Thay đổi nhận thức về tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực thái nguyên (Trang 87 - 91)

2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.7.3. Thay đổi nhận thức về tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường

2.7.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của rừng

Việc nhận thức về tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống, có trên 80% số hộ đƣợc phỏng vấn thuộc cả hai nhóm hộ đều đánh giá ở mức độ rất quan trọng, trên 10% số hộ thuộc cả hai nhóm đánh giá ở mức độ quan trọng do nó mang lại những nguồn lực khó có thể thay thế nhƣ nguồn nƣớc, khí hậu, điều hoà nhiệt độ môi trƣờng sống…Tỷ lệ % về nhận thức của ngƣời dân đánh giá mức độ quan trọng của rừng ở cả hai nhóm hộ có và không tham gia dự án đƣợc thể hiện thông qua biểu đồ 2.7 dƣới đây:

Biểu 2.7: Đánh giá mức độ quan trọng của rừng đối với cuộc sống

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Thuộc dự án Không thuộc dự án

Không hề quan trọng Không thực sự quan trọng Quan trọng

Rất quan trọng

Từ khi nhà nƣớc cấm ngƣời dân vào rừng khai thác, cuộc sống của bà con trong làng gặp rất nhiều khó khăn so với trƣớc đây. Dự án về làng đã giúp bà con có đƣờng bê tông để đi lại thuận lợi. Dự án hỗ trợ vốn cho hội phụ nữ trong thôn đƣợc vay tiền để phát triển chăn nuôi lợn, gà vịt... hỗ trợ giống chè cành giống mới để trồng mới và thay thế cho các đồi chè già cỗi từ đó giúp bà con trong làng tăng thu nhập, cuộc sống khấm khá hơn trƣớc rất nhiều.

Nhƣ vậy có thể thấy đƣợc ngƣời dân có nhận thức về tầm quan trọng của rừng nhƣng do trƣớc đây họ bị hạn chế nhiều về nguồn lực nhƣ đất đai, vốn và đặc biệt là sự hiểu biết về những kỹ thuật mới trong nông nghiệp cũng nhƣ việc tiếp cận thị trƣờng mà không thể tham gia vào các hoạt động phi nông, lâm nghiệp đƣợc, họ đã có những hành động khai thác rừng và những hoạt động có tác động tiêu cực đến vốn rừng nhƣ vậy. Điều mà các hoạt động dự án đã mang lại đó là phát triển thêm những công cụ sinh kế khác cho ngƣời dân trong vùng từ đó giảm bớt những tác động tiêu cực đến rừng do các hoạt động sinh kế của ngƣời dân tạo ra. Tuy nhiên việc thay đổi nhận thức, thay đổi sinh kế không thể diễn ra một cách nhanh chóng đƣợc do vậy vẫn còn hiện tƣợng khai thác các sản phẩm từ rừng nhƣ: lấy cây tre, luồng, củi đốt, măng, nấm, cây thuốc... các hoạt động đảm bảo cuộc sống của ngƣời dân có ảnh hƣởng tiêu cực đến rừng nhƣ đã thấy trong phần phân tích trƣớc.

Kết quả hỏi các cán bộ lãnh đạo địa phƣơng cũng cho thấy cuộc sống của ngƣời dân khu vực còn phụ thuộc nhiều vào rừng hay nói một cách khác rừng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và sinh kế của họ.

Hộp 2.4

Những hộ dân trong khu vực vùng đệm vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các sản phẩm từ rừng cho nên các sản phẩm từ rừng vẫn giữ vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Theo Ông Đỗ Anh Dũng Phòng NN&PTNT thị trấn Đại Từ

Các sản phẩm từ rừng chiếm phần trăm đáng kể trong thu nhập của hộ gia đình trong một chu kỳ, đặc biệt là ngƣời nghèo trông vào cái có sẵn trong rừng để khai thác kiếm sống: Khai thác gỗ, củi đốt, cây tre, cây luồng để bán và tiêu dùng; khai thác măng, nấm thậm chí đi săn bắn các động vật hoang dã để làm thức ăn. Bây giờ ngƣời dân trồng rừng để bảo vệ đất đai, duy trì và tăng cƣờng nguồn nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và coi đó nhƣ là của để dành cho tuổi già và cho con cháu mai sau vì sau khoảng từ 8 đến 10 năm, diện tích rừng trồng đƣợc khai thác sẽ đem lại nguồn thu lớn cho các hộ có rừng sản xuất.

