Kinh nghiệm rút ra từ các dự án liên quan đến vùng đệm

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực thái nguyên (Trang 104)

2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.1. Kinh nghiệm rút ra từ các dự án liên quan đến vùng đệm

Tuy có những khó khăn nói trên, nhƣng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên và vƣờn quốc gia trong những năm qua đã có những dự án riêng lẻ về nâng cao nhận thức môi trƣờng hay dự án phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống cho ngƣời dân nhằm giảm nhẹ sức ép của họ lên các khu bảo tồn đã thu đƣợc một số kết quả. Các "giải pháp lớn" tầm quốc gia, quốc tế để giải quyết những nguyên nhân từ xa rất quan trọng, nhƣng không biết bao giờ mới đạt đƣợc, trong lúc đó nhiều dự án và hoạt động nhỏ có thể tạo nên những biến đổi lớn nếu nhƣ mọi ngƣời tham gia các hoạt động hiểu rõ vai trò của mình. Các dự án nhỏ về bảo vệ thiên nhiên thực hiện tại các địa phƣơng không làm thay đổi đƣợc các chính sách ở mức quốc gia hay quốc tế nhƣng lại có thể: Làm giảm bớt những ảnh hƣởng của các chính sách chƣa phù hợp với địa phƣơng; và giải quyết đƣợc những vấn đề suy thoái môi trƣờng có nguyên nhân trực tiếp từ các hoạt động của địa phƣơng.

Để động viên đƣợc các cộng đồng địa phƣơng tại các vùng đệm giải quyết đƣợc những khó khăn trƣớc mắt, khi xây dựng dự án ở đây cần phải lƣu

ý khởi đầu bằng những hành động nhỏ, giải quyết những việc gì cấp bách nhất mà ngƣời dân đang mong đợi:

Đầu tiên nên chọn các hoạt động trực tiếp và nhanh chóng cải thiện đƣợc cuộc sống thƣờng ngày của ngƣời dân (lƣơng thực, nƣớc, sức khỏe, nhà ở, tăng thu nhập..). Hơn ai hết, ngƣời dân hiểu rất rõ họ đang cần cái gì, muốn làm gì phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ.

Tạo mọi điều kiện nâng cao nhận thức về thiên nhiên và môi trƣờng. Đây là khâu then chốt để làm cho mọi ngƣời hiểu đƣợc vấn đề và nguyên nhân gây ra suy thoái môi trƣờng; tạo cho họ lòng tin là họ có thể tự cải thiện đƣợc cuộc sống của họ bằng cách sử dụng một cách hợp lý và lâu dài tài nguyên thiên nhiên (rừng, đất, nƣớc mà họ có).

Tạo niềm tự hào về những đặc trƣng tự nhiên có một không hai của địa phƣơng (nhƣ các loài đẹp và quý hiếm, các loài đặc hữu, các hình thái cây cỏ, các cảnh quan đặc trƣng của địa phƣơng...).

Lập kế hoạch hiện thực, với mục tiêu ngắn hạn "thấy đƣợc và vƣơn tới đƣợc". Những kỳ vọng xa xôi, không luận giải đƣợc và không hoàn thành đƣợc sẽ tạo ra sự thất vọng và những cản trở dẫn đến tình trạng trì trệ và mất lòng tin đối với ngƣời dân là điều rất tồi tệ.

Tham khảo ý kiến và tôn trọng ý kiến của nhân dân, nhất là những ngƣời hƣởng lợi, tránh áp đặt một kế hoạch cứng nhắc đƣa từ trên xuống, nhất thiết không để dân hiểu nhầm là dự án đến thuê họ làm công việc của họ, mà dự án đến hỗ trợ họ giải quyết những khó khăn mà họ đang phải đối đầu.

Tạo đƣợc mô hình tốt cho mọi ngƣời noi theo, mô hình đó nên chọn ngƣời thực hiện phù hợp (nên lấy ý kiến của dân).

Lôi kéo sự tham gia và sự ủng hộ của những nhân vật chủ yếu nhƣ các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo, các trƣởng bản, các nhân vật cao cấp ở địa phƣơng và sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ.

Việc xây dựng quy hoạch phát triển vùng đệm cần tham khảo ý kiến của ban quản lý khu bảo tồn. Muốn vậy khu bảo tồn phải đƣợc quản lý tốt và tạo đƣợc sự tin cậy của chính quyền và nhân dân địa phƣơng trong việc phát triển vùng đệm.

