Các hoạt động khai thác rừng thường xuyên của hai nhóm hộ

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực thái nguyên (Trang 78 - 81)

2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.6.1. Các hoạt động khai thác rừng thường xuyên của hai nhóm hộ

Có những hoạt động khai thác rừng mà tất cả các hộ thuộc cả hai nhóm thƣờng xuyên tham gia nhƣ: Chặt cây gỗ, chặt cành để làm củi, thu nhặt củi khô trên cây và dƣới mặt đất, chăn thả gia súc nhƣ trâu, bò, dê trong rừng tự nhiên. Có những hoạt động chỉ diễn ra theo mua vụ nhƣ lấy măng, lấy mật ong tự nhiên...

Sau khi xắp xếp lại dữ liệu điều tra, tác giả đã thống kê đƣợc các hoạt động khai thác trong rừng tự nhiên của cả hai nhóm hộ và liệt kê tất cả các hoạt động khai thác đó đồng thời tiến hành các kiểm định Pearson Chi-Square đối với từng hoạt động nhƣ bảng 2.20 dƣới đây:

Bảng 2.20: Sử dụng tài nguyên rừng phân theo nhóm hộ Số hộ gia đình sử dụng tài nguyên rừng Tham gia (%) Không tham gia (%)

Khác biệt theo kiểm định Pearson Chi-Square

Thu hái củi dƣới mặt đất 43 25 **

Thu hái củi trên cây 19 2 ***

Trồng chè 12 2 **

Chăn nuôi gia súc 5 8 *

Thu hái cây thuốc 0 4 -

Thu hái nấm 4 21 ***

Hái măng tre 5 31 ***

Nƣớc 12 42 ***

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả 2008

Ghi chú: *, **, *** có sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê theo kiểm định Pearson Chi-Square tại mức xác suất 90%, 95%, 99%

Qua số liệu thống kê từ phiếu điều tra hộ đƣợc trình bày ở biểu trên ta thấy tỷ lệ số hộ gia đình tham gia dự án thu hái củi cả ở trên cây lẫn dƣới đất cao hơn rất nhiều so với các hộ không tham gia dự án về số lƣợng nhƣng lại có giá trị thấp hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án (do củi đốt mà các hộ tham gia dự án thu gom chỉ ở dạng cành khô nhỏ, cây nứa... trong khi đó các hộ không tham gia dự án thƣờng thu gom củi đốt ở dạng chặt cành, tỉa cây nên tuy khối lƣợng củi đốt thu gom đƣợc ít hơn về số lƣợng nhƣng lại cao hơn rất nhiều về chất lƣợng củi đốt và giá trị). Các phỏng vấn của chúng tôi đã chỉ ra rằng nhiều hộ gia đình trồng chè trong huyện sử dụng củi, lá cây thu gom đƣợc để sao chè. Điều đó có nghĩa là hộ nào trồng càng nhiều chè thì sẽ cần càng nhiều củi đốt để sao chè. Tỷ lệ các hộ tham gia dự án trồng chè chiếm 72% trong mẫu điều tra trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm hộ không tham gia dự án chỉ chiếm 38% trong tổng số mẫu điều tra. Ngƣời dân khai thác củi đốt từ

rừng vì họ cho rằng nó không làm ảnh hƣởng tới rừng, đến môi trƣờng tự nhiên. Một số hộ cho rằng hoạt động lấy củi đốt (củi khô rơi dƣới đất, củi khô trên cây) đƣợc nhà nƣớc cho phép. Qua phân tích trên ta thấy những nỗ lực bảo tồn thiên nhiên mà cụ thể ở đây là bảo tồn VQG Tam Đảo sẽ chỉ có hiệu quả nếu tình hình đói nghèo đƣợc cải thiện và lồng ghép với các kế hoạch sử dụng tài nguyên rừng bền vững tại vùng đệm. Phát triển trồng chè là một ví dụ về mô hình xoá đói giảm nghèo tại tỉnh Thái Nguyên.

Các hộ dân không tham gia dự án có mức độ khai thác nấm (21%) và măng tre (31%) cao hơn rất nhiều lần các hộ tham gia dự án. Chỉ có khoảng từ 4% đến 5% các hộ gia đình tham gia dự án đƣợc phỏng vấn vẫn còn tham gia các hoạt động khai thác trên để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Điều đó cho thấy tác dụng của các buổi tập huấn về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trƣờng tự nhiên do dự án mang lại đã cải thiện đƣợc rất nhiều đối với suy nghĩ, nhận thức của các hộ tham gia dự án về tầm quan trọng của rừng và sự đa dạng sinh học đối với cuộc sống hiện tại của con ngƣời và các thế hệ con cháu mai sau.

Chỉ có khoảng 5% số hộ tham gia dự án và 8% số hộ không tham gia dự án vẫn còn sử dụng rừng làm nơi chăn thả gia súc. Tóm lại, ý thức bảo vệ rừng của ngƣời dân đƣợc nâng lên rõ rệt so với trƣớc đây thông qua các lớp tập huấn, tuyên truyền của các cán bộ kiểm lâm, các bộ xã và các trƣởng thôn đối với ngƣời dân địa phƣơng.

Hộp 2.1

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực thái nguyên (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)