- Vùng núi cao: Với các mô hình luân canh rừng – rẫy, chăn thả dưới tán rừng, canh
10. Một số loài cây trồng phổ biến trong nônglâm kết hợp 1 Các loài cây bản địa chủ yếu.
10.1. Các loài cây bản địa chủ yếu.
Gồm những loài cây có nguồn gốc tại chỗ hay vốn có từ lâu đời đã sinh trưởng phát triển phù hợp ở vùng sinh thái nhất định (vùng phân bố có những đặc điểm khí hậu đất đai chủ yếu khác với các vùng khác).
Vùng sinh thái nào thì có cây bản địa ở vùng sinh thái đó. Nước ta có nhiều vùng sinh thái và có thể coi cây bản địa ở nước ta là bao gồm các cây bản địa của các vùng sinh thái trong cả nước.
Tuy nhiên, một số loại cây có khả năng mọc và sinh trưởng được trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, còn gọi là cây có biên độ sinh thái rộng. Vì vậy, khi chọn loài cây trồng phải chọn cây bản địa nào có khả năng sinh trưởng phù hợp nhất với điều kiện khí hậu, đất đai nơi định gây trồng và mục đích kinh doanh.
Cây bản địa ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Chỉ tính riêng cây có khả năng gây trồng rừng và phát triển lâm nghiệp cũng được biết có khoảng gần 100 loài. Có thể chia thành 6 vùng sinh thái lớn. Trong mỗi vùng, tuỳ theo biến đổi cụ thể của một số đặc trưng chủ yếu về khí hậu, đất đai để chia thành các vùng nhỏ. Có thể chọn một số cây rừng cho chu kỳ duy trì, tiêu biểu cho từng vùng theo thứ tự từ thấp lên cao, từ Bắc vào Nam như sau:
. Vùng ngập mặn
Đất bùn lỏng: Mắm lưỡi đồng, mắm trắng Đất bùn chặt hay sét mềm: Đước, vẹt, dừa nước Đất sét chặt: Cóc, dà, giá, mắm đen
. Vùng cát ven biển
Gió lào: Mù u, Bời lời, Móc, Trâm bầu Khô hạn: Keo dậu, Me, Xương rồng
. Vùng thấp miền Bắc
Mùa hè thu: Lim, táu, giẻ
Mùa thu đông, khô kéo dài: Bản xe, gõ đỏ, dầu chai
. Vùng cao nguyên miền Trung
Rừng thường xanh: Cẩm lai, trám hang, giổi Rừng khộp: Cẩm liên, cà chắc, dầu trà beng
. Vùng núi cao
Miền Bắc: Pơmu, Thông đuôi nhựa, Tống quán sủ, Cáng lò Miền Nam: Thông ba lá, Dẻ, Du sam
10.2. Danh sách một số loài cây lâm nghiệp ưu tiên