2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.7.1. Đánh giá sự thay đổi về thu nhập của hai nhóm hộ
Các hộ đánh giá nhƣ thế nào về sự thay đổi trong thu nhập của hộ trong cuộc sống và vai trò của rừng đối với hộ. Liệu có sự thay đổi nào không và vai trò của dự án ảnh hƣởng đến những thay đổi này nhƣ thế nào?
Qua kết quả điều tra cho thấy phần lớn các hộ đánh giá là có sự tăng lên của thu nhập qua 5 năm từ năm 2003 đến năm 2008 (bảng 2.23), mà % số hộ đánh giá tăng lên của nhóm hộ tham gia dự án cao hơn so với các hộ không tham gia dự án theo kiểm định Pearson Chi-Square có ý nghĩa thống kê tại mức xác suất 99%. Ngƣợc lại số hộ tham gia dự án đánh giá là thu nhập bị
Từ khi dự án đƣợc triển khai, ngƣời dân chúng tôi đƣợc tập huấn về những lợi ích mà rừng mang lại, do vậy nhận thức của ngƣời dân đƣợc nâng cao, thêm hiểu biết về lợi ích của việc bảo vệ rừng. Rừng không còn bị phá nữa nhƣ trƣớc đây nên môi trƣờng đƣợc bảo vệ, không khí trong lành hơn hẳn, có thêm nhiều nƣớc từ rừng chảy về. Trƣớc đây những khu ruộng quanh thôn chỉ có thể cấy đƣợc một vụ, nay nhờ nƣớc chảy từ rừng về nhiều giúp ngƣời dân có nƣớc để cấy đƣợc hai vụ lúa trong năm. Thật là tốt nếu mọi ngƣời cùng biết bảo vệ rừng, là bảo vệ nguồn nƣớc cho cuộc sống của chính chúng ta.
giảm đi ít hơn so với nhóm hộ không tham gia dự án. Điều này cho phép đi đến kết luận là theo đánh giá của các hộ, dự án đã góp phần ổn định và cải thiện sinh kế cho ngƣời dân khu vực vùng đệm. Đời sống về vật chất tăng lên là cơ sở để ngƣời dân tin tƣởng và hƣởng ứng theo các hoạt động của dự án.
Trong phần nghiên cứu này, sự đánh giá về thu nhập tăng lên hay giảm đi không phải do ý muốn chủ quan của ngƣời phỏng vấn. Các hộ đƣợc hỏi chủ động trả lời theo sự đánh giá của chính bản thân họ.
Bảng 2.23: Sự thay đổi thu nhập của hộ theo đánh giá của ngƣời dân
(% của hộ trong tổng số)
Thay đổi thu nhập trong 5 năm qua
Tham gia dự án
Không tham gia dự án
Khác biệt qua kiểm định Pearson Chi-Square
Tăng lên 58.7 16.6 ***
Không thay đổi 33.3 41.7 **
Giảm đi 8.0 41.7 ***
Ghi chú: *,**,*** Khác biệt theo kiểm định Pearson Chi-Square có ý nghĩa thống kê ở các mức xác suất 90%, 95% và 99%.
Theo kết quả từ số liệu điều tra ta thấy có 58,7% số hộ tham gia dự án nhận xét thu nhập của gia đình tăng lên trong vòng năm năm qua. Chỉ có 16,6% số hộ thuộc nhóm không tham gia dự án có cùng nhận xét nhƣ trên. Nhƣ vậy, số hộ gia đình thuộc nhóm tham gia dự án có thu nhập tăng lên cao hơn rất nhiều so với nhóm không tham gia dự án. Tỷ lệ số hộ gia đình tham gia dự án cho rằng thu nhập của hộ không thay đổi trong vòng 5 năm gần đây chiếm 33,3% và tỷ lệ số hộ gia đình không tham gia dự án là 41,6% có cùng nhận xét nhƣ vậy. Tuy nhiên, thật đáng mừng là chỉ có 8% số hộ gia đình tham gia dự án cho rằng thu nhập của hộ giảm đi trong khi đó tỷ lệ số hộ gia đình thuộc nhóm không tham gia dự án chiếm 41,6% nhận xét thu nhập giảm đi. Trong số các hộ có thu nhập giảm đi thuộc nhóm tham gia dự án là do
