- Thực hiện việc tìm hiểu thị trường, tuyên truyền quảng bá và giới thiệu sản
3.1.1 Dự báo xu hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà Nước đã xác định: “...phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực…”
Về mục tiêu, phấn đấu năm 2010: Khách du lịch quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách du lịch nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt 4 đến 4,5 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho khoảng 2 triệu người, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt 11 - 11,5%/ năm.
Phấn đấu năm 2015, Việt Nam trở thành một trung tâm du lịch quan trọng của khu vực Đông Nam Á với nhiều sản phẩm độc đáo, hấp dẫn, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường.
Muốn đạt được các mục tiêu này, trong giai đoạn phát triển mới, ngành Du lịch cần tiếp tục nhận được sự quan tâm của Chính phủ, cụ thể là được Chính phủ đồng ý triển khai tiếp đồng thời cả 3 Chương trình: Hành động quốc gia về Du lịch, Xúc tiến du lịch quốc gia và Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2011- 2015.
Theo Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL), qua 5 năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2006- 2010 thì ngành đã tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành về du lịch; Từng bước tạo lập và khẳng định hình ảnh điểm đến Việt Nam hấp dẫn, an toàn và thân thiện qua việc tổ chức ngày càng chuyên nghiệp các cuộc quảng bá xúc tiến tại nước ngoài.
Từng bước gỡ bỏ những vướng mắc liên ngành, dần hình thành môi trường thuận lợi để du lịch phát triển. Sản phẩm du lịch được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu cao của du khách.
Việc này được thể hiện rõ nét qua các cuộc khảo sát, tổ chức hội thảo đánh giá tài nguyên, xây dựng sản phẩm, nắm bắt thị hiếu du khách, định hướng phát triển... Các dự án đầu tư vào du lịch cũng ngày càng nhiều, sự liên kết trong phát triển ở các vùng, các địa phương được đẩy mạnh...
Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia năm 2009- 2010 với nguồn ngân sách 65 tỷ đồng cũng đã góp phần tích cực vào sự phát triển của Du lịch. Hình ảnh du lịch Việt Nam được khắc họa rõ nét trên thị trường quốc tế, được dư luận thế giới bình chọn là điểm đến hấp dẫn.
Thời gian này cũng là lần đầu tiên hình ảnh Việt Nam được quảng bá rộng rãi trên các kênh truyền hình nổi tiếng thế giới như CNN, BBC, hệ thống taxi London (Anh). Nhờ đó, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng rất mạnh 10 tháng đầu năm 2010 với mức tăng rất cao (39%). Chương trình này có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp du lịch và các ngành liên quan như Hàng không Việt Nam, các sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, báo chí trong nước...
Trong khi đó, Chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2006- 2010 cũng nhận được sự quan tâm của Chính phủ với khoảng 20- 25% tổng số vốn cần đầu tư (hằng năm nhu cầu vốn đầu tư của các tỉnh, thành khoảng 2.500- 3.000 tỷ đồng).
Nguồn vốn hỗ trợ này cùng vốn đầu tư của các địa phương và nguồn vốn khác đã từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cho các khu du lịch, đặc biệt là các khu du lịch quốc gia, khu du lịch chuyên đề, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này cũng góp phần thực hiện thành công mục tiêu cơ bản của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, với mức tăng trưởng 20, 5% giai đoạn 2006- 2009.
Nguồn vốn nói trên cũng làm tăng giá trị đất du lịch, thu hút nhiều nguồn đầu tư khác trực tiếp vào cơ sở hạ tầng du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch, thu hút khách du lịch và thu nhập du lịch các địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng các địa phương và xóa đói giảm nghèo...
Nguồn vốn dành cho 3 chương trình này được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.
Muốn thực hiện được mục tiêu đưa Việt Nam trở thành điểm đến có đẳng cấp trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương vào năm 2020 và để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có sức cạnh tranh cao, Bộ VHTTDL sẽ đề xuất với Chính phủ tiếp tục triển khai đồng thời cả 3 chương trình nói trên trong giai đoạn 2011- 2015.
Vì có sự khác biệt về nội dung thực hiện, nguồn vốn triển khai, đối tượng thụ hưởng, chủ thể thực hiện... nên cần phải thực hiện song song 3 chương trình chứ không thể gộp làm một chương trình. Bộ VHTTDL cũng đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt, giao cho Bộ trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai và đề nghị tăng ngân sách cho 3 chương trình này.
Năm 2015 dự kiến Du lịch Việt Nam thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 37-38 triệu lượt khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đạt 8, 2%/ năm, nội địa tăng 7, 2%/ năm. Thu nhập du lịch năm 2015 đạt 10- 11 tỷ USD, tăng 16%/ năm.