Công thức môi trường của Murashige và Skoog (1962, MS) là thích hợp
cho phần lớn các trường hợp nuôi cấy in vitro. Môi trương gồm các nhóm chất căn bản sau:
• Các chất vô cơ ña lượng: N (NO3 và NH4), P, K, S, Ca, và Mg.
• Các nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, Zn, Br, Cu, Co và Mo.
• Các vitamin: nhiều loại (nicotinic acid, biotin, ...) mà quan trọng nhất là thiamine (vitamin B1) dưới dạng thiamine – HCL
• Nguồn carbon: sucrose hoặc glucose.
• Các chất ñiều hòa tăng trưởng thực vật: các auxin và cytokinin, kích thích sự phân bào, kiểm soát sự phân bào, kiểm soát sự biệt hóa tế bào và phát sinh hình thái. Các auxin thường dùng: 2,4-D (2,4 Dichlorophenoxyaceticacid), IAA (indole-aceticacid), IBA (indole 3- butyric acid). Các cytokinin có BAP (6-benzylaminopurine), zea (zeatin),... Ngoài ra còn có GA (gibberillic acid) và ABA (abscisic acid).
• Agar sử dụng cho môi trường ñặc. Hệ thống chiếu sáng hợp lý cần cho sự phát triển của tế bào thực vật[7].
Thành phần môi trường nuôi cấy mô tế bào thay ñổi tùy theo loài thực vật, loại tế bào, mô và cơ quan ñược nuôi cấy. Nhiều yếu tố của môi trường ñã ñược nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu như môi trường khoáng cơ
bản, nồng ñộ và các loại ñường, chất ñiều hòa sinh trưởng thực vật. Theo Belarmino (1993), môi trường MS + 2mg/l NAA + 0.1mg/l BA
tương ñối thích hợp ñối với nhiều giống khoai lang trong việc tạo mô sẹo lá và tạo ñiều kiện cho việc tái sinh khi mô lá ñược chuyển sang môi trường
không có chất ñiều hòa sinh trưởng thực vật [22]. Môi trường cho tỉ lệ tái sinh chồi cao nhất ở giống khoai lang Chiêm dâu
là môi trường MS có bổ sung 1ppm/l BA + 0.5ppm/l NAA và giống khoai lang NN31 là môi trường MS có bổ sung 1ppm/lBA + 0.1ppm/l IAA, chồi
ñược hình thành là chồi ñơn và tái sinh từ mô sẹo [2]). A. Porobo Dessai và cs (1995) báo cáo rằng giống khoai lang PI 318846.3
có khả năng tái sinh cây luôn cao nhất (80%) khi nuôi cấy trên môi trường MS + 2,4 - D (0,2mg/l) trong 3 ngày và sau ñó chuyển sang môi trường MS + zeatin riboside (0,2mg/l)[20]