nguyên nhân chính sau: Hộ có thành viên bị bệnh nặng phải điều trị dài ngày tại các bệnh viện lớn, có một số hộ có thành viên bị tai nạn nên việc chạy chữa là rất tốn kém nên đã ảnh hƣởng nặng nề tới thu nhập của hộ. Có một số hộ bị giảm thu nhập do sản xuất, chăn nuôi không hiệu quả vì dịch bệnh. Kết quả ghi nhận và phân tích rất khác biệt với nhóm hộ không tham gia dự án. Đa số các hộ tham gia dự án có thu nhập giảm đi trong vòng 5 năm qua chủ yếu do các nguyên nhân nhƣ: Mất mùa lúa do lúa bị sâu bệnh nặng, chè thoái hoá nên sản lƣợng thấp, giảm chất lƣợng nên giá bán rất rẻ. Trung bình họ chỉ có thể bán đƣợc với giá 15 nghìn đồng đến 16 nghìn đồng/kg chè khô trong khi đó các hộ khác có giá bán trung bình từ 20 nghìn đến 25 nghìn đồng/kg. Một nguyên nhân chính nữa là do các hộ không tham gia dự án tuy có cơ cấu thu nhập từ chăn nuôi lợn chiếm 16% trong tổng các nguồn thu nhập của hộ lại thƣờng xuyên thua lỗ trong mấy năm gần đây. Nguyên nhân do giá các loại thức ăn đầu vào tăng nhanh nhƣ ngô, cám đậm đặc, khô đậu tƣơng... đã làm tăng chi phí lên cao trong khi giá bán lợn thƣơng phẩm tăng không kịp với sự leo thang của giá nguyên liệu đầu vào.
Nhƣ vậy, nhóm các hộ gia đình tham gia dự án tự đánh giá đã đƣợc cải thiện rõ rệt về thu nhập thông qua việc dự án hỗ trợ các sinh kế mới cho ngƣời dân thuộc khu vực vùng đệm. Các kết quả so sánh từ bảng 2.25 giữa hai nhóm hộ đã thể hiện đƣợc các chỉ tiêu để đánh giá thu nhập trong vòng 5 năm gần đây. Tỷ lệ số hộ có thu nhập tăng lên của nhóm tham gia dự án cao hơn so với nhóm không tham gia dự án. Tỷ lệ số hộ có thu nhập không đổi và giảm đi đều thấp hơn so với nhóm đối chứng.
2.7.2. Đánh giá sự thay đổi về thu nhập của hai nhóm hộ
Để có thêm cơ sở cho sự kết luận này chúng tôi tìm hiểu thêm về những đánh giá của ngƣời dân về sự thay đổi cuộc sống của ngƣời dân trong vòng 5 năm qua bảng 2.24 nhƣ sau:
Bảng 2.24: Sự thay đổi cuộc sống của hộ theo đánh giá của ngƣời dân
(% của hộ trong tổng số)
Thay đổi cuộc sống trong vòng 5 năm qua
Tham gia dự án
Không tham gia dự án
Khác biệt theo kiểm định Pearson Chi-Square
Tốt hơn 78.00 43.75 ***
Không đổi 15.30 43.75 ***
Xấu đi 6.70 12.50 **
Ghi chú: *,**,*** Khác biệt theo kiểm định Pearson Chi-Square có ý nghĩa thống kê ở các mức xác suất 90%, 95% và 99%.
Đánh giá cuộc sống hiện tại đƣợc cải thiện tốt hơn so với trƣớc đây là ý kiến của đại đa số ngƣời dân thuộc nhóm hộ tham gia dự án. Đánh giá này lần nữa lại khẳng định kết quả thành công của dự án khi số lƣợng hộ tham gia dự án có đánh giá cuộc sống tốt lên cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ không tham gia dự án (theo kiểm định Pearson Chi-Square có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất 99%). Số lƣợng đánh giá xấu đi là 6,7% không đáng kể đối với nhóm tham gia dự án trong khi đây là con số cần phải quan tâm đối với nhóm hộ không tham gia dự án (12,5%). Mặc dù đây chỉ là đánh giá mang tính chủ quan của các hộ tuy nhiên cũng phải dựa trên thực tế về thu nhập, mức độ cải thiện nguồn thu nhập hay đảm bảo sự chi tiêu của hộ để họ đƣa ra những nhận xét này do vậy, ta cũng cần phải tham khảo thêm những ý kiến nhận xét đó.
Tóm lại: Các hoạt động của dự án đã thể hiện đƣợc những thành công nhất định khi mà ngƣời dân tham gia dự án có những đánh giá lạc quan hơn về thu nhập và cuộc sống của mình so với các hộ không tham gia dự án trong vòng 5 năm qua.
Hộp 2.3