Nguyên nhân thực trạng:

Một phần của tài liệu Cải tiến hoạt động Marketing trong kinh doanh mặt hàng dệt may trên thị trường nội địa tại công ty sản xuất&XNK dệt may Vinateximex (Trang 41 - 43)

 Nguyên nhân tích cực: việc Việt Nam gia nhập WTO đã có tác động tích cực đến toàn ngành dệt may nói chung và công ty nói riêng .Do được gỡ bỏ hạn ngạch ở một số thị trường lớn như Mĩ nên công ty có thể khai thác tối đa năng lực xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế.Mặt khác,nhà nước cũng đang tích cực tăng cường các quan hệ ngoại giao giúp các ngành công nghiệp trong nước có nhiều cơ hội đặt quan hệ kinh tế với nhiều đối tác mới. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp chủ động

mở rộng, đa dạng hóa các thị trường, nhất là thị trường Nhật Bản. Tận dụng tối đa cơ hội để có thể ký kết hiệp định đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này. Hơn nữa nhà nước cũng mở rộng diện được quyền xuất khẩu trực tiếp nên thuế giảm ,trợ cấp xuất khẩu bị bãi bỏ,những hạn chế về ngoại hối cũng từ đó được nới lỏng. Nhiều thủ tục hành chính cũng được giảm bớt giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng và chủ động hơn trong việc kí kết các hợp đồng xuất khẩu với đối tác .Nhờ đó mà kim ngạch xuất khẩu qua từng năm đã có sự gia tăng đáng kể, giúp công ty đạt được những chỉ tiêu do Tập đoàn giao cho và có chỗ đứng ổn định và chắc chắn hơn trên thị trường xuất khẩu quốc tế. Đó là điều kiện thuận lợi gúp công ty có thể chú trọng hơn tới thị trường trong nước và đầu tư nhiều hơn cho thị trường trong nước nên trong thời gian qua công ty đã có nhiều thành công trong việc mở rộng thị trường trong nước cũng như có them được nhiều khách hàng mới ở thị trường trong nước.

 Nguyên nhân tiêu cực: Ngành dệt may Việt Nam hiện còn nặng tính gia công, trong khi sử dụng đông đảo lực lượng lao động, nên lợi nhuận trên mỗi thành phẩm rất thấp. Đòi hỏi bức xúc của ngành này là tổ chức quản lý quy trình công nghệ sản xuất một cách linh hoạt và hiệu quả để tăng năng suất lao động, mới có thể cạnh tranh được với các sản phẩm đến từ các quốc gia có thế mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ (năm 2005, năng suất của ngành dệt may Việt Nam được đánh giá bằng 70 % của Trung Quốc, Ấn Độ). Khả năng cạnh tranh của ngành này, vì thế phụ thuộc nhiều vào việc cải thiện năng suất .Ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn từ các quốc gia như Trung Quốc,Ấn Độ, Bănglades..khiến cho toàn ngành dệt may và bản thân công ty nói riêng phải bị hạn chế về số lượng khách hàng. Hơn nữa giá đầu vào tăng cao, đồng USD USD không ổn định ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của công ty vì phần lớn nguyên liệu đầu vào của công ty là từ nhập khẩu. Mặt khác,trong hoạt động mở rộng thị trường công ty chưa thực sự có sự chủ

động trong việc tìm kiếm khách hàng mới, phần lớn vẫn là khách hàng tự tìm đến và kí kết hợp đồng. Điều này làm hạn chế lượng đối tác đến đặt quan hệ kinh tế với công ty.Ngoài ra công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu đang ngày càng đa dạng của khách hàng chưa thực sự tốt. Vệc xây dựng những chiến lược xúc tiến nhằm đưa sản phẩm của công ty đến với thị trường thế giới vẫn chưa được đầu tư xác đáng. Bản thân công ty còn có nhiều bị động trong việc đưa chính sách ra cho từng chủng loại sản phẩm do sức ép từ khách hàng.

Một phần của tài liệu Cải tiến hoạt động Marketing trong kinh doanh mặt hàng dệt may trên thị trường nội địa tại công ty sản xuất&XNK dệt may Vinateximex (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w