Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của dê

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của dê beetal thế hệ thứ 5 và 6 nuôi tại trung tâm nghiên cứu dê và thỏ sơn (Trang 29 - 31)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của dê

a- Di truyền và giống

Các giống khác nhau, các cá thể khác nhau trong cùng một giống cũng có khả năng sinh sản khác nhau. Tuy nhiên hệ số di truyền về khả năng sinh

sản rất thấp sự khác nhau về sinh sản chủ yếu là do ngoại cảnh chi phối thông qua tương tác với cơ sở di truyền của từng giống và cá thể. Các dị tật bẩm sinh, đặc biệt là về đường sinh dục sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của dê.

b- Nuôi dưỡng

Nuôi dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của dê cái. Nếu nuôi ở mức dinh dưỡng thấp, đối với dê hậu bị sẽ làm dê phát triển chậm và thời gian đưa vào sử dụng muộn, làm giảm khả năng sinh sản sau này. Mặt khác, thiếu dinh dưỡng đối với dê trưởng thành sẽ kéo dài thời gian hồi phục lại sau đẻ. Dinh dưỡng thấp sẽ làm gia súc gầy yếu, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh tật. Dinh dưỡng cao đặc biệt là nhiều gluxit làm gia súc dễ béo phì, buồng trứng tích mỡ giảm khả năng sinh sản.

Cùng với mức dinh dưỡng, thì loại hình thức ăn cũng làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Thức ăn kiềm tính thích hợp cho sự phát triển của hợp tử và bào thai. Thức ăn toan tính làm giảm tỷ lệ thụ thai do các yếu tố axit cao gây nên sự nghèo kiềm, một mặt do sự mất cân bằng trong bản thân thức ăn. Mặt khác, kiềm bị thải ra ngoài cùng với các yếu tố axit thừa dưới dạng muối gây toan huyết, không tốt cho sự hình thành hợp tử.

Mặt khác, sự cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần cũng có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động sinh sản của con cái. Ví dụ, thừa phôtpho sẽ tạo phot phat Ca, Na, K thải ra ngoài dẫn đến mất kiềm, toan huyết. Thiếu P sẽ ảnh hưởng cơ năng buồng trứng: buồng trứng nhỏ lại, noãn bao ít, sau đẻ chỉ động dục lại 1-2 lần, nếu không kịp phối thì phải đến sau khi cạn sữa mới động dục lại.

c- Chăm sóc quản lý

Việc này là rất cần thiết, bởi nếu không chăm sóc quản lý tốt sẽ làm gia súc gầy yếu, dễ sảy thai, dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh sản khoa làm ảnh

hưởng tới khả năng sinh sản của dê. Bỏ qua các chu kỳ động dục, phối giống không đúng kỹ thuật, không có sổ sách theo dõi, ghi chép, phối đồng huyết sẽ là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản của dê cái.

d- Phẩm chất tinh dịch

Phẩm chất tinh dịch kém hay loãng sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Trình độ phối giống, kỹ thuật phối, phương pháp phối của kỹ thuật viên sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ sinh sản của dê. Ngoài ra phẩm chất tinh dịch còn phụ thuộc vào tuổi sử dụng của đực giống, mùa vụ, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng…

e - Bệnh tật

Các bệnh đường sinh dục, sẩy thai truyền nhiễm, kí sinh trùng đường sinh dục, bệnh ở buồng trứng, tử cung… đều là những bệnh làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Vì vậy, cần chú ý vệ sinh chuồng trại, môi trường xung quanh để giảm bớt nguồn lây bệnh cho dê.

f- Các nguyên nhân kinh tế - xã hội

Chính sách khuyến khích của Nhà nước, chế độ cho người làm công tác chăn nuôi, giá cả dê giống đều là những yếu tố làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sản của dê. Ngoài ra, các yếu tố như phương pháp chọn phối, tuổi gia súc, thời tiết khí hậu, tinh thần trách nhiệm của người chăn nuôi… đều có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của đàn gia súc.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của dê beetal thế hệ thứ 5 và 6 nuôi tại trung tâm nghiên cứu dê và thỏ sơn (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)