Việc xây dựng vùng đệm và việc bảo vệ khu bảo tồn chỉ thành công khi có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền, nhân dân địa phƣơng và ban quản lý khu bảo tồn.

Các dự án thực hiện tại vùng đệm cần phải có sự tham gia trực tiếp của chính quyền và cộng đồng địa phƣơng vì đó chính là công việc của họ, và qua việc thực hiện dự án họ cũng đƣợc đào tạo, nâng cao hiểu biết và nhất là nâng cao trình độ quản lý. Có nhƣ thế kết quả của dự án mới đƣợc vững bền.

Các vấn đề vùng đệm thƣờng khó giải quyết một cách trọn vẹn trong thời gian 2-3 năm nhƣ thƣờng lệ của các dự án hỗ trợ phát triển, mà nên tìm cách kéo dài dự án 5-10 năm, bằng những hành động thiết thực cho đến khi ngƣời dân có sự hiểu biết đúng đắn về khu bảo tồn, về vai trò vùng đệm, về trách nhiệm và quyền lợi của ngƣời dân vùng đệm và có cuộc sống tƣơng đối ổn định.

3.2.2. Các giải pháp về phía nhà nƣớc

Nhà nƣớc cần có chính sách phát triển vùng đệm rõ ràng. Việc đầu tiên cần làm là phải cắm mốc phân biệt vùng đệm và VQG để mọi ngƣời dân đều biết, thuận tiện cho công tác quản lý và bảo vệ.

Phát triển cơ sở hạng tầng nông thôn cho khu vực vùng đệm, tạo điều kiện thuận lợi nhất để ngƣời dân khu vực vùng đệm phát triển kinh tế hàng hoá, nâng cao thu nhập. Đó là hệ thống đƣờng xá, cầu cống, thông tin liên lạc

Có cơ chế, chính sách thu hút các nguồn vốn từ các tổ chức nƣớc ngoài, có các chƣơng trình xúc tiến hợp tác với viện nghiên cứu rừng thế giới để khảo sát, duy trì và phát triển rừng tại khu vực vùng đệm.

Có thêm biên chế để tuyển dụng và đào tạo thêm cán bộ kiểm lâm có năng lực làm việc tại khu vực vùng đệm, luôn luôn bám sát dân, bám sát rừng. Sau những thành công ban đầu của dự án. Do thời gian hoạt động của dự án là ngắn hạn, nhà nƣớc cần có chính sách để tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ trên cơ sở kế thừa các cách làm, hƣớng đi của dự án.

3.2.3. Các giải pháp về phía địa phƣơng

Cử cán bộ có kiến thức kết hợp để hỗ trợ cho các thành viên dự án thuận lợi trong việc tiếp xúc và làm việc với ngƣời dân, đặc biệt là những khu vực vùng sâu, vùng xa, ngƣời dân tộc thiểu số...

Kết hợp với các ban ngành từ Trung Ƣơng để nhanh chóng triển khai các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về các thủ tục hành chính để các hoạt động của dự án đƣợc triển khai dễ dàng, nhanh chóng, đúng tiến độ thời gian.

Có biện pháp quản lý, đánh giá các hoạt động của dự án, kịp thời tham mƣu cho các cấp lãnh đạo để có các ý kiến chỉ đạo kịp thời, hƣớng cho các hoạt động của dự án theo đúng cam kết, lộ trình.

3.2.4. Các giải pháp đối với Ban quản lý dự án:

Phối hợp với các cấp quản lý tại địa phƣơng để tìm ra các hộ có đủ các điều kiện tiếp nhận các hỗ trợ từ dự án để phát triển kinh tế một cách hiệu quả.

Kiểm tra thƣờng xuyên quá trình triển khai để kịp thời tƣ vấn, hỗ trợ cho các hộ để các hoạt động trên đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Tập huấn kỹ lƣỡng trƣớc khi triển khai tới các hộ. Nên xây dựng mô hình kiểu mẫu để các hộ tham gia có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn giúp cho họ nhanh chóng nắm bắt đƣợc và thực hiện đƣợc.

3.2.5. Đối với các hộ tham gia dự án.

Mạnh dạn phát biểu ý kiến trong các buổi tập huấn để các cán bộ tập huấn kịp thời giải thích các ý kiến thắc mắc, các vấn đề chƣa hiểu ...vv

Có quyết tâm để phát triển kinh tế, tránh trƣờng hợp chỉ nhiệt tình ban đầu, sau đó không quan tâm đúng mức nên không đem lại hiệu quả.

