Tình hình chăn nuôi dê trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của dê beetal thế hệ thứ 5 và 6 nuôi tại trung tâm nghiên cứu dê và thỏ sơn (Trang 39)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

1.5.2. Tình hình chăn nuôi dê trong nước

Ở Việt Nam nghề chăn nuôi dê đã có từ lâu đời, nhưng phương thức chăn nuôi chủ yếu là quảng canh tự phát tự túc.Vào những năm 1990-1995 số lượng đàn dê của nước ta tăng không nhiều do chưa dược nhà nước quan tâm phát triển. Từ năm 1996 trở lại đây, do nhu cầu đời sống của người dân được nâng cao nên khả năng tiêu thụ các sản phẩm sữa thịt dê tăng nhanh. Mặt

khác do được sự đầu tư của nhà nước nên số lượng đàn dê được tăng lên rõ rệt. Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê tính đến tháng 8 năm 1994, tổng đàn dê cừu của Việt Nam có trên 550 000 con, trong đó 72,5% phân bố ở miền Bắc, 27,5% ở miền Nam (Tây Nguyên chiếm 12,3%, Duyên hải miền Trung chiếm 8,9%, Đông và Tây Nam Bộ chỉ chiếm 2,1- 3% ). Đàn dê ở vùng núi phía Bắc chiếm 48% tổng đàn dê cả nước, và chiếm 67% tổng đàn dê của miền Bắc.

Trước đây, việc phát triển nghành chăn nuôi dê chưa được quan tâm chú ý. Người dân chăn nuôi dê chủ yếu là theo phương thức quảng canh, tận dụng bãi chăn thả tự nhiên là chính, thiếu kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật. Hơn nữa, giống dê chủ yếu là giống dê Cỏ địa phương, giống dê này có khối lượng nhỏ con, năng suất thấp, chưa có hệ thống quản lý giống trong cả nước, đặc biệt là nghề chăn nuôi dê với quy mô trang trại lớn chưa được hình thành.

Từ năm 1993, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã quyết định giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê, đặc biệt là chăn nuôi dê sữa, dê kiêm dụng ở nước ta cho Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây. Và từ đây nghành chăn nuôi dê, đặc biệt là chăn nuôi dê sữa ở nước ta bắt đầu được khởi sắc. Năm 1994, trung tâm đã nhập nội 3 giống dê kiêm dụng sữa - thịt từ Ấn Độ đó là Beetal, Jumnapari, Barbari. Ba giống dê này đã được nuôi thích nghi và nhân giống để đưa vào chăn nuôi ở các nông hộ. Đến năm 2002, Trung tâm lại tiếp tục nhập 2 giống dê chuyên sữa từ Mỹ là Alpine, Saanen và giống dê siêu thịt là dê Boer, nhằm nuôi thuần và lai cải tạo với đàn dê địa phương để nâng cao năng suất của chúng. Sau nhiều năm nghiên cứu, kết quả cho thấy đàn con lai có năng suất cao hơn dê địa phương từ 20- 25% và đàn con lai của các giống dê này đã được phát triển nhân giống rộng khắp trong cả nước. Nhờ vậy mà ngành chăn nuôi dê đã đóng góp tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Theo báo cáo của Cục Chăn Nuôi, tổng đàn dê đến năm 2006 đạt 1.457.637 con, đạt tốc dộ tăng trưởng 16,06%, chủ yếu tập trung ở vùng Đông Bắc, Đông Nam Bộ và Bắc Bộ. Các tỉnh nhiều dê nhất là Hà Giang (141.730 con), Ninh Thuận (116.750 con), Nghệ An (96.290 con), Sơn La (92.122 con), Thanh Hoá (65.750 con)... chủ yếu là giống dê cỏ (nguồn Cục Chăn Nuôi, 2006).

Giống dê Beetal cũng đã được nghiên cứu về khả năng sản xuất qua 3 thế hệ (1,2,3) nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và tại các hộ gia đình (Nguyễn Kim Lin và CS, 2005)[17]. Kết quả cho thấy rằng, giống dê này có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng ở Trung tâm cũng như tại các nông hộ, tuổi đẻ lứa đầu là 552 - 574,7 ngày; khoảng cách lứa đẻ là 302,3 - 317,8 ngày; số con sơ sinh /lứa là 1,33 - 1,39 con; sản lượng sữa là 219 - 326,7 kg với chu kỳ cho sữa là 181 - 215,6 ngày.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Giống dê Beetal được nhập vào nước ta từ Ấn Độ tháng 6 năm 1994 ở thế hệ 5 và 6 (số lượng 140 con) và toàn bộ đàn dê hậu bị, dê con sinh ra từ đàn dê Beetal nói trên nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây. Tổng số dê được sử dụng trong nghiên cứu trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Số lượng dê ban đầu sử dụng trong nghiên cứu