Theo ý kiến đánh giá của các cán bộ địa phƣơng cho thấy việc nâng cao đời sống của ngƣời dân là việc làm đúng đắn và hƣớng đi đúng giúp cho việc bảo vệ rừng bền vững. Việc nâng cao đời sống của ngƣời dân, tạo thêm thu nhập từ các nguồn khác ngoài rừng nhƣ các hoạt động của dự án đã thực hiện thể hiện tính hiệu quả rõ rệt. Khi cuộc sống của ngƣời dân vùng đệm giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng cũng có nghĩa là việc khai thác các tài nguyên rừng cho sinh kế của họ sẽ giảm xuống.

Tóm lại: Kết quả phân tích cho thấy các hoạt động của dự án tại vùng đệm đã giúp cải thiện sinh kế ổn định và bền vững, nâng cao đời sống kinh tế, tạo ra sự khác biệt trong suy nghĩ của ngƣời dân. Đây là những thành công bƣớc đầu do dự án vẫn đang trong giai đoạn thực hiện và mới chỉ diễn ra trong vòng 6 năm. Với thời gian ngắn nhƣ vậy chúng tôi cho rằng kết quả sẽ rõ hơn nếu thời gian dự án dài hơn hoặc khi chúng ta quay trở lại trong một thời gian sau đó.

2.7.3.2. Nhận thức đối với môi trƣờng sống.

Các hoạt động dự án đã cải thiện tốt hơn môi trƣờng sinh thái cho khu vực vùng đệm theo đánh giá của ngƣời dân (71% ngƣời dân đƣợc hỏi cho biết nhƣ thế). Chỉ có 3% tỷ lệ số hộ đƣợc hỏi nhận thấy không có sự thay đổi về môi trƣờng sống của họ. Có đến 26% số hộ đƣợc hỏi lại cho rằng môi trƣờng tại địa phƣơng đang bị xấu đi do chính các tác động của con ngƣời.

Các tác động xấu của con ngƣời có ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhƣ: Sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ, không thu gom các vỏ chai thuốc trừ sâu, diệt cỏ sau khi sử dụng, các hoạt động chăn nuôi của hộ nhƣng không có quy trình xử lý phân gia súc, các hoạt động khai thác quặng trong rừng... đều có tác động xấu đến môi trƣờng sống tại địa phƣơng.

Biểu 2.8: Đánh giá của ngƣời dân về sự thay đổi môi trƣờng

71% 3%

26%

Tốt hơn Không thay đổi Xấu đi

Để giúp bảo vệ tốt hơn cho môi trƣờng sống của mình, nhiều hộ khi đƣợc hỏi đã cho ý kiến. Kết quả chúng tôi tập hợp những ý kiến cho thấy có tổng số 1.188 ý kiến. Các ý kiến tập trung vào một số vấn đề nhƣ sau:

1. Bảo vệ rừng

2. Không cho khai thác quặng và đất đá trong rừng

3. Các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho ngƣời dân khu vực vùng đệm 4. Giữ gìn vệ sinh môi trƣờng

5. Tăng cƣờng nhận thức cho ngƣời dân

6. Các vấn đề liên quan đến quản lý, thu gom rác thải… 7. Chăn nuôi phải có chuồng trại, không thả tự do.

Tóm lại: Ngƣời dân đã ý thức đƣợc sự thay đổi môi trƣờng trong đó có liên quan đến rừng và bảo vệ rừng cho khu vực. Cũng qua các hoạt động của dự án ngƣời dân cũng đã hiểu ra những hoạt động thay đổi sinh kế với mục tiêu ít phụ thuộc vào vốn rừng đã mang lại cuộc sống ổn định và môi trƣờng thay đổi tốt lên phục vụ cho cuộc sống của chính họ vì thế họ đã đƣa ra những đề nghị theo hƣớng nhƣ vậy nên mong muốn đƣợc tiếp tục triển khai dự án nếu có thể.

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát triển bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực thái nguyên (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)