Phản hồi thông tin lại cho Ban quản lý dự án những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện để có các biện pháp khắc phục kịp thời.

Giới thiệu cho các hộ khác học tập làm theo để cùng nhau phát triển kinh tế khu vực.

Tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ con cháu về vai trò, tầm quan trọng của rừng đối với môi trƣờng sống, nguồn nƣớc... của chính chúng ta.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quan nghiên cứu, đánh giá tác động của dự án GTZ đến sinh kế của ngƣời dân vùng đệm vƣờn quốc gia Tam Đảo khu vực Thái Nguyên từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 7 năm 2009, tác giả rút ra một số kết luận nhƣ sau:

Dự án GTZ triển khai tại các xã vùng đệm VQG Tam Đảo khu vực Thái Nguyên đã giúp các hộ tham gia dự án có thu nhập bình quân/năm cao hơn so với các hộ không tham gia dự án.

Dự án đã góp phần thay đổi sinh kế cho ngƣời dân vùng đệm so với trƣớc đây. Họ đã có thể chủ động hơn trong công việc sản xuất chăn nuôi để có thu nhập chứ không còn phụ thuộc vào việc khai thác các tài nguyên sẵn có trong rừng nhƣ trƣớc đây.

Với các lớp tập huấn, các buổi thảo luận nhóm tại các xóm... dự án đã làm thay đổi nhận thức của ngƣời dân và giúp ngƣời dân nhận ra tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống hiện tại và các thế hệ mai sau.

Cùng với việc đầu tƣ đƣờng bê tông, đập giữ nƣớc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng hệ thống kênh mƣơng nhỏ dẫn nƣớc từ rừng về giúp ngƣời dân phát triển sản xuất cây lúa nƣớc, trợ giúp vốn vay để phát triển kinh tế vƣờn rừng, dự án đã góp phần thay đổi sinh kế của ngƣời dân vùng đệm theo hƣớng bền vững song song với mục tiêu bảo vệ rừng, bảo vệ VQG Tam Đảo.

Hỗ trợ ngƣời dân cải tạo các nƣơng chè già cỗi bằng cách thay thế bởi cây chè cành giống mới sau 3 đến 4 năm sẽ giúp các hộ dân có đƣợc nguồn thu từ cây chè cao với chu kỳ khai thác kéo dài trên 20 năm.

Mở ra các làng nghề trồng nấm rơm, trồng măng tre, nuôi ong ...để thu hút lao động nông nhàn tại địa phƣơng và đem lại thu nhập cho hộ.

2. Kiến nghị

Để ổn định sinh kế, nâng cao đời sống kinh tế cho ngƣời dân vùng đệm vƣờn quốc gia Tam Đảo khu vực Thái Nguyên, tác giả đƣa ra một số kiến nghị nhƣ sau:

 Đối với Nhà nƣớc: Cần có các chính sách nhƣ chính sách tín dụng, chính sách đầu tƣ, chính sách hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế để kế thừa và phát huy các hoạt động của dự án GTZ sau khi dự án kết thúc thời gian hoạt động tại địa phƣơng.

 Đối với tỉnh: Tỉnh cũng cần có các chính sách cụ thể để cùng với nhà nƣớc có các chính sách về tài chính, đầu tƣ cho các hộ dân vùng đệm phát triển kinh tế.

 Đối với hộ nông dân: Các hộ đang tham gia dự án cần mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn đầu từ sản xuất nhằm nâng cao đời sống. Các hộ khác chƣa tham gia dự án nên làm theo các hoạt động sản xuất, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao từ nhóm các hộ tham gia dự án. Đối với các khoản thu có từ sự hỗ trợ của dự án, ngƣời dân nên chủ động tiết kiệm để tái đầu tƣ cho giai đoạn tiếp sau đó.

 Đối với việc triển khai các hoạt động hỗ trợ từ dự án :

Tìm ra các hoạt động không phát huy được hiệu quả để rút kinh nghiệm khi triển khai ở địa bàn khác:

Kiến nghị triển khai các dự án hỗ trợ sinh kế:

1. Về cách thức triển khai các hoạt động hỗ trợ

Phải lựa chọn những hộ có kinh nghiệm, chịu khó làm ăn, có mong muốn và quyết tâm thoát nghèo.

Tập huấn kỹ lƣỡng kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi trƣớc khi chuyển giao cây, con giống, phƣơng tiện máy móc...