ĐVT: con Loại dê Thế hệ 5 Thế hệ 6 Tổng số Đực sinh sản 5 5 10 Cái sinh sản 30 30 60 Đực hậu bị 10 10 20 Cái hậu bị 25 25 50 Tổng số 70 70 140

- Dê được nuôi theo quy trình kỹ thuật của Trung tâm, được quản lý và

theo dõi như sau:

- Dê con: Cân khối lượng sơ sinh, bấm số tai sau 1 tuần tuổi và theo dõi

sự sinh trưởng hàng tháng. Dê con được tách riêng cho bú sau khi vắt sữa, nhốt 6 - 8 con/ô chuồng đến khi được 3 tháng tuổi.

- Dê hậu bị: Nhốt 5-10 con/ô chuồng (3,6 - 5,4 m2 ).

-

Dê cái sinh sản, dê đực giống: Nhốt 1con/ô chuồng (1,8 m2)

* Vận động:

- Dê được nuôi tập trung ăn thức ăn hoàn toàn ở chuồng, được vận động 2 - 4 giờ/ngày ngoài sân vào buổi chiều hay sáng tuỳ theo thời tiết.

* Thức ăn:

Cả đàn dê sẽ được ăn thức ăn thô xanh theo khẩu phần chung (cỏ ghinê, cỏ ruzi, cỏ lông para , mía, lá mít, cây cao đạm...), cám hỗn hợp ăn theo khẩu phần của từng loại dê, sử dụng cám hốn hợp C40 của Công ty thức ăn gia súc Pro - conco, (Protein 15%, xơ 10%, Độ ẩm 13%).

Lượng VCK ăn vào của dê đực trưởng thành, dê hậu bị và dê cái sinh sản là 3,0 - 3,5 - 4,0% thể trọng/ ngày. Trong đó gồm:

1. Cỏ ghinê

2. Lá mít + lá cao đạm 3. Hỗn hợp cỏ khô 4. Cám hỗn hợp

Bảng 2.2: Khẩu phần thức ăn sử dụng cho đàn dê nuôi nghiên cứu

STT Loại thức ăn Tỷ lệ (%) Ghi chú

1 Cỏ ghinê, ruzi 35 Mùa đông thiếu cỏ được bổ sung

thêm mía, cỏ lông para

2 Lá mít + cây cao đạm 20 Cây cao đạm: keo dậu, đậu Sơn

Tây, cỏ stylô, lá sắn, chè khổng lồ

3 Hỗn hợp cỏ khô 15 Gồm 70% cỏ Ruzi + 30% ngọn lá

sắn khô

4 Cám hỗn hợp 30 Dê cái tiết sữa ăn khẩu phần riêng

0,4 kg cám/1lít sữa/ngày

- Dê đực giống: thức ăn thô xanh được ăn theo khẩu phần có bổ sung cám hỗn hợp 30% tổng VCK trong khẩu phần.

- Dê cái sinh sản: thức ăn thô xanh được ăn theo khẩu phần, tổng lượng VCK ăn vào bằng 4% thể trọng cơ thể, trong đó có 30% VCK là thức ăn tinh. Dê cái tiết sữa được điều chỉnh lượng thức ăn tinh hàng tuần theo sản lượng sữa/ngày với tiêu chuẩn ăn 0.4 kg cám hỗn hợp cho 1 lít sữa tiết ra/ngày.

- Dê hậu bị (từ 4 tháng đến khi phối giống): thức ăn thô xanh được ăn khẩu phần và được ăn thêm cám hỗn hợp. Tổng VCK thức ăn là 3,5% thể trọng/ngày, trong đó có 30% thức ăn tinh trong tổng VCK; Lượng thức ăn được tính lại 2 tuần/lần theo thể trọng của dê.

- Dê con được tập cho ăn thức ăn thô xanh lúc 15 ngày tuổi, tập ăn thức ăn tinh sau 1 tháng tuổi, cai sữa lúc 3 tháng tuổi; Lượng sữa cho dê con bú từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 3 là 600; 500; 400 ml/con/ngày.

Tất cả các loại thức ăn này được cho ăn tại chuồng.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03 năm 2005 đến tháng 12 năm 2008.

- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Hà Nội

2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Nội dung nghiên cứu

2.2.1.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm và khả năng sinh sản của dê Beetal

a. Đặc điểm phát dục của dê hậu bị

- Tuổi, khối lượng thành thục tính dục của dê đực, cái hậu bị.

