thơ trong Bạch Vân quốc ngữ thi còn diễn tả rất tinh tế cái cảm xúc vừa hƣ vừa thực của mối giao hòa giữa nhà thơ và thiên nhiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 95

Dƣờng nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống rất thỏa chí, hài lòng mãn nguyện, ung dung, thƣ thái giữa trăng nƣớc, cỏ hoa. Thơ về thiên nhiên của ông hầu hết đều thể hiện tâm trạng lạc quan, thƣ thái, bình tĩnh, tự chủ. Bức tranh thiên nhiên trong thơ ông vì thế mang đậm chất trữ tình, đôi khi rất lãng mạn - nhƣ đã nói ở trên:

Đêm đợi trăng, cài bóng trúc, Ngày chờ gió thổi tin hoa.

(Bài số 17) Hoặc:

Nước tuyết hâm trà dưới bếp, Bút hoa điểm sách trên yên.

Nương song, ngày tiếc mùi hương lọt, Nối chén, đêm âu bóng quế tan.

(Bài số 23)

Không chỉ có vậy, đến với thiên nhiên trong thơ ông ta còn bắt gặp một Nguyễn Bỉnh Khiêm rất hồn nhiên, vui tính:

Cửa trúc vỗ tay cười khúc khích, Hiên mai vắt cẳng hát nghêu ngao.

(Bài số 83)

Khi viết về nhân tình thế thái hay khuyên răn con ngƣời, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thƣờng gửi vào đó tâm trạng, sự nhìn nhận đánh giá của mình. Nhờ đó ta thấy đƣợc tƣ tƣởng, quan điểm của ông qua mỗi vần thơ, câu thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm miêu tả chân thực sự thay đổi của thời cuộc:

Có thuở được thời mèo đuổi chuột, Đến khi thất thế kiến tha bò.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 96

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện sự mỉa mai của mình với thói đời

“được thời tiểu nhân xướng danh anh hùng”. Mƣợn hình ảnh đƣợc thời “mèo đuổi chuột”, “kiến tha bò” Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi vào đó lời cám cảnh: xã hội thay đổi, mọi thứ đảo lộn hết thảy không còn kỷ cƣơng phép tắc gì nữa! Hay cái thói xu phụ “Được thời tìm đến, khó tìm lui” của một số kẻ:

Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử, Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.

(Bài số 71) Hay:

Được thời, thân thích chen chân đến, Thất thế, hương lân ngoảnh mặt đi.

(Bài số 58)

Dƣới cái nhìn và ngòi bút sắc sảo của ông, chúng trở thành những kẻ đáng ghét, đáng khinh đến thảm hại! Ta thấy toát lên từ sự miêu tả chân thực của ông qua những cảnh ngang tai, trái mắt đó là thái độ châm biếm, mỉa mai của một bậc “cao sĩ” luôn đau lòng về thế sự.

Nói điều gì, phản ánh điều gì trong thơ, hầu nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm đều lồng vào đó sự nhận định, đánh giá thể hiện thái độ yêu – ghét rất rõ ràng. Điều này kết hợp với lối nói thâm trầm sâu sắc mà thơ về nhân tình thế thái và khuyên răn con ngƣời sống theo đạo lý của ông trong Bạch Vân quốc ngữ thi

trở nên “đời hơn”, có sức thuyết phục hơn mặc dù không cần lên gân, không cần kêu gọi ồn ào.

Cũng giống nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm làm thơ Nôm cũng là để bộc bạch, tỏ bày chí hƣớng, khát vọng của mình. Song nếu nhƣ Nguyễn Trãi xuất phát từ việc vịnh cây cỏ, thời tiết, tự thán, thuật hứng, mạn thuật, răn dạy… để cuối cùng nói lên hoài bão chí hƣớng của mình thì Nguyễn Bỉnh Khiêm đi theo con đƣờng ngắn hơn. Ông làm thơ ngôn chí nhƣng trong đó lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 97

bao gồm tất cả, thể hiện tất cả: tấm lòng yêu đời, yêu ngƣời, khuyên nhủ dạy dỗ, cái chí “nhàn dật” hòa hợp với thiên nhiên ấy là vì ông đã khéo léo lồng vào đó cái tình của mình làm cho sự miêu tả hay phản ánh cũng trở nên trữ tình hơn.

* TIỂU KẾT

Nếu nhƣ nội dung thơ làm nên giá đỡ thì hình thức biểu hiện tạo ra thần thái cho thơ. Thơ quốc âm của Nguyễn Bỉnh Khiêm có một nội dung phong phú, đa dạng, sâu sắc gắn liền với sự phong phú, đa dạng và sâu sắc của hệ thống vấn đề cơ bản mà ông quan tâm, chú ý phản ánh trong Bạch Vân quốc ngữ thi. Để thể hiện hệ thống vấn đề đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm cho thơ mình những nghệ thuật biểu hiện không những phù hợp mà còn rất đặc sắc so với các tác giả khác, từ đó tạo nên “chất thơ” thâm trầm, sâu lắng nhƣng vẫn vô cùng gần gũi, dễ hiểu. Những hình thức nghệ thuật cơ bản mà ông dùng trong Bạch Vân quốc ngữ thi có thể kể đến đó là: nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: thơ ông vừa có lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên vừa có cách nói ẩn ý sâu kín; nghệ thuật miêu tả: bên cạnh lối biểu trƣng hóa đối tƣợng miêu tả ông còn luôn chú ý gia tăng chất trữ tình trong quá trình miêu tả. Chính vì lẽ đó, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn đƣợc xếp vào hàng thơ hay, bản thân ông cũng là một nhà thơ vào loại lớn nhất của dân tộc. Tầm vóc lớn của thơ ông- cả về nội dung lẫn hình thức vẫn mãi là một cái mốc đẹp không thể thay thế và làm say mê nhiều trái tim yêu công chúng văn học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 98

KẾT LUẬN

1. Cho đến thời điểm này, việc nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm của ông vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp, đòi hỏi cần phải tiếp tục có những kiến giải chính xác, thống nhất và khoa học. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhân vật tƣơng đối đặc biệt trong lịch sử phát triển của xã hội phong kiến đƣơng thời cũng nhƣ đời sống tâm linh, văn hoá của dân tộc; nhất là những tác phẩm của ông lại càng không hề đơn diện, một chiều. Nối tiếp những nghiên cứu đã có từ trƣớc về Nguyễn Bỉnh Khiêm và sự nghiệp thơ văn của ông, trong luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát, nghiên cứu về Hệ thống chủ đề trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi với mục đích góp thêm một tiếng nói khẳng định vị thế, sự đóng góp của tác giả (cả về phƣơng diện nội dung tƣ tƣởng cũng nhƣ nghệ thuật thể hiện thông qua việc làm rõ tính đa chủ đề của tác phẩm) trong dòng văn học trung đại.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là cây đại thụ của nền văn hoá trung đại nói riêng và dân tộc ta nói chung. Ở con ngƣời ông có sự hoà trộn giữa cốt cách của một nhà Nho chính thống với những nét tinh túy của đạo Lão; giữa phẩm chất, tài năng của một nhà thơ lớn với bản lĩnh, tầm trí tuệ ƣu trội của một nhà chính trị có tài. Có thể nói, Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là một trong những nhân vật nổi bật, có tầm ảnh hƣởng lớn nhất đối với nền quốc trị của chế độ phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI. Cái đức chi phối và làm nên thành công trong toàn bộ sự nghiệp của ông chính là lòng yêu nƣớc, thƣơng dân, ý thức dân tộc và tinh thần trách nhiệm trƣớc giang sơn xã tắc. Dù là khi làm quan hay đã về ở ẩn thì điều mà Nguyễn Bỉnh Khiêm quan tâm, trăn trở vẫn là những vấn đề nhân sinh, thế sự liên quan đến cuộc sống của con ngƣời. Tất cả những yếu tố trên đã trở thành cơ sở, nền tảng để Nguyễn Bỉnh Khiêm trở thành cây bút sắc sảo trong việc phát hiện các vấn đề nhân sinh, thế sự cũng nhƣ việc tự bộc lộ quan niệm, lối sống và đƣa chúng vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 99

trong thơ của mình. Nói cách khác, chính tầm trí tuệ uyên bác, tài năng thơ văn thiên bẩm cùng với sự nhạy cảm và tấm lòng rộng mở với cuộc đời, con ngƣời, thiên nhiên đã trở thành cơ sở của hiện tƣợng đa chủ đề trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2. Với tƣ cách một nhà thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đƣợc biết đến nhƣ một tác gia tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam bên cạnh những tên tuổi khác nhƣ: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hƣơng, Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng, Nguyễn Đình Chiểu... Ông sáng tác cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. Các sáng tác của ông phong phú về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật. Ở thể loại nào ông cũng gặt hái đƣợc những thành công nhất định. Đặc biệt với tập Bạch Vân quốc ngữ thi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có những đóng góp trên rất nhiều phƣơng diện. Trƣớc tiên phải kể đến việc ông đã xây dựng rất thành công một hệ thống các chủ đề trong tập thơ này. Nổi bật hơn cả là các chủ đề: nhàn dật, phong cảnh thiên nhiên, thế sự và khuyên răn con người sống theo đạo lý. Tuy các chủ đề mà ông quan tâm, phản ánh trong Bạch Vân quốc ngữ thi không nhiều mới mẻ so với thơ văn trƣớc đó, song khi đi vào thơ ông, chúng đã có một diện mạo khác hẳn: phong phú, đa dạng, thống nhất, qua đó thể hiện sâu sắc các vấn đề nhân sinh thế sự cũng nhƣ thể những trăn trở, suy nghĩ; quan điểm sống và niềm vui sống của bản thân ông. Có thể nói, khi Bạch Vân quốc ngữ thi ra đời thì thơ văn trung đại đã có thêm một hệ thống các chủ đề, hơn nữa lại đƣợc phản ánh một cách hoàn chỉnh, phong phú, tập trung, đặc sắc trong một tác phẩm.

3. Ngoài ra, những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm về mặt nghệ thuật trong Bạch Vân quốc ngữ thi cũng rất đáng kể. Để thể hiện cho các chủ đề nhƣ đã nói ở trên, trong Bạch Vân quốc ngữ thi, tùy từng nội dung cụ thể, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vận dụng rất linh hoạt, thành công giữa lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên với cách nói ẩn ý thâm trầm, sâu sắc. Điều đó khiến cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 100

thơ ông vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân vì thế mà trở nên dễ hiểu; đồng thời vẫn có đƣợc chiều sâu trí tuệ mà càng đọc ta càng vỡ lẽ ra nhiều điều thú vị hay tự mình chiêm nghiệm về bản thân, về lẽ đời. Không chỉ có vậy, trong Bạch Vân quốc ngữ thi, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn sử dụng thành thục, hiệu quả hai thủ pháp nghệ thuật đặc sắc: Biểu trưng hóa đối tượng miêu tả và gia tăng chất trữ tình trong miêu tả. Điều này khiến cho những vần thơ trong tập thơ này vừa giàu sức gợi tả vừa đậm chất

Một phần của tài liệu Hệ thống chủ đề trong bạch vân quốc ngữ thi của nguyễn bỉnh khiêm.pdf (Trang 96 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)