Thƣờng xuyên cử cán bộ đến kiểm tra, trợ giúp khi cần thiết. Nên có lịch đi kiểm tra định kỳ để kịp thời hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi.

Tập trung vào một số hộ có kiến thức chăn nuôi để thuận lợi cho việc quản lý và trợ giúp. Khi mô hình phát triển thành công sẽ áp dụng và nhân rộng cho các hộ khác học tập và làm theo. Nhƣ vậy sẽ tránh đƣợc tình trạng khi hộ nghèo đƣợc chọn ngay từ đầu để chăn nuôi và nếu không thành công (do các yếu tố chủ quan đem lại) sẽ lại hoàn nghèo đói và không còn tính hấp dẫn đối với các hộ khác.

Nghiên cứu các đặc tính sinh lý, môi trƣờng, nguồn nƣớc, thức ăn, tập quán gieo trồng, chăn nuôi của các loại cây giống - con giống mà dự án định hỗ trợ có phù hợp với địa phƣơng hay không.

2. Đổi mới phương pháp hỗ trợ cho ngành chăn nuôi:

Thay vì phân phát con giống cho từng hộ dân nhƣ trƣớc đây, Ban quản lý dự án nên đầu tư vốn cho một tổ chức hay cá nhân có đủ năng lực đứng ra tổ chức lại ngành chăn nuôi cho khu vực vùng đệm mang tính bền vững lâu dài. Mô hình tác giả đƣa ra nhƣ sau:

- Tổ chức, cá nhân đƣợc chọn phải có đầy đủ các yếu tố sau: + Có nhà máy chế biến thức ăn gia súc.

+ Có trại giống có đủ khả năng để cung cấp giống. + Có năng lực về tài chính.

+ Có kiến thức, kinh nghiệm tổ chức quản lý

Tổ chức, cá nhân khi nhận đƣợc sự hỗ trợ về vốn từ dự án sẽ tiến hành các thủ tục cung cấp con giống và thức ăn, chăm sóc thú y cho các hộ dân trên cơ sở ký kết các hợp đồng kinh tế bao tiêu sản phẩm đầu ra với từng hộ theo giá thị trƣờng tại thời điểm thu mua. Hộ chỉ thanh toán lại tiền con giống, thức ăn, thú y sau khi bán đƣợc sản phẩm đầu ra. Nhƣ vậy sẽ tạo ra đƣợc chu kỳ khép kín để đảm bảo lợi ích của ngƣời chăn nuôi đó là không bị ép giá.

3. Từ việc phân tích cơ cấu thu nhập

Đối với cây lúa, tuy có đóng góp khá lớn vào cơ cấu thu nhập của hộ song vì diện tích để thâm canh là có hạn nên cây lúa chỉ giúp bà con đảm bảo lƣơng thực mà thôi.

Để có thể phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo thì phân tích cơ cấu thu nhập của nhóm hộ tham gia dự án đã chỉ rõ cho ta thấy bà con nên tập trung thâm canh cây chè. Cây chè có tiềm năng để mở rộng diện tích, chu kỳ khai thác kéo dài.

Phát triển thêm các nghề phụ để tăng thu nhập trong lúc nông nhàn. Các nghề phụ nhƣ: Thợ xây, hàn xì, sơn nội thất, công nhân may... không đòi hỏi chi phí đầu tƣ mà lại có thể thu lợi ngay sau khi tham gia.

4. Các giải pháp Marketing

Chính quyền tỉnh cần có các giải pháp để tạo ra thị trƣờng đầu ra ổn định để thu hút ngƣời dân tham gia vào sản xuất. Cây chè Thái Nguyên vốn đã tự có đƣợc thƣơng hiệu rất tốt, tuy nhiên việc khai thác và sử dụng thƣơng hiệu “Chè Thái Nguyên” còn không đúng với ý nghĩa và giá trị kinh tế của nó. Nên tổ chức sản xuất và phân phối tiêu thụ sản phẩm chè thành hiệp hội để thuận lợi trong việc quản lý thƣơng hiệu và chất lƣợng, hoạch định chính sách phát triển, cạnh tranh để tạo ra hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển các nhà máy thu gom, chế biến và tiêu thụ chè có quy mô lớn để có thể xuất khẩu trực tiếp ra nƣớc ngoài.

Xúc tiến hợp tác thƣơng mại với nƣớc ngoài trong việc chế biến và tiêu thụ các sản phẩm chè sạch của Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực thái nguyên (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)