- Tuổi, khối lượng dê cái lúc đẻ lứa đầu. b. Đặc điểm và khả năng sinh sản của dê đực

- Phẩm chất tinh dịch dê đực theo thế hệ

Tinh dịch dê được khai thác theo phương pháp cổ truyền là dùng âm đạo giả, sau đó kiểm tra đặc điểm và phẩm chất tinh dịch theo các chỉ tiêu sau:

- Màu sắc: Quan sát trực tiếp bằng mắt

- pH tinh dịch: Đo bằng giấy đo pH và máy đo pH - Lượng xuất tinh V (ml): Đo bằng ống đong chia ml

- Hoạt lực tinh trùng A (%): Tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng so với tổng số tinh trùng quan sát được qua kính hiển vi quang học.

- Nồng độ tinh trùng C (tỷ/ml): Số tinh trùng trong 1 ml tinh dịch - Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần lấy tinh VAC (tỷ)

- Tỷ lệ kỳ hình K (%): Tỷ lệ tinh trùng có hình dạng đặc biệt so với tổng số tinh trùng

+ Hiệu quả phối giống

Mỗi dê đực được phối thử 15 lần trên 15 dê cái (mỗi lần phối gồm 2 lần phối lặp: lần thứ nhất cách lần thứ hai từ 8 - 10 giờ).

Tổng số dê cái có chửa

Tỷ lệ thụ thai (%) = –––––––––––––––––––– x 100 Tổng số dê cái được phối

c. Một số chỉ tiêu đánh giá đặc điểm và khả năng sinh sản của dê cái

 Một số đặc điểm sinh sản của dê cái Beetal:

- Chu kỳ động dục (ngày)

- Thời gian động dục kéo dài (giờ)

- Thời gian mang thai (ngày)

- Thời gian động dục lại sau đẻ (ngày)

- Khoảng cách lứa đẻ (ngày)

 Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của dê cái Beetal

- Số con sơ sinh sống/lứa (con)

- Tỷ lệ đực/cái của dê con sơ sinh (%)

- Số con cai sữa/lứa (con)

- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%)

- Số lứa/cái/năm (lứa)

- Số con sinh ra/cái/năm (con)

- Số con cai sữa/cái/năm (con)

2.2.1.2. Một số chỉ tiêu về khả năng cho sữa của dê Beetal

a. Các chỉ tiêu năng suất sữa - Năng suất sữa (g/ngày)

- Năng suất sữa các tháng và cả chu kỳ (kg) - Thời gian cho sữa (ngày)

- Hệ số tiết sữa = NSS trung bình/P đầu chu kỳ (P sau khi đẻ) b. Thành phần dinh dưỡng của sữa dê

Phân tích tại phòng phân tích, Viện Chăn nuôi - Hà Nội - Tỷ lệ VCk (%)

- Protein tổng số (%) - Lipít tổng số (%) - Khoáng tổng số (%) c. Tiêu tốn thức ăn/kg sữa

- Tiêu tốn VCK/kg sữa = tổng VCK ăn vào/ tổng lượng sữa sản xuất ra. - Tiêu tốn Protein/kg sữa = tổng protein ăn vào/tổng lượng sữa sản xuất ra.

2.2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, cho thịt của dê Beetal

a. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của dê Beetal

- Kích thước một số chiều đo cơ thể: vòng ngực, cao vây, dài thân chéo

tại một số thời điểm: 3, 6, 9, 12, 24 tháng tuổi.

- Khối lượng của dê đực và dê cái ở các thời điểm: Sơ sinh, 3, 6, 9, 12,

15, 18, 21, 24 tháng tuổi.

- Sinh trưởng tuyệt đối (A) được tính theo công thức

W1 - W0

A = ––––––––– (gam/con/ngày) T1 - T0

Trong đó: Wo: Khối lượng, ở thời điểm T0

W1: Khối lượng, ở thời điểm T1

T1: Thời điểm kết thúc

b. Khả năng cho thịt của dê đực Beetal

* Khảo sát năng suất và phẩm chất thịt

Dê sẽ được mổ khảo sát vào thời điểm được 9 hoặc 10 tháng tuổi để đánh giá năng suất và chất lượng thịt.

Chọn những con dê đực trong khoảng 9 - 10 tháng tuổi có khối lượng trung bình đàn, số lượng 3 con/ thế hệ, sử dụng phương pháp mổ lột da, xác định các chỉ tiêu sau:

- P sống là khối lượng của con vật trước khi giết thịt (kg)

- P phủ tạng (kg)

- P tiết (kg)

- P đầu (kg)

- P 4 chân (kg)

- P lông da (kg)

- Tỷ lệ thịt xẻ (%) = [P giết thịt - (P tiết + P đầu, 4 chân + P lông da + P

phủ tạng)] x 100/P sống.

- Tỷ lệ thịt tinh (thịt lọc) (%) = (Tỉ lệ thịt xẻ - P xương) x 100/P sống

- Tỷ lệ xương (%) = (P xương lọc ra từ thịt xẻ) x 100/P sống.

