Du lịchViệt Nam và xu hớng hội nhập trong du lịch.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch của Việt Nam theo xu hướng hội nhập (Trang 63 - 65)

Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá đã đặt mỗi quốc gia trớc sự lựa chọn chính sách phức tạp hơn trớc rất nhiều. Ngày nay sự phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của mỗi quốc gia tuỳ thuộc hoặc bị chi phối bởi một thể chế kinh tế phức tạp bao gồm các tác nhân là chính phủ mỗi nớc và các tổ chức khu vực, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp nhất là các công ty xuyên quốc gia. Một chiến lợc hoặc một chính sách phát triển du lịch không chỉ còn là ý nguyện của riêng mỗi nớc, mà là sự tổng hợp lợi ích quốc gia đó trong lĩnh vực du lịch cũng nh trong lĩnh vực liên quan khác và lợi ích của các quốc gia khác, của các công ty xuyên quốc gia, của các khối kinh tế, và các tổ chức kinh tế. Muốn thúc đẩy du lịch phát triển cần phải phát huy cả nội lực và nguồn lực bên ngoài. Mà nghĩ đến việc thu hút nguồn lực bên ngoài không thể không nghĩ đến chiến lợc toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia, các chính sách phát triển du lịch của các nớc khác, các quy định của các tổ chức khu vực, những khuyến cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới...

Trong bối cảnh nh vậy, để "phát triển nhanh du lịch; xây dựng nớc ta dần trở

thành trung tâm du lịch, thơng mại- dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực" nh nghị quyết

Đại hội Đảng VIII đã đề ra, thì việc hội nhập, việc mở rộng đa dạng hoá, đa phơng hoá hợp tác quốc tế trong du lịch là rất cần thiết và bắt buộc. Đối với Du lịch Việt nam việc hợp tác quốc tế có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển. Hợp tác tốt cả đa phơng và song phơng sẽ giúp cho Du lịchViệt Nam len chân vào thị trờng du lịch thế giới với sự cạnh tranh gay gắt. Hội nhập và hợp tác sẽ có đợc nguồn khách, thu hút vốn đầu t, đợc chia sẻ, học tập kinh nghiệm quản lý phát triển du lịch, đợc hỗ trợ trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cập nhật đợc thông tin, tăng cờng, xúc tiến quảng bá du lịch... Tất cả những vấn đề đó, nếu riêng sức mình sẽ rất khó hoặc không thể đạt đợc.

Hoạt động hợp tác quốc tế và hội nhập trong du lịch những năm qua rất sôi động và đạt đợc những kết quả khả quan. Mối quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch ngày càng đợc mở rộng cả trong và ngoài khu vực, cả song phơng và đa phơng, ở cấp quốc gia, địa phơng và doanh nghiệp. Hợp tác du lịch đa phơng ngày càng đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả. Du lịch Việt Nam đã tham gia tích cực và đầy đủ hơn các nội dung hợp tác, chủ động thực hiện nghĩa vụ và khai thác tốt quyền lợi thành viên trong các tổ chức quốc tế và khu vực nh diễn đàn du lịch ASEAN (theo sáng kiến của Việt Nam, lần đầu tiên Hội nghị Bộ trởng Du lịch ASEAN+3 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) đã đợc tổ chức, trong Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), Hiệp hội Du lịch Châu á-Thái Bình Dơng (PATA), hợp tác APEC và ASEM, hợp tác du lịch tiểu vùng Mê Kông mở rộng, hợp tác hành lang Đông-Tây, hợp tác Sông Mêkông-Sông Hằng... Nét mới trong hợp tác du lịch đa phơng trong những năm qua là tính chủ động ngày càng đợc tăng cờng: Chủ động trong chuẩn bị nội dung tham gia hợp tác, chủ động đa ra những sáng kiến tại các hội nghị, diễn đàn, chủ động trong xây dựng kế hoạch thực hiện và đăng cai tổ chức thành công các sự kiện quốc tế lớn, phát triển loại hình du lịch MICE.

Quan hệ hợp tác du lịch song phơng đợc củng cố và mở rộng. Du lịch Việt nam đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với ấn Độ, Bruney, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Trung Quốc và tất cả các nớc thành viên của ASEAN, khôi phục quan hệ hợp tác truyền thống với Liên Bang Nga, các nớc cộng đồng các quốc gia độc lập, các nớc Châu á- Thái Bình Dơng, tăng cờng quan hệ với các nớc cha ký hoặc không có thông lệ ký hiệp định nh Nhật Bản, áo, Luxembourg..., phát triển quan hệ hợp tác du lịch với Pháp, Israel, bớc đầu hợp tác với Mỹ. Việc Mỹ Hiệp định Thơng mại Việt - Mỹ đợc ký kết và có hiệu lực sẽ giúp cho du lịch Việt Nam rất nhiều trong tơng lai: sẽ có rất nhiều nhà đầu t và cả khách du lịch vào Việt Nam .

Hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực du lịch những năm qua đã mang lại hiệu quả thiết thực. Chính phủ một số nớc và tổ chức quốc tế đã tài trợ dự án và ch- ơng trình phát triển. Đến nay, chúng ta đã kết thúc hiệu quả dự án WTO hỗ trợ điều chỉnh quy hoạch, dự án JICA quy hoạch du lịch 11 tỉnh miền Trung và giai đoạn II dự án đào tạo do Luxembourg tài trợ, tiếp nhận dự án VIE 015 đến năm 2005 do

Luxembourg tài trợ, tích cực chuẩn bị triển khai dự án EU hỗ trợ đào tạo, tranh thủ các dự án hỗ trợ kỹ thuật khác và ký thêm Hiệp định hợp tác du lịch với Tây Ban Nha và Hàn Quốc, đang triển khai dự án hỗ trợ đào tạo của Tây Ban Nha cho Du lịch Việt Nam. Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) đã phê duyệt cho vay 8,5 triệu USD đầu t hạ tầng du lịch đồng bằng Sông Cửu Long.

Thông qua hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều địa phơng và doanh nghiệp đã tranh thủ khai thác thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật, vốn FDI và ODA, tạo thêm đợc nguồn lực để thực hiện kế hoạch và chơng trình công tác của Ngành, góp phần tăng c- ờng công tác đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam, tạo lập và nâng cao hình ảnh và vị thế Du lịch Việt Nam trên trờng quốc tế.

Một phần của tài liệu Định hướng chiến lược marketing cho hoạt động kinh doanh du lịch của Việt Nam theo xu hướng hội nhập (Trang 63 - 65)