I.1. Tiềm năng.
Điều kiện tự nhiên, lịch sử và văn hoá của Việt Nam đã đem đến cho chúng ta tiềm năng lớn cho việc phát triển du lịch theo rất nhiều loại hình khác nhau gồm có: du lịch biển, du lịch khám phá rừng núi, du lịch di sản văn hoá và du lịch làng quê và nông thôn.
I.1.1. Du lịch biển.
Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài đứng thứ 27 trong 156 quốc gia có biển trên thế giới và là nớc ven biển lớn ở khu vực Đông Nam á. Đờng bờ biển Việt Nam trải dài trên 3.260 km qua 15 vĩ độ với 125 bãi biển có các điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghỉ dỡng, tắm biển và vui chơi giải trí, trong đó có nhiều bãi biển hấp dẫn nh Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An, Lăng Cô, Non Nớc, Văn Phong - Đại Lãnh, Nha Trang, Phan Thiết, Long Hải, Vũng Tàu, Hà Tiên... Đặc điểm hình thái địa hình vùng ven biển tạo ra nhiều vịnh đẹp có tiềm năng phát triển du lịch lớn nh vịnh Hạ Long, vịnh Văn Phong, vịnh Cam Ranh... Hệ sinh thái phong phú, cảnh quan đẹp của hơn 2.700 đảo lớn nhỏ ven bờ nh Cái Bầu, Cát Bà, Tuần Châu, Cù Lao Chàm, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc... cũng là những nơi có điều kiện hình thành các khu, điểm du lịch hấp dẫn.
I.1.2. Du lịch rừng núi.
Hệ sinh thái động-thực vật rừng của Việt Nam hết sức đa dạng. Tính đến nay, cả nớc có 107 khu rừng đặc dụng trong đó có 25 vờn quốc gia, 75 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hoá-lịch sử-môi trờng với tổng diện tích là 2.092.466 ha. Đây là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái quý giá, nơi bảo tồn khoảng 12.000 loài thực vật, gần 7.000 loài động vạt với nhiều loài đặc hữu và quí hiếm, trong đó có Vờn
Quốc gia Ba Bể với hồ thiên nhiên đợc đánh giá vào loại lớn trên thế giới đang đợc đề nghị UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Chúng ta cũng còn một số khu rừng nguyên sinh đã đợc quy hoạch thành các khu rừng quốc gia. Những địa điểm lý thú đối với du khách là vờn chim ở tỉnh Minh Hải và Đồng Tháp, các nguồn nớc khoáng tại các vùng biển ven bờ ở tỉnh Quảng Ninh, Bình Thuận, Khánh Hoà và Hoà Bình.
I.1.3. Du lịch di sản văn hoá.I.1.3.1. Di sản văn hoá vật thể. I.1.3.1. Di sản văn hoá vật thể.
Di sản văn hoá vật thể của nớc ta rất giàu có và là một nguồn tiềm năng du lịch lớn. Cả nớc hiện có hơn 2.500 địa danh đợc Bộ Văn hoá chứng nhận là địa danh văn hoá. Trong số này, Cố đô Huế, khu phố cổ Hội An và Mỹ Sơn là những địa danh thu hút nhiều khách du lịch nhất và đã đợc công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Các địa danh lịch sử và tôn giáo quan trọng khác nh Văn Miếu ở Hà Nội, Đền Nhà Lý ở thị xã Bắc Ninh, Cố đô của nhà Đinh ở thị xã Ninh Bình, đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ và chùa Keo ở tỉnh Thái Bình. Thị trấn Tiên Yên ở tỉnh Quảng Ninh là một thị trấn lịch sử rât hấp dẫn du khách. Trong số các địa danh lịch sử ở nội thành thì khu phố cổ Hà Nội thu hút rất nhiều khách du lịch. Trận địa Điện Biên Phủ và Khe Sanh là hai địa danh nổi tiếng trong lịch sử gần đây của nớc ta. Sông Bến Hải trên vĩ tuyến 17 cũng là một địa danh lịch sử quan trọng. Địa đạo Củ Chi gần Thành phố Hồ Chí Minh đã trở nên hết sức quen thuộc với các du khách trong và ngoài nớc. Đờng mòn Hồ Chí Minh ở khu vực miền Trung cũng là một trong những điểm đến thờng xuyên của rất nhiều du khách.
I.1.3.2. Di sản văn hoá phi vật thể.
54 dân tộc trên cả nớc mỗi dân tộc đều có kiểu kiến trúc truyền thống văn hoá, trang phục, điệu múa, ngành nghề thủ công, phong tục tập quán, lễ hội và kỹ thuật canh tác nông nghiệp hay đánh bắt thuỷ sản riêng của mình.
Văn hoá đa dạng của ngời Việt hấp dẫn du khách bởi rất nhiều giá trị truyền thống ở nông thôn và thành thị, trong đó có các kiểu kiến trúc nh: kiến trúc của các ngôi nhà ở Đình Bảng và Tây Đang gần Hà Nội, kiến trúc của các làng quê trong cả nớc. Các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống quan trọng gồm có hát chèo, tuồng, cải lơng. Âm nhạc truyền thống đợc chơi bởi các nhạc cụ chỉ có ở Việt Nam từ
lâu đã là một thành tố quan trọng của văn hoá Việt Nam. Thể loại âm nhạc này không đợc biểu diễn rộng rẫi mà chỉ đợc phục vụ ở một số nhà hàng du lịch.
Một bộ phận quan trọng của di sản văn hoá Việt Nam và cũng là bộ phận thu hút đáng kể khách du lịch là các lễ hội. Hàng năm trên cả nớc có tới hàng trăm lễ hội đợc tổ chức ở các làng quê, nơi có cảnh quan thiên nhiên tơi đẹp, có những công trình kiến trúc mang dấu ấn của từng thời đại nh đình, chùa, đền, miếu. Mỗi một lễ hội đều có đặc điểm riêng phản ánh đặc trng văn hoá của dân c trong vùng. Ngoài các lễ hội làng quê, nớc ta còn có các lễ hội lớn mang tính toàn quốc, đặc biệt là Tết Nguyên đán, ngày lễ xá tội vong nhân và Tết Trung thu. Bên cạnh những lễ hội thuần tuý mang ý nghĩa về lễ nghi nông nghiệp nh lễ hội chùa Dâu, cầu cho ma thuận gió hoà, mùa màng tốt tơi, còn có những lễ hội mang ý nghĩa lịch sử nh: hội đền Hùng, hội Đinh Lê, hội Gióng...
Ngoài những lễ hội trên, còn có những lễ hội mang ý nghĩa văn nghệ, giải trí nh hội Lim hát quan họ (Bắc Ninh), hội hát Xoan (Phú Thọ), hát Đúm (Hải Phòng).
Lễ hội không chỉ là một sản phẩm văn hoá mà còn là một tiềm năng du lịch hết sức hấp dẫn. Du lịch lễ hội phát triển sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.
I.1.4. Du lịch làng quê và nôngthôn.
Văn hoá của các dân tộc trong cả nớc mang đến cho loại hình du lịch làng quê nớc ta rất nhiều cơ hội để phát triển. Loại hình du lịch này đã đợc các nớc khác chú trọng phát triển từ lâu, khuyến khích du khách tham quan các làng quê truyền thống trong các chuyến đi trong ngày để tìm hiểu về phong tục tập quán, kiểu kiến trúc, ngành nghề thủ công, hoạt động kinh tế của các làng quê, tham gia các buổi biểu diễn ca múa nhạc, lễ hội và các hoạt động văn hoá khác. ở một số làng quê, du khách có thể đợc sắp xếp ăn ở cùng với c dân trong vùng nếu mong muốn tìm hiểu sâu hơn về lối sống địa phơng. Khách du lịch cũng có cơ hội mua sắm các sản phẩm thủ công và thởng thức các món ăn đặc sản của địa phơng.
Nớc ta cũng có tiềm năng rất lớn về phát triển loại hình du lịch nông thôn, đặc biệt là ở các vùng nông nghiệp trù phú nh ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có kỹ thuật thâm canh lúa nớc lâu đời và c dân sinh sống đông đúc. Du lịch nông thôn ở n- ớc ta có thể phát triển theo hớng đa vào các chuyến đi của du khách những chơng
trình nghỉ qua đêm tại các gia đình nông thôn và tìm hiểu về kỹ thuật canh tác nông nghiệp và đánh bắt thuỷ sản. Những chơng trình du lịch này sẽ đem lại nguồn lợi không nhỏ cho c dân địa phơng thông qua việc hớng dẫn khách du lịch, cung cấp chỗ ăn nghỉ và bán các sản phẩm thủ công.