* Thành phần dinh dưỡng thịt: Phân tích tại phòng phân tích, Viện

Chăn nuôi, Hà Nội - Tỷ lệ (%)VCK - Protein tổng số - Lipít tổng số - Khoáng tổng số

2.2.1.4. Một số bệnh thường gặp trong thời gian nghiên cứu

- Tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp ở dê Beetal qua các năm, các thế hệ - Tỷ lệ chết của một số bệnh thường gặp trên dê Beetal qua các năm, các thế hệ.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phương pháp bố trí theo dõi, thu thập số liệu

* Sử dụng một số phương pháp thông thường như:

Quan sát lập sổ và ghi chép hàng ngày, được sử dụng để theo dõi đánh giá các đặc điểm, khả năng sinh sản, sức chống chịu bệnh tật. Dê cái động dục được phối giống bằng dê đực nhảy trực tiếp, được lập sổ và theo dõi cá thể.

* Phương pháp cân, đo, đếm:

- Phương pháp cân được sử dụng để theo dõi khả năng sinh sản, sinh trưởng định kỳ hàng tháng vào buổi sáng tuần sinh trong tháng.

- Sản lượng sữa được theo dõi định kỳ 3 ngày liên tục/1 tuần bằng phương pháp tách con - vắt mẹ - cân con trước và sau khi bú mẹ (2 lần /ngày). - Dê mẹ được cạn sữa khi sản lượng sữa hàng ngày ≤ 30% sản lượng sữa tháng thứ nhất. Vào thời điểm cạn sữa dê mẹ không được ăn thức ăn tinh.

- Khối lượng dê mẹ được cân vào ngày thứ 5 - 8 sau khi đẻ.

- Tiêu tốn thức ăn/kg sữa: 10 dê cái sinh sản lứa đẻ thứ 2 - 3 sẽ được

theo dõi để xác định tiêu tốn thức ăn vào tuần thứ 4 - 8. Số lượng thức ăn cho ăn và thừa ra sẽ được theo dõi bằng cân lại hàng ngày để xác định lượng thức ăn ăn vào. Mẫu thức ăn được phân tích thành phần dinh dưỡng tại phòng Phân tích - Viện Chăn Nuôi, Hà Nội.

* Phương pháp mổ khảo sát: Được tiến hành theo phương pháp mổ khảo sát đại gia súc

- Dê đực được cân trọng lượng trước khi giết thịt.

- Cắt tiết xác định khối lượng máu (tiết).

- Lột da (cân khối lượng lông, da).

- Cắt đầu, 4 chân. (Đầu cắt tại vị trí xương át lát, chân cắt ở vị trí cổ

chân), cân xác định khối lượng đầu và chân.

- Lọc lấy thịt tinh ở 2 đùi trước, 2 đùi sau, thăn lưng và các phần còn lại. Cân khối lượng thịt tinh và khối lượng xương.

* Phương pháp so sánh được dùng để so sánh khả năng sản xuất của dê Beetal nuôi tại các thế hệ, các lứa đẻ... khác nhau.

* Phương pháp lấy mẫu phân tích ngẫu nhiên để lấy mẫu thức ăn, sữa. Thịt được lấy ở phần thịt thăn và thịt bắp để phân tích.

* Phương pháp xác định hàm lượng Nitơ tổng số để xác định hàm lượng Protein có trong thức ăn, thịt dê và sữa dê. (Theo T.C.V.N - 4328, 1986)[27].

* Phương pháp xác định độ ẩm để xác định hàm lượng vật chất khô có trong thức ăn, thịt dê và sữa dê (Theo T.C.V.N - 4326, 1986)[28].

* Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số để xác định hàm lượng khoáng tổng số có trong thức ăn (Theo T.C.V.N - 4327, 1986)[29].

2.2.2.2. Phương pháp sử lý số liệu

- Sử dụng phương pháp thống kê sinh vật học trên các phần mềm Excel, Minitab 14,... trên máy tính. Kết quả được so sánh, đối chiếu với kết quả nghiên cứu trên đàn dê Beetal nuôi tại Việt Nam, Ấn Độ và các giống dê nhiệt đới khác đang nuôi tại Việt Nam.

- Mô hình thống kê dùng trong phân tích số liệu:

Yij = µ + Ti + L j + ε ij

Trong đó: Yij : Năng suất cá thể thế hệ i, lứa đẻ j

µ: Năng suất trung bình toàn đàn

Ti: Ảnh hưởng của thế hệ thứ i (i = 5- 6)

L j : Ảnh hưởng của lứa đẻ thứ j (j = 1- 4; lứa 1,2,3 và 4)

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của dê beetal thế hệ thứ 5 và 6 nuôi tại trung tâm nghiên cứu dê và thỏ sơn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)