Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà văn hóa

Một phần của tài liệu Hệ thống chủ đề trong bạch vân quốc ngữ thi của nguyễn bỉnh khiêm.pdf (Trang 37 - 42)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà văn hóa

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc. Tài năng và nhân cách của ông có ảnh hƣởng mạnh sẽ trong suốt thế kỷ XVI. Ông nổi tiếng là ngƣời thầy, nhà tiên tri, bậc hiền triết đƣợc mọi ngƣời yêu quý và kính trọng. Cũng nhƣ Nguyễn Trãi, thời đại mà Nguyễn Bỉnh Khiêm sống là thời đại chìm trong loạn lạc, suy vong. Ông sinh ra dƣới triều Lê Thánh Tông (1460 – 1497), thời thơ ấu của ông nằm trong giai đoạn đƣợc coi là thịnh trị nhất của nhà nƣớc phong kiến theo thể chế Nho giáo ở Việt Nam. Khi ông 13 tuổi, Lê Hiến Tông (1497- 1503) qua đời. Thời kì hoàng kim của nhà Lê vụt tắt. Nhà Lê bắt đầu suy thoái, tình hình chính trị rối ren, vua quan ăn chơi sa đọa. Nhất là dƣới triều vua Lê Uy Mục (1505 – 1509) và Lê Tƣơng Dực (1510-1516). Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại triều đình phong kiến xuất hiện. Nội bộ triều đình phong kiến cũng liên tiếp xảy ra những cuộc thoán đoạt quyền vị tạo nên một cục diện chính trị vô cùng rối ren. Lịch sử ghi nhận đây là thời kỳ “đen tối” của chế độ phong kiến Việt Nam.

Mác đã từng nói: “Ý thức con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Nhƣ vậy, mỗi con ngƣời đều là sản phẩm của lịch sử, của thời đại. Cuộc đời và con ngƣời Nguyễn Bỉnh Khiêm không nằm ngoài quy luật đó. Chỉ có điều, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một thiên tài, một con ngƣời thông minh mẫn tiệp, tuy sống trong cảnh xã hội rối ren, trắng đen thật giả lẫn lộn nhƣng ông vẫn trở thành một nhà tƣ tƣởng văn hóa lớn tiêu biểu cho mọi thời đại.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là sản phẩm văn hóa điển hình của thế kỷ XVI. Trên nhiều phƣơng diện, ông đã trở thành thƣớc đo thực trạng đời sống tinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34

thần dân tộc ở một chặng đƣờng lịch sử. Và ông đã trở thành cây đại thụ tỏa bóng xuống cả thế kỷ.

Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc kiểu nhân cách nhà Nho mang chí hƣớng hành đạo. Các sáng tác thơ văn của ông hàm chứa tính phức hợp của nhiều thế ứng xử văn hóa. Điều này thể hiện trƣớc hết ở thái độ sống:

Yên đòi phận dầu tự tại,

Lành , dữ, khen, chê cũng mặc ai.

(Thơ Nôm, bài số 12) Hay :

Song hiên ngỏ cửa ngồi xem sách, Tự tại ngày qua mấy kẻ bằng.

(Thơ Nôm, bài số 66)

Đi thi và ra làm quan muộn (45 tuổi mới bắt đầu đi thi), ở lứa tuổi ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã định hình cả về bản lĩnh, nhận thức, tài năng, tính cách cũng nhƣ sở trƣờng sở đoản. Điều đó giúp ông có cái nhìn sâu sắc, toàn cục về thế sự. Hiểu rõ thời thế, thơ ông là những vần thơ phê phán xã hội, thể hiện khát khao hòa bình thịnh trị:

Yếm khan nghịch tặc cửu xương cuồng, Hỗ chiến giao tranh bán sát thương.

Dịch:

(Ngán xem lũ giặc rông rỡ đã lâu, Đánh lẫn nhau chết một nửa)

(Cảm hứng thi, bài số 2)

Cổ lai nhân giả tư vô địch, Hà tất khư khư sự chiến tranh.

Dịch:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35

Việc gì phải khƣ khƣ theo đuổi chiến tranh) (Cảm hứng thi, bài số 3)

Có nhà nghiên cứu cho rằng chỉ một câu thơ: “Tấm lòng lo trước thiên hạ đến già chưa thôi” (Tự thuật 5) đã thể hiện đầy đủ tấm lòng vì nƣớc, thƣơng đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên, dƣờng nhƣ trong con ngƣời Nguyễn Bỉnh Khiêm tiềm tàng một lối sống điềm tĩnh nên ông ƣa sự chiêm nghiệm, suy xét hơn là hành động ồn ào. Ông thƣờng suy nghĩ, xét đoán về lẽ chuyển vần của tự nhiên và xã hội:

Sự thế tuần hoàn hay đáp đổi, Từng xem thua được một hai phen.

(Thơ Nôm, bài số 41) Trong thơ ông cũng xuất hiện khái niệm “Tự tại”:

Song hiên ngỏ cửa ngồi xem sách, Tự tại ngày qua mấy kẻ bằng.

(Thơ Nôm, bài số 66)

Nguyễn Bỉnh Khiêm mang tƣ thế một con ngƣời ung dung tự tại, một triết nhân, một bậc thầy. Vì lẽ đó mà từ vua chúa đến kẻ sĩ hay ngƣời ở giai cấp dƣới trong xã hội đƣơng thời đều tôn ông là phu tử.

Đánh giá việc ra làm quan dƣới triều Mạc của Nguyễn Bỉnh Khiêm có rất nhiều ý kiến tranh luận, song về cơ bản, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trở thành biểu tƣợng cho phần lƣơng thức tốt đẹp của tầng lớp trí thức trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Phần lƣơng thức ấy chính là động lực để họ không bị buộc chặt vào vòng danh lợi.

Nhìn nhận cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm trên nhiều góc độ khác nhau, chúng ta nhận thấy con ngƣời ông đơn giản một chiều: là nhà Nho nhƣng ông không câu nệ vào quan niệm “chính thống” khi ra làm quan với nhà Mạc; ra với nhà Mạc nhƣng ông không thật dành cho Mạc một sự toàn tâm toàn ý; trở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36

về ở ẩn, ông lại cũng không phải là ngƣời quên hết thế sự, chỉ biết có an lạc, hoặc cố tìm cách giấu mình... Ở con ngƣời ông tỏa ra một cốt cách mà cốt cách đó không thể hiện ở hành vi trực tiếp cứu đời mà ở tấm lòng băn khoăn cứu thế, ở bản lĩnh biết làm chủ sự suy nghĩ. Sau này, khi quyết định từ quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không băn khoăn quá nhiều giữa xuất và xử bởi thâm tâm ông thực sự muốn hƣớng tới chữ “nhàn”:

Trăng thanh gió mát là tương thức, Nước biếc non xanh ấy cố tri.

(Thơ Nôm, bài số 84)

Triết lý sống “nhàn” ấy không hề mâu thuẫn với tấm lòng yêu nƣớc thƣơng dân của ông. Chữ “nhàn” trong thơ ông chính là hình thức biểu hiện của sự ung dung tự tại, của lối sống hồ hởi, phong khoáng với thiên nhiên tạo vật. “Nhàn” theo phƣơng thức này cũng là cách khai phóng nội tâm, thoát khỏi những ràng buộc do chính mình tạo ra:

Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dù ai vui thú nào. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu đến cội cây ta sẽ nhắp, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(Thơ Nôm, bài số 73)

Qua thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thể hiện một cái nhìn sắc sảo về đời sống tâm lí xã hội. Đối với đạo đức xã hội đƣơng thời, ông đứng ở tầm cao của một nhà tƣ tƣởng mà phê phán những kẻ hám lợi. Ông chủ trƣơng sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37

“nhàn” nhƣng kì thực là để thâm nhập và hiểu sâu sắc hơn đời sống xã hội, phơi bày tận gốc rễ những ung nhọt của nó, những lắt léo của lòng ngƣời:

Tiền ròng bạc chảy tưng bừng đến, Nhà khó tay không linh lỉnh đi.

(Thơ Nôm, bài số 102) Hay:

Miệng nói sau lưng như dao nứa, Lưỡi đưa trước mặt tựa kim chì.

(Thơ Nôm, bài số 110)

Sự chuyển đổi từ mạch thơ trữ tình thế sự đến mạch thơ nhàn dật tự tại trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện bút lực dồi dào. Đó cũng là cơ sở để xác nhận vị trí khác thƣờng của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử thơ ca, lịch sử văn hóa dân tộc.

Ngày nay, chúng ta còn biết đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tƣ cách một bậc kỳ tài, tinh thông lí số, một bậc thầy có kiến thức uyên bác, nghiên cứu kỹ lƣỡng và nắm bắt sâu sắc các nguồn tƣ tƣởng thâm hậu về Kinh dịch, Phật giáo, Lão – Trang mà trƣớc đó và sau này ít ai sánh đƣợc. Chính vì vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm dễ dàng chỉ ra cho mọi ngƣời thấy lẽ chuyển vần của tạo hóa. Có đƣợc điều này chính là vì ngoài kiến thức sách vở rất uyên bác, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có cái nhìn toàn diện, sự xét đoán kỹ càng đối với tình hình xã hội đƣơng thời. Với tài năng và đức độ nhƣ vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng là nhà văn hóa lớn của dân tộc.

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống nhƣ một nhà tiên tri mà những tri thức mang tính dự báo của ông còn hiện diện mạnh mẽ trên dòng tƣ tƣởng của các thế hệ hậu sinh. Có lẽ, từ cổ chí kim trong số các danh nhân văn hóa của dân tộc, không ai có đƣợc vinh dự nhƣ Nguyễn Bỉnh Khiêm: một trí tuệ được siêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 việt hóa thành huyền tích dân gian và luôn luôn được đón nhận giữa dòng thời sự.

Mang trong mình khát vọng thời đại, với tƣ cách là ngƣời thầy, nhà tƣ tƣởng, nhà thơ, nhà dự báo, Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện diện nhƣ một nhân cách lịch sử chói sáng, một cây đại thụ thực sự của nền văn hóa dân tộc. Đây chính là điều khiến cho Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn nhạy cảm trƣớc những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống, luôn quan tâm đến quy luật vận động phát triển của xã hội và sự thay đổi, biến hoá của tính cách, số phận con ngƣời, tạo ra sự đa chủ đề trong thi phẩm của mình.

Một phần của tài liệu Hệ thống chủ đề trong bạch vân quốc ngữ thi của nguyễn bỉnh khiêm.